Chính thức kích hoạt chiến dịch đưa nhân loại trở lại mặt trăng
Tên lửa SLS (Space Launch System – Hệ thống Phóng Không gian) cùng tàu vũ trụ Orion cập bến bệ phóng 39B tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy.

Tên lửa SLS (Space Launch System – Hệ thống Phóng Không gian) cùng tàu vũ trụ Orion cập bến bệ phóng 39B tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy vào ngày 17/8. SLS là tên lửa mạnh nhất từng được Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) chế tạo, lực đẩy mạnh hơn 15% so với tên lửa Saturn V dùng trong sứ mệnh Apollo cách đây nửa thế kỷ.

Tuy nhiên trong lần thử nghiệm này sẽ không có phi hành gia nào tham gia mà ba hình nộm thử nghiệm được gắn vào trong khoang phi hành đoàn của tàu vũ trụ Orion để đo độ rung, gia tốc và bức xạ, một trong những mối nguy hiểm lớn nhất đối với con người trong không gian sâu.

Orion dự kiến mất khoảng 2 tuần để đi đến quỹ đạo Mặt Trăng. Tiếp theo, khoang phi hành đoàn của tàu vũ trụ sẽ trở lại Trái Đất, rơi xuống Thái Bình Dương vào ngày 10/10. Không có phi hành đoàn, Orion sẽ được điều khiển từ Trái Đất thông qua Mission Control Center. Chuyến bay sẽ có các hình nộm, gắn một số thiết bị để đo đạc độ phơi nhiễm bức xạ. Trong ảnh là một bản thử nghiệm của Orion. Ảnh: NASA.

Lịch trình chuyến bay thử nghiệm.
Lịch trình chuyến bay thử nghiệm.

Và nếu chuyến bay thử nghiệm kéo dài 6 tuần này diễn ra suôn sẻ thì chắc chắn nhân loại sẽ bước chân lên mặt trăng một lần nữa trong vài năm tới.

Cụ thể chuyến bay tiếp theo vào năm 2014 của Artemis sẽ có sự tham gia của 4 phi hành gia để lên quỹ đạo Mặt Trăng.

Đến năm 2025, chuyến bay thứ 3 của Artemis sẽ đưa các phi hành gia lên bề mặt Mặt Trăng. Theo NASA, Mục tiêu của sứ mệnh là đưa người phụ nữ đầu tiên và người da màu đầu tiên lên Mặt Trăng. Thông qua dự án, NASA sẽ khám phá nhiều bề mặt Mặt Trăng và thiết lập sự hiện diện lâu dài đầu tiên tại nơi đây.

Artemis I được đặt lịch cất cánh vào 8h33 ngày 29/8 (giờ Mỹ), tức 19h33 cùng ngày (giờ Việt Nam) tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy của NASA ở Florida, Mỹ.