Quy hoạch giao thông Hà Nội: Cần điều chỉnh tăng kết nối với 8 tỉnh, thành phố lân cận

Tháng 7/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1259/QĐ - TTg phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch 1259).

Đây là quy hoạch lớn nhất có tính chất chi phối đối với mọi quy hoạch khác của Hà Nội, trong đó có cả Quy hoạch GTVT Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 519/QĐ - TTg năm 2016 (Quy hoạch 519).

Dù vậy, sau nhiều năm mở rộng địa giới hành chính, phát triển đô thị “nóng”, Quy hoạch 1259 đã bộc lộ nhiều bất cập cần được điều chỉnh. Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho biết, Quy hoạch 1259 sẽ được điều chỉnh lớn, hướng tới Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

“Giao thông phải đi trước mở đường. Quy hoạch GTVT Thủ đô phải được rà soát, làm rõ các bất cập trong kết nối nội vùng cũng như liên vùng; hay những vấn đề chưa được làm rõ trong Quy hoạch số 1259, kiến nghị Chính phủ điều chỉnh, tạo tiền đề cho sự phát triển giao thông và đô thị bền vững, hiệu quả”- Giám đốc sở GTVT Hà Nội nhìn nhận.

Cũng theo Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, khi cùng tư vấn rà soát Quy hoạch 519 đã nhận thấy hàng loạt vấn đề đặt ra.

Một số chỉ tiêu, hạng mục của Quy hoạch 519 cần nghiên cứu, xem xét lại về tính thực tiễn và sự phù hợp với hoàn cảnh mới, yêu cầu mới.

Như việc TP đã được duyệt chủ trương nâng công suất sân bay Nội Bài lên 100 triệu hành khách/năm; cùng với đó là xây dựng sân bay thứ hai- Vùng Thủ đô với công suất 30 triệu hành khách/năm.

Sân bay không chỉ phục vụ cho đô thị tại chỗ mà còn phục vụ cho cả vùng, bởi vậy phải tính toán, đầu tư mạng lưới giao thông kết nối thuận tiện nhất cho cả trong và ngoài Thủ đô.

Quy hoạch GTVT Hà Nội cần được điều chỉnh, bổ sung để tăng kết nối vùng
Quy hoạch GTVT Hà Nội cần được điều chỉnh, bổ sung để tăng kết nối vùng. Ảnh: Anninhthudo

Đại diện Sở GTVT Vĩnh Phúc cho hay, hiện nay, giao thông kết nối giữa Vĩnh Phúc với Thủ đô Hà Nội ngoài đường bộ, đường thủy thì còn đường sắt thông qua tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai hiện hữu khổ 1.000mm đang khai thác và tuyến đường sắt quy hoạch Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng dạng đường đôi, khổ đường 1.435mm, điện khí hóa.

Trong định hướng quy hoạch đường sắt đô thị nối với TP Hà Nội của tỉnh Vĩnh Phúc có tuyến số 1 chạy song song với đường sắt Hà Nội – Lào Cai, kết nối từ Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đến ga Vĩnh Yên, TP Vĩnh Yên, kéo dài sang TX Sơn Tây.

Tuyến số 2 chạy dọc theo đường trục Bắc - Nam nhằm kết nối từ Tam Đảo – Vĩnh Yên đến huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội.

Còn mạng lưới giao thông kết nối giữa Thủ đô Hà Nội với tỉnh Bắc Ninh, theo Biên bản ghi nhớ được ký kết giữa lãnh đạo 2 địa phương đã thống nhất, bổ sung quy hoạch đồng bộ hệ thống đường sắt đô thị theo các trục liên kết khu vực Ngọc Hồi - Yên Viên - Từ Sơn - Bắc Ninh;

Bổ sung quy hoạch tuyến đường sắt Bắc Ninh - Hồ - Hưng Yên – Hà Nội dọc trục QL38 để định hướng đầu tư trong tương lai.

Đồng thời, điều chỉnh quy hoạch để kết nối tuyến đường sắt Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long với 2 tuyến đường sắt đô thị hiện hữu (tuyến số 06 Nội Bài- Ngọc Hồi và tuyến số 02 Nam Thăng Long- Trần Hưng Đạo) để kết nối Bắc Ninh - Nội Bài với trung tâm TP Hà Nội;

Bổ sung quy hoạch hệ thống giao thông đường bộ nhằm kết nối Bắc Ninh với sân bay Gia Lâm...

Tổng giám đốc TEDI Phạm Hữu Sơn cũng nêu một số vấn đề cần xem xét cho tương lai của mạng lưới GTVT Thủ đô.

“Trước đây Hà Nội chỉ quy hoạch đến Vành đai 5. Nhưng với nhu cầu kết nối cao, tốc độ phát triển đô thị nhanh như hiện nay, đặc biệt là khi hình thành các TP trực thuộc, đô thị vệ tinh, Hà Nội sẽ cần phải nghiên cứu đến cả Vành đai 6” - ông Sơn nhận định.

Bên cạnh đó Quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị cũng còn nhiều khoảng trống. Nhiều trục đường trước đây không có quy hoạch đường sắt đô thị nhưng hiện đã trở thành trục chính, mật độ giao thông rất lớn. Ví dụ như đường Lê Văn Lương - Tố Hữu có thể kết nối thẳng đến Hòa Bình...

Có thể nghiên cứu bổ sung cho trục này một tuyến đường sắt đô thị và phải điều chỉnh từ Quy hoạch 519.

Bình Phước thu hồi đất của 3 doanh nghiệp vi phạm Luật Đất đai

UBND tỉnh Bình Phước vừa ban hành 3 quyết định thu hồi đất của 3 doanh nghiệp thực hiện dự án tại huyện Lộc Ninh, với lý do vi phạm pháp luật về đất đai.

Theo đó, UBND tỉnh Bình Phước ban hành quyết định thu hồi đất của Chi nhánh Công ty Vật liệu và Công nghệ tại tỉnh Bình Phước với diện tích hơn 26 ha, tọa lạc tại xã Lộc Hòa, huyện Lộc Ninh.

Lý do thu hồi đất do Chi nhánh Công ty Vật liệu và Công nghệ tại tỉnh Bình Phước được UBND tỉnh Bình Phước cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2002 để thực hiện dự án đầu tư, nhưng đến nay không đưa đất vào sử dụng.

Tương tự, UBND tỉnh Bình Phước vừa ban hành quyết định thu hồi đất của Công ty cổ phần Miền Đông Xanh với diện tích hơn 4,1 ha, tại xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh.

Lý do thu hồi đất, do Công ty cổ phần Miền Đông Xanh được UBND tỉnh giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư nhưng không triển khai thực hiện trong 12 tháng liền.

Quyết định thu hồi đất của Công ty TNHH đầu tư giáo dục Xuân Mỹ, với diện tích hơn 4.600 m2. Do doanh nghiệp này được UBND tỉnh Bình Phước cho thuê đất thực hiện dự án án đầu tư nhưng không triển khai thực hiện trong 12 tháng liền.

Theo UBND tỉnh Bình Phước, cả 3 doanh nghiệp bị thu hồi đất trên đã vi phạm điểm i, khoản 1, Điều 64 Luật Đất đai năm 2013. Do đó UBND tỉnh Bình Phước quyết định thu hồi đất tại 3 dự án trên giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Lộc Ninh quản lý theo quy định.

Trước đó, ngày 4/5/2023, UBND tỉnh Bình Phước cũng đã công khai danh sách 41 dự án, công trình chậm hoặc không đưa đất vào sử dụng (tính đến ngày 30/9/2022) với tổng diện tích hơn 410 ha. Trong đó, có 13 dự án bị kiến nghị thu hồi, 27 công trình, dự án kiến nghị cho gia hạn và 1 dự án kiến nghị phương án xử lý khác.

Điển hình một số dự án có diện tích đất lớn nhưng chậm, hoặc không đưa đất vào sử dụng như: Khu công nghiệp Tân Khai II tại xã Tân Khai, huyện Hớn Quản với diện tích 156 ha; cụm công nghiệp và khu đô thị thương mại-dịch vụ của Công ty Mỹ Lệ tại xã Long Hưng, huyện Phú Riềng, diện tích hơn 45 ha; Trường đại học Á Châu tại phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài với diện tích đất trên hơn 30 ha; Nhà máy chế biến tinh bột sắn của chi nhánh Công ty Vật liệu và Công nghệ, tại xã Lộc Hòa, huyện Lộc Ninh với diện tích hơn 27 ha; Nhà máy chế biến gỗ của Công ty cổ phần chế biến gỗ Thuận An, tại xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, diện tích gần 20 ha…

Bắc Giang: Sẽ có thêm gần 1.000 căn liền kề tại KĐT mới sân golf núi Nham Biền

Theo đó, ngày 28/6/2023, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định số 690/QĐ-UBND phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị mới sân golf núi Nham Biền tại xã Đồng Sơn, TP Bắc Giang và xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng.

Cụ thể, Dự án được phê duyệt thuộc địa bàn xã Tiền Phong huyện Yên Dũng và xã Đồng Sơn, TP Bắc Giang với quy mô sử dụng đất khoảng 134,01 ha; trong đó: khu vực phát triển du lịch thể thao – Sân Golf có diện tích 88,18 ha; khu vực phát triển đô thị có diện tích 45,83 ha.

Dự án sẽ được đầu tư đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật; hạ tầng xã hội; các công trình nhà ở; công trình thương mại dịch vụ; công trình thể thao trên toàn bộ khu đất thực hiện dự án với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 6.380,58 tỷ đồng; tiến độ thực hiện dự án là 72 tháng kể từ ngày lựa chọn nhà đầu tư.

Bắc Giang: Sẽ có thêm gần 1.000 căn liền kề tại KĐT mới sân golf núi Nham Biền. Ảnh minh họa
Bắc Giang sẽ có thêm gần 1.000 căn liền kề tại KĐT mới sân golf núi Nham Biền. Ảnh minh họa

Dự án sẽ góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế về cảnh quan, sinh thái trên núi Nham Biền; hình thành khu vui chơi giải trí cao cấp, đáp ứng các yêu cầu về dân cư, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và cảnh quan môi trường, đảm bảo phát triển bền vững; đảm bảo khai thác hiệu quả tiềm năng của quỹ đất đô thị của khu vực; giải quyết nhu cầu về chỗ ở đô thị.

Dự án này sẽ bao gồm công trình nhà ở: Nhà ở thấp tầng: Xây thô, hoàn thiện mặt tiền 979 căn tại các lô đất ở liền kề thuộc các phân lô từ B-LK-01 đến B-LK-103 với quy mô dự kiến tổng diện tích đất khoảng 88.810m2; chiều cao xây dựng 05 tầng.

Thứ hai là nhà ở xã hội: Đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên 02 lô đất ký hiệu B- NOXH-01, B-NOXH-02 với tổng diện tích đất 42.600m2 với quy mô cao 6 tầng (căn hộ ở); tổng diện tích xây dựng nhà ở khoảng 16.424m2.

Dự kiến dân số: 2.702 người.

Cùng với đó là các công trình về thương mại dịch vụ và giáo dục từ mầm non đến THCS.

Trong thời gian tới, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để tham mưu cho UBND tỉnh lựa chọn Nhà đầu tư thực hiện dự án đảm bảo đúng chủ trương đầu tư dự án được duyệt và các quy định của pháp luật.

Thịnh Đán Residence: Dự án khu đô thị tại Thái Nguyên

Thịnh Đán Residence có vị trí nằm tại Quốc lộ 3, phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Ngoài tuyến Quốc lộ 3, dự án còn nằm cạnh các tuyến đường lớn như Quang Trung, Bắc Sơn, Tố Hữu thuận tiện cho việc di chuyển đến các khu vực lân cận trong vùng.

Dự án Thịnh Đán Residence có tổng diện tích 5,56 ha, trong đó diện tích đất ở đô thị chiếm 2,44 ha; đất giao thông 2,23 ha; phần còn lại dành cho đất cây xanh và hạ tầng kỹ thuật.

Thịnh Đán Residence được thiết kế xây dựng với mô hình liền kề, cung cấp ra thị trường 168 lô. Mỗi sản phẩm có diện tích từ 75 - 110 m2, tầng cao xây dựng từ 2 – 5 tầng với mật độ xây dựng 80 – 90%.

Phối cảnh tiện ích tại dự án Thịnh Đán Residence
Phối cảnh tiện ích tại dự án Thịnh Đán Residence.

Tại dự án Thịnh Đán Residence, sở hữu hệ thống tiện ích nội khu bao gồm: Công viên cây xanh, nhà văn hóa, sân chơi thể thao, hồ nước, cùng hệ thống đường nội khu 15 m với vỉa hè rộng 4 m.

Bêm cạnh đó, từ dự án có thể tiếp cận được hệ thống tiện ích ngoại khu lân cận như: Cách UBND phường Thịnh Đán 150 m, cách bến xe Sam Sung 200 m, cách bệnh viện Y học cổ truyền, bệnh viện A 500 m, cách chợ 500 m, trong bán kính chưa đến 1km là các trường liên cấp từ tiểu học đến đại học Sư phạm Thái Nguyên, Y Thái Nguyên…

Chủ đầu tư dự án Thịnh Đán Residence Thái Nguyên là Công ty TNHH Việt Dũng được thành lập ngày 29/03/2002, đặt trụ sở tại số nhà 06, tổ dân phố Trung Tâm, thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên.

Theo tìm hiểu được biết, dự án Thịnh Đán Residence có tên pháp lý là khu dân cư số 9 phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên. Dự án được quy hoạch chi tiết tại quyết định số 2688/QĐ-UBND, tại quyết định số 1530/QĐ-UBND giao đất cho công ty TNHH Việt Dũng để xây dựng hạ tầng kỹ thuật.