Theo bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao, Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn Savills Hà Nội Đánh giá về triển vọng thị trường bất động sản Hà Nội trong thời gian tới cho rằng: "Trong năm 2024, 12 dự án mới và giai đoạn tiếp theo của 2 dự án sẽ cung cấp 12.300 căn. Đặc biệt, căn hộ hạng B vẫn sẽ chiếm phần lớn trong lượng cung mới, được Savills ước tính chiếm tới 87% thị phần. Đặc biệt, các dự án tại khu vực Nam Từ Liêm, Hà Đông và Đông Anh sẽ cung cấp 82% thị phần.

Đáng chú ý, các bộ luật sửa đổi được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phát triển. Từ năm 2025 trở đi, dự kiến sẽ có khoảng 84.400 căn hộ từ 101 dự án sẽ được mở bán, góp phần giải toả cơn khát nguồn cung nhà ở giá hợp lý.

Chuyên gia nói chung cư là 'tài sản' nhưng người dân vẫn nhất mực 'tiêu sản'

Cũng theo quan sát của Savills, tỉ lệ giao dịch cho nhu cầu để đầu tư và để ở hiện ngang nhau. Nguyên nhân bởi từ lâu nguồn cung mới đã hạn chế nên khi có một dự án tốt ra thị trường rất nhiều người đã chờ mua để ở hoặc đầu tư.

Bà Đỗ Thu Hằng cũng lý giải một số nguyên nhân dẫn đến lượng giao dịch và giá căn hộ tăng cao trong quý 1/2024. Theo đó, nguồn cầu bị dồn nén từ lâu. Đáng chú ý, một phần nguyên nhân cũng đến từ sự thay đổi quan niệm của người dân đối với căn hộ, coi đây là tài sản chứ không còn là tiêu sản. Đồng thời, nhiều kênh đầu tư khác chưa thực sự thuyết phục và đầu tư bất động sản vẫn là mối quan tâm lớn.

Theo bà Hằng, sản phẩm tại các tỉnh lân cận sẽ ngày càng đáp ứng nhu cầu nhà ở cũng như gia tăng sự cạnh tranh với thị trường Hà Nội hơn. Đặc biệt, khu vực Hưng Yên và Bắc Ninh dự kiến sẽ cung cấp khoảng 203.000 căn hộ trong giai đoạn từ năm 2024 - sau 2026. Theo đó, việc cải thiện cơ sở hạ tầng, mức giá phải chăng và tiện ích đa dạng là những yếu tố thành công then chốt trong việc thu hút người mua nhà.

Tuy nhiên, theo như người dân có nhu cầu ở thực cho rằng việc mua căn hộ làm tài sản là không thiết thực. Một số yếu tố về Hạ Tầng chưa đồng bộ, bất cập trong các dịch vụ thiết yếu sinh hoạt tăng cao so với mặt bằng chung hay chất lượng căn hộ được xây dựng không quá tốt so với mức giá bán... dẫn đến nhiều dự án chào bán giá "trên trời" không thể đáp ứng nhu cầu giao dịch.

Chuyên gia nói chung cư là tài sản nhưng người dân vẫn nhất mực 'tiêu sản'

Theo anh Hòa, cư dân tại một chung cư ở khu vực Tây Mỗ, Hà Nội chia sẻ: "Sau 4 năm mua căn hộ hơn 50m2 với giá 1,8 tỷ đồng ở đây tưởng như sẽ hưởng thụ thành phố "thông minh hiện đại" nhưng từ khi về ở tôi bắt đầu cảm thấy bất cập từ việc không có các dịch vụ ăn uống, cửa hàng mua sắm nghèo nàn hàng hóa hầu hết muốn sử dụng đều phải di chuyển từ khu đô thị ra khu chợ dân sinh cách đây gần 2km. Cùng đó tôi thấy việc ở cách xa khu vực nội thành di chuyển cho công việc khá bất tiện. Thêm vấn đề về hầm gửi xe quá tải mà không có chỗ để cư dân sử dụng, để ở ngoài thì không được sẽ vi phạm quy định và bị khóa bánh... Phần phí dịch vụ hằng năm của chung cư rất cao nhưng đổi lại chưa thấy tiện ích gì hơn. Khi tôi rao bán theo giá thị trường hơn 2,5 tỷ đồng gần như khách hàng chỉ hỏi giá, xem nhà và cũng không hồi đáp lại".

Cùng quan điểm chị Nguyệt tại Long Biên, Hà Nội cho rằng: "Năm gần đây chuyển công việc về trong nội thành, gia đình tôi mong muốn mua căn chung cư để tiệm cho con cái đi học, vợ chồng đi làm. Song, giá chung cư keo thang kéo theo cơn sốt giá ảo. Một căn chung cư cũ diện tích chỉ 40m2, tiềm ẩn nguy cơ nứt gãy, phòng cháy chữa cháy không đảm bảo vẫn được bán với giá trên 3 tỷ đồng. Gia đình tôi vẫn chấp nhận ở xa nội thành để giảm chi phí sinh hoạt thay vì đổi nhà. Theo như tôi nhận thấy dù giá tăng nhưng chung cư sau 50-70 năm xuống cấp để được xây mới khả năng kéo dài thêm vài chục năm. Trong khi đó việc mua bán phụ thuộc vào yếu tố pháp lý, mua bán không đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên. Đây là loại hình chỉ nên mua để ở không nên dồn vào coi đó là tài sản bền vững.

Có thể thấy nhiều chung cư tăng giá phi mã tại các quận huyện ở Hà Nội như: giá rao bán căn hộ chung cư tại dự án Royal City tăng 33%, The Pride 33%, Khu đô thị Mỹ Đình Sông Đà – Sudico tăng 32%, Vinhomes West Point tăng 28%, Chung cư Đại Thanh tăng 27%.

Các chung cư cũ cũng theo đà tăng dù đã xuống cấp có thể kể đến như: chung cư C4, D5 Giảng Võ, Chung cư Thành Công...

Chuyên gia nói chung cư là tài sản nhưng người dân vẫn nhất mực 'tiêu sản'

Mới đây, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng đề nghị UBND TP Hà Nội kiểm tra, rà soát hoạt động giao dịch kinh doanh bất động sản trên địa bàn, đặc biệt tại các dự án, khu chung cư có hiện tượng tăng giá bất thường, có biện pháp chấn chỉnh, xử lý các hành vi thổi giá, làm giá, đầu cơ và các hành vi vi phạm pháp luật kinh doanh bất động sản nếu có.

Theo Bộ Xây dựng, thời gian gần đây, báo chí có phản ánh tại một số khu vực, dự án, khu nhà chung cư có căn hộ tăng giá với mức bất thường, có hiện tượng thổi giá, làm giá, đầu cơ.

Bộ Xây dựng cũng đề nghị UBND TP Hà Nội có báo cáo gửi về bộ trước ngày 20/4.