Bộ Tài chính nói về vướng mắc dự án xây dựng Đại học Đà Nẵng

Bộ Tài chính cho hay, theo báo cáo của Bộ KH-ĐT, trong giai đoạn 2021-2025 sẽ tiến hành giải phóng mặt bằng đối với 170,77ha đất quy hoạch tại Quảng Nam.

Như vậy, tổng diện tích đất thuộc khu quy hoạch Đại học (ĐH) Đà Nẵng chưa giải tỏa chiếm khoảng 65% diện tích của toàn dự án. Phần lớn diện tích chưa giải tỏa nằm ở Quảng Nam (170,77ha trong số 193,9ha). Đây có thể xem như vướng mắc lớn nhất trong việc triển khai dự án.

Ngoài ra, theo luật Đất đai năm 2013, “việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng khu tái định cư”. Tuy nhiên, UBND tỉnh Quảng Nam chưa đề xuất phương án bố trí đất và xây dựng các khu tái định cư để ổn định đời sống nhân dân thuộc diện di dời.

Do vậy, "dù nguồn vốn bổ sung để bồi thường, giải phóng mặt bằng đã được bố trí nhưng việc Quảng Nam chưa có phương án tái định cư sẽ gây trở ngại cho việc thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng đến khả năng giải ngân theo kế hoạch", Bộ Tài chính nêu.

Từ tình hình trên, Bộ Tài chính đề nghị Bộ GD-ĐT phối hợp với Bộ KH-ĐT, UBND Quảng Nam xây dựng cụ thể phương án xử lý các vướng mắc, xác định lộ trình bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư.

Trên cơ sở đó mới đề xuất bổ sung từ nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để thực hiện (trường hợp có chủ trương được sử dụng từ nguồn này).

Về đề xuất tổng hợp, cân đối nguồn vốn thực hiện dự án từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương hàng năm, Bộ Tài chính sẽ báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.

Tuy nhiên, do dự án mới đang trong giai đoạn báo cáo Thủ tướng xem xét, giải quyết các tồn tại, vướng mắc, đặc biệt là công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng nên đề xuất bố trí bổ sung vốn cho dự án từ nguồn tăng thu cần thực hiện theo đúng quy định của luật Ngân sách nhà nước, nghị quyết số 23/2021/QH15.

Dự án đầu tư xây dựng ĐH Đà Nẵng tại Hòa Quý - Điện Ngọc. Ảnh: udn.vn
Dự án đầu tư xây dựng ĐH Đà Nẵng tại Hòa Quý - Điện Ngọc. Ảnh: udn.vn

Về đề xuất chủ trì hướng dẫn sử dụng tài sản công của đơn vị sự nghiệp công lập được hình thành từ các nguồn vốn khác nhau để làm tài sản bảo đảm cho khoản vay lại, để thực hiện tiểu dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật và các công trình cấp thiết cho dự án này, Bộ Tài chính thông tin:

Theo quy định của luật Đất đai năm 2013, đơn vị sự nghiệp công không được thế chấp quyền sử dụng đất do Nhà nước giao, diện không thu tiền sử dụng, Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm. Cùng với đó, không có quy định thế chấp tài sản gắn liền với đất mà đất đó được giao không thu tiền sử dụng đất.

Vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị ĐH Đà Nẵng rà soát lại hình thức sử dụng đất hiện tại để đảm bảo thực hiện đúng quy định.

Bên cạnh đó, theo luật Quản lý sử dụng tài sản công, đơn vị sự nghiệp công lập không được sử dụng tài sản công được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước để thế chấp.

Theo các quy định hiện hành, các đơn vị sự nghiệp đang áp dụng hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng hoặc thuê đất và được miễn tiền thuê đất thì không được quyền thế chấp tài sản gắn liền với đất để tránh rủi ro phát sinh khi xử lý tài sản thế chấp.

Do ĐH Đà Nẵng chưa có phương án bảo đảm khoản vay bằng tài sản phù hợp với quy định của pháp luật nên Bộ Tài chính đang tổng hợp ý kiến của các đơn vị liên quan, sẽ trình Thủ tướng và Chính phủ quyết định.

Công ty Bách Đạt An liên tục thất hứa việc trả tiền bồi thường giải phóng mặt bằng

Trước sự chây ì, chậm trễ trong việc chuyển kinh phí để chi trả bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) thực hiện các dự án do Công ty Cổ phần Bách Đạt An (viết tắt: Cty Bách Đạt An) làm chủ đầu tư tại Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc (TX Điện Bàn, Quảng Nam), ngày 13/12, UBND tỉnh Quảng Nam có văn bản gửi Công an tỉnh cùng một số Sở, ngành liên quan. Trong đó nhấn mạnh, trường hợp cần thiết, Công an tỉnh tổ chức điều tra, xử lý các vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện các dự án trên.

Liên quan đến vụ việc trên, ngày 9/12, UBND TX Điện Bàn có báo cáo gửi UBND tỉnh Quảng Nam về việc Cty Bách Đạt An chậm chuyển tiền chi trả bồi thường, hỗ trợ, GPMB thực hiện dự án Khu đô thị số 7B mở rộng và dự án Khu đô thị Hera Complex Riverside tại Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc.

Liên quan đến phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB các dự án Khu đô thị số 7B mở rộng, Khu đô thị Hera Complex Riverside đã được phê duyệt, UBND TX Điện Bàn đã yêu cầu Cty Bách Đạt An rà soát, đánh giá lại nguồn lực tài chính hiện có của công ty để chuyển nguồn kinh phí cho Trung tâm Phát triển quỹ đất thực hiện chi trả cho các hộ dân bị ảnh hưởng theo các phương án bồi thường, GPMB đã được duyệt. Đồng thời, xây dựng, báo cáo UBND thị xã về kế hoạch chuyển nguồn kinh phí cho Trung tâm Phát triển quỹ đất (thời gian, số tiền...).

Được biết, Cty Bách Đạt An đã xây dựng kế hoạch chuyển tiền cho 4 dự án trên và thời gian chuyển tiền đợt 1 cho dự án Khu đô thị số 7B mở rộng, Khu đô thị Hera Complex Riverside là ngày 5/12/2022. Nhưng đến hẹn, công ty này đã không thực hiện việc chuyển tiền như kế hoạch, gây ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng các dự án. Đến ngày 6/12/2022, Cty Bách Đạt An tiếp tục có văn bản xin gia hạn thời gian chuyển tiền cho Trung tâm Phát triển quỹ đất thị xã, bắt đầu chuyển tiền vào ngày 15/12/2022 và được UBND thị xã Điện Bàn thống nhất cho gia hạn thời gian chuyển tiền đến ngày 8/12/2022. Tuy nhiên, đến nay đã quá hạn nhưng Cty Bách Đạt An vẫn không thực hiện việc chuyển tiền mặc dù UBND thị xã đã nhiều lần đôn đốc.

Dự án Khu đô thị Hera Complex Riverside do Cty Bách Đạt An làm chủ đầu tư được nêu trong báo cáo.
Dự án Khu đô thị Hera Complex Riverside do Cty Bách Đạt An làm chủ đầu tư được nêu trong báo cáo.

Trước tình hình trên, ngày 13/12, ông Nguyễn Hồng Quang- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam ký Công văn số 8382/UBND-KTN gửi Công an tỉnh cùng một số Sở, ngành, đơn vị liên quan và Cty Bách Đạt An. Theo đó, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Công ty Bách Đạt An khẩn trương, chuyển ngay kinh phí cho UBND TX Điện Bàn để thực hiện chi trả cho các hộ dân bị ảnh hưởng của các dự án theo các phương án đã được phê duyệt; trong đó, hoàn thành việc chuyển nguồn kinh phí đợt 1 để thanh toán cho các phương án bồi thường, GPMB của các dự án Khu đô thị số 7B mở rộng và Khu đô thị Hera Complex Riverside trước ngày 15/12/2022.

Trường hợp đến hết ngày 15/12/2022, Công ty Bách Đạt An vẫn chưa chuyển nguồn kinh phí, UBND thị xã Điện Bàn phối hợp với Công an tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, các Sở, ngành liên quan làm việc với Công ty Bách Đạt An, Công ty Cổ phần Đầu tư Hoàng Nhất Nam để bàn biện pháp cưỡng chế thi hành; báo cáo UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo. UBND tỉnh Quảng Nam cũng giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Cục Thi hành án dân sự tỉnh, UBND thị xã Điện Bàn, các Sở, ngành, đơn vị liên quan làm việc, yêu cầu Cty Bách Đạt An, Cty Cổ phần Đầu tư Hoàng Nhất Nam cam kết thực hiện theo đúng các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh tại Thông báo số 432/TB-UBND ngày 21/11/2022; trường hợp cần thiết, tổ chức điều tra, xử lý các vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện các dự án (nếu có).

Bên cạnh đó, Sở Xây dựng, Sở TN&MT, Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, Thanh tra tỉnh, UBND TX Điện Bàn theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức kiểm tra, đôn đốc, yêu cầu Cty Bách Đạt An khẩn trương chuyển kinh phí cho UBND TX Điện Bàn để chi trả bồi thường, GPMB và triển khai thi công hoàn thành các dự án đảm bảo tiến độ, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính đối với Nhà nước theo quy định; đồng thời, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo xử lý trong trường hợp Cty Bách Đạt An cố tình chây ì, không chấp hành theo các chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Nam.

Liên danh nhà thầu thi công Dự án bến cảng Liên Chiểu cam kết gì sau khi nhận thầu

Liên danh nhà thầu Công ty cổ phần Tư vấn và Xây dựng Phú Xuân - Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô - Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn - Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng DACINCO - Công ty cổ phần Xây dựng Xuân Quang đã trúng gói thầu thi công Dự án Đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu - Phần cơ sở hạ tầng dùng chung.

Theo ông Lê Thành Hưng, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên TP. Đà Nẵng, thời gian thực hiện hợp đồng là 1.380 ngày (gồm 1.080 ngày thực hiện và 300 ngày hoàn thành các thủ tục pháp lý liên quan đến hợp đồng).

Phát biểu tại Lễ khởi công Dự án Đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu - Phần cơ sở hạ tầng dùng chung vào ngày 14/12/2022, đại diện liên danh nhà thầu - ông Nguyễn Phú Xuân, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tư vấn và Xây dựng Phú Xuân cho rằng, Dự án Đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu - Phần cơ sở hạ tầng dùng chung có ý nghĩa rất quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng. Và trong tương lai, bến cảng Liên Chiểu là bến cảng nước sâu lớn nhất khu vực miền Trung.

“Dự án khi hoàn thành sẽ đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm trung chuyển hàng hải lớn nhất khu vực miền Trung. Chính vì vậy, liên danh nhà thầu chúng tôi sẽ thực hiện nhiệm vụ được giao với tinh thần, trách nhiệm cao nhất”, ông Xuân nói.

Để hoàn thành cam kết đối với gói thầu này, ông Xuân mong muốn, liên danh nhà thầu cần sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các bộ, ban, ngành Trung ương; cần sự giúp đỡ của Thành ủy, UBND TP. Đà Nẵng cùng các sở, ban, ngành của thành phố, cùng sự phối hợp chặt chẽ của Ban Quản lý dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên TP. Đà Nẵng, nhà thầu tư vấn và các cơ quan có liên quan.

Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu TP. Đà Nẵng, các nhà thầu phải xem Dự án cảng Liên Chiểu là công trình gương mẫu, không thất thoát, không tham nhũng, đúng tiến độ đưa vào sử dụng năm 2025, theo như cam kết của liên danh nhà thầu thi công; ứng dụng các công nghệ hiện đại, tự động hóa, hướng đến xây dựng “cảng xanh” theo xu hướng thế giới, giảm chi phí sử dụng hạ tầng cảng biển và logistics nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp, nâng cao tính cạnh tranh, đào tạo nguồn nhân lực cảng biển và logistics tương xứng.

“Cảng Liên Chiểu là dự án lớn, ngoài quy mô, tổng mức đầu tư, còn liên quan 4.324 hộ dân, nên cần làm nhanh, làm sớm, làm chất lượng để người dân ổn định cuộc sống. Tôi tin tưởng rằng, Dự án hoàn thành sẽ là xung lực cần thiết tạo đột phá cho kinh tế của Đà Nẵng cũng như mang lại cuộc sống và cơ hội việc làm tốt hơn, nhiều hơn cho nhân dân”, Chủ tịch Nước phát biểu chỉ đạo.

Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu TP. Đà Nẵng, các nhà thầu phải xem Dự án cảng Liên Chiểu là công trình gương mẫu, không thất thoát, không tham nhũng, đúng tiến độ đưa vào sử dụng năm 2025, theo như cam kết của liên danh nhà thầu thi công; ứng dụng các công nghệ hiện đại, tự động hóa, hướng đến xây dựng “cảng xanh” theo xu hướng thế giới, giảm chi phí sử dụng hạ tầng cảng biển và logistics nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp, nâng cao tính cạnh tranh, đào tạo nguồn nhân lực cảng biển và logistics tương xứng.

“Cảng Liên Chiểu là dự án lớn, ngoài quy mô, tổng mức đầu tư, còn liên quan 4.324 hộ dân, nên cần làm nhanh, làm sớm, làm chất lượng để người dân ổn định cuộc sống. Tôi tin tưởng rằng, Dự án hoàn thành sẽ là xung lực cần thiết tạo đột phá cho kinh tế của Đà Nẵng cũng như mang lại cuộc sống và cơ hội việc làm tốt hơn, nhiều hơn cho nhân dân”, Chủ tịch Nước phát biểu chỉ đạo.

Theo Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh, việc đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu của Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; đồng thời cũng là mục tiêu xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và Đông Nam Á, là trung tâm logistics, là thành phố cảng biển theo Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị.

Trong đó, Dự án đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu - Phần cơ sở hạ tầng dùng chung được khởi công ngày 14/12/2022 là tiền đề thu hút các nguồn lực khác đầu tư, phát triển các bến trong giai đoạn tới theo quy hoạch, giảm tải cho khu bến Tiên Sa, Sơn Trà, tăng cường kết nối vùng và liên vùng, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng và trong khu vực; phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ thúc đẩy phát triển kinh tế biển, cảng biển theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Ông Chinh đề nghị Ban Quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên TP. Đà Nẵng (đơn vị được giao làm chủ đầu tư) tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, tổ chức quản lý, điều hành Dự án đảm bảo chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật; cùng với các nhà thầu thực hiện nghiêm túc những nội dung các bên đã cam kết tại buổi lễ hôm nay và theo hợp đồng đã được ký kết; tăng cường ứng dụng công nghệ, các giải pháp kỹ thuật hiện đại, cải tiến phương thức thi công, đẩy nhanh tiến độ triển khai đồng thời bảo đảm an toàn lao động, tuân thủ các giải pháp bảo vệ môi trường, phấn đấu hoàn thành các hạng mục sớm hơn tiến độ đề ra, đảm bảo chất lượng công trình.

Tổ hợp biệt thự khoáng nóng Sun Onsen Village – Limited Edition Quảng Ninh

Sun Onsen Village toạ lạc tại phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Dự án nằm cách TP.Hạ Long khoảng 10km và cách trung tâm TP.Cẩm Phả khoảng 15km về phía Tây.

Sun Onsen Village được quy hoạch trên tổng diện tích 9,06 ha, với 2 phân khu là Yoko Villas và Yama Villas, với tổng số 180 căn biệt thự (gồm tứ lập, song lập, đơn lập) được thiết kế hài hòa giữa kiến trúc đương đại lẫn truyền thống theo phong cách Nhật Bản kết hợp dòng chảy khoáng nóng. Bao gồm:

124 căn biệt thự tứ lập có diện tích từ 120 – 240 m2, được thiết kế cao 2 tầng, gồm các tiện ích: bể ngâm nóng, phòng xông nóng, lạnh.

46 căn biệt thự song lập có diện tích từ 210 – 430 m2, gồm tiện ích: bể ngâm nóng, bể ngâm lạnh, phòng xông nóng;

10 căn biệt thự đơn lập có diện tích từ 250 – 1.280 m2, gồm tiện ích: bể ngâm nóng, bể ngâm lạnh, phòng xông nóng, phòng xông lạnh, phòng masage, bể khoáng tại phòng master.

Tiện ích nội khu dự án biệt thự Sun Onsen Village bao gồm: Vườn cảnh quan, đường dạo bộ, không gian thiền, chòi nghỉ, club-house,…

Tổ hợp biệt thự khoáng nóng Sun Onsen Village – Limited Edition Quảng Ninh
Tổ hợp biệt thự khoáng nóng Sun Onsen Village – Limited Edition Quảng Ninh

Ngoài ra, cư dân dự án còn được thừa hưởng khu suối khoáng nóng Yoko Onsen Quang Hanh đã được đi vào vận hành.

Từ dự án thuận tiện kết nối với các địa điểm, cụ thể như cách TP Hạ Long khoản 18km tương đương 30 phút lái xe, di chuyển đến trung tâm Cẩm Phả 40 phút di chuyển, cách sân bay Vân Đồn khoản 1h phút lái xe.

Sun Onsen Village do Công ty TNHH Mặt Trời Cẩm Phả làm chủ đầu tư. Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt Trời (Sun Group) là đơn vị phát triển, Sol E&C là đơn vị thi công dự án.

Công ty TNHH Mặt Trời Cẩm Phả được thành lập vào ngày 16/3/2018, có trụ sở đặt tại TP.Cẩm Phả (Quảng Ninh). Tính đến tháng 1/2019, doanh nghiệp có vốn điều lệ 525 tỉ đồng do CTCP Dịch vụ Cáp treo Bà Nà góp 64%, Công ty TNHH Mặt trời Phú Quốc góp 30,9% và Nguyễn Chí Thành góp 5%.

Được biết, Sun Onsen Village là phân khu biệt thự nằm trong giai đoạn 1 có diện tích 43,6 ha thuộc Khu nghỉ dưỡng suối khoáng nóng cao cấp Quang Hanh (tên thương mại là Yoko Onsen Quang Hanh).

Giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư 1.500 tỉ đồng, được khởi công từ tháng 7/2018 đến nay đã đi vào hoạt động phân khu suối khoáng nóng vào tháng 5/2020.

Theo chủ trương của tỉnh Quảng Ninh, dự án Khu nghỉ dưỡng khoáng nóng cao cấp Quang Hanh do Công ty TNHH Mặt Trời Cẩm Phả làm chủ đầu tư gồm ba khu, trong đó khu 1 là khu du lịch khoáng nóng cao cấp phục vụ người dân, khu 2 là khu nghỉ dưỡng khoáng nóng cao cấp giáp Vịnh Hạ Long có diện tích 536ha và còn lại là khai thác bảo tồn cảnh quan 150ha. Tổng vốn đầu tư cả hai giai đoạn 3.500 tỉ đồng.

Ngày 23/1 vừa qua, Sun Property Group (thành viên của Sun Group) đã cho ra mắt phân khu Yoko Villas, phân khu đầu tiên của dự án Sun Onsen Village – Limited Edition với tổng số 130 căn biệt thự (tứ lập: 86 căn, song lập: 40 căn, đơn lập: 4 căn).

Giá bán biệt thự được tham khảo trên thị trường của dự án Sun Onsen Village - Limited Edition từ 17,8 tỉ đồng/căn.