Cụ thể, đồng Yên đã giảm xuống mức thấp nhất trong 7 tháng so với đồng USD, vượt qua ngưỡng 143 yen/USD. Đồng nội tệ của Nhật Bản cũng rơi xuống mức thấp nhất trong 15 năm so với đồng euro, đứng ở mức khoảng 155 yen đổi 1 euro.

Vốn được coi là "một nơi trú ẩn an toàn", việc đồng yen giảm gây ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí nhập khẩu, giáng một đòn mạnh vào người tiêu dùng.

Nguyên nhân được cho là do sự đối lập về chính sách tiền tệ giữa Ngân hàng trung gương Nhật Bản (BoJ) và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Trong khi Nhật Bản tiếp tục triển khai chính sách nởi lỏng tiền tệ thì Mỹ lại mạnh tay thắt chặt chính sách để đối phó với lạm phát.

Khi được hỏi về khả năng can thiệp vào thị trường tiền tệ, ông Kanda nhấn mạnh ông sẽ không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào.

Các nhà đầu tư đã bán đồng Yên sau khi BoJ quyết định giữ lãi suất cực thấp vào ngày 16/6 và tuyên bố sẽ duy trì các biện pháp kích thích, trái ngược với việc các ngân hàng trung ương khác thắt chặt chính sách tiền tệ để làm dịu lạm phát.

Đồng yen đã giảm xuống mức thấp nhất trong 7 tháng so với đồng USD. Ảnh: GettyImages
Đồng Yên đã giảm xuống mức thấp nhất trong 7 tháng so với đồng USD. Ảnh: GettyImages

Vào giữa tháng 6/2023, tỷ giá giữa đồng Yên Nhật với đồng Euro đã rơi xuống mức thấp nhất trong 15 năm trở lại đây, còn 155,2 Yên đổi 1 EUR. Tuần này cũng là tuần giảm giá mạnh nhất của đồng Yên so với đồng EUR trong vòng 3 năm qua.

Nguyên nhân chủ yếu do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) vừa quyết định tiếp tục giữ nguyên lãi suất ngắn hạn ở mức âm 0,1% và trần lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm ở mức 0%, theo đuổi chính sách tiền tệ siêu nới lỏng bất chấp lạm phát cao hơn dự kiến. Động thái này nhằm hỗ trợ sự phục hồi kinh tế mong manh của Nhật Bản trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu đối mặt nhiều thách thức. BoJ nhấn mạnh cam kết duy trì kích thích lớn để đảm bảo Nhật Bản đạt được mục tiêu lạm hát 2% một cách bền vững.

Thông báo của BoJ nêu rõ: "Khi các nền kinh tế cùng thị trường tài chính trong và ngoài nước còn đối mặt với nhiều bất ổn, chúng tôi (BoJ) sẽ kiên nhẫn tiếp tục chính sách tiền tệ hiện nay, nhưng vẫn đảm bảo linh hoạt trước các diễn biến về vĩ mô, giá cả và tình hình tài chính".

Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng vừa quyết định nâng lãi suất cơ bản tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) thêm 0,25 điểm phần trăm, lên mức 3,5% - mức cao nhất trong vòng 22 năm trở lại đây. Đồng thời, ECB phát tín hiệu cho thấy cơ quan này sẵn sàng tiếp tục tăng lãi suất trong tháng 7 tới đây trừ khi có “sự thay đổi lớn” trong các số liệu kinh tế.

Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết ECB “vẫn còn chặng đường dài phải đi” trong việc kiềm chế lạm phát tại châu Âu. ECB cho rằng tiền lương tăng có nguy cơ dẫn đến giá cả cao hơn, và lặp lại cảnh báo rằng ​​​​lạm phát có thể sẽ “duy trì ở mức quá cao trong thời gian dài”, thậm chí đến năm 2025 cũng chưa giảm về mục tiêu 2%.

Đường lối chính sách tiền tệ ngược nhau giữa hai ngân hàng trung ương đã khiến đồng Yên rớt giá mạnh trước đồng EUR. Chuyên gia thị trường tiền tệ Carol Kong thuộc tập đoàn ngân hàng Commonwealth Bank of Australia nhận định: “Sự giảm giá mạnh của đồng Yên chủ yếu phản ánh kỳ vọng của thị trường rằng BoJ sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách tiền tệ siêu nới lỏng trong thời gian tới”.