Lỗ sau thuế gần 21 tỷ đồng cao gần gấp 6 lần cùng kỳ năm 2023

Mới đây, Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội - Habeco (HoSE: mã chứng khoán BHN) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024, ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.308 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, sau khi khấu trừ chi phí và thuế, Habeco lại lỗ sau thuế gần 21 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 3,7 tỷ đồng, cao gần gấp 6 lần cùng kỳ năm 2023.

Bia Hà Nội lãi gộp trăm tỷ nhưng báo lỗ sau thuế gần 21 tỷ đồng, nhận quyết định xử phạt về thuế gần 20 tỷ đồng

Lý giải nguyên nhân khiến kết quả kinh doanh đi lùi, ban lãnh đạo Habeco cho biết việc mặt bằng lãi suất huy động giảm làm doanh thu hoạt động tài chính giảm 16% trong quý vừa qua. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư cho công tác thị trường cũng ảnh hưởng đáng kể tới các loại chi phí. Trên thực tế, quý I hàng năm luôn là giai đoạn thấp điểm trong hoạt động kinh doanh của Habeco.

Cũng trong quý I/2024, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của Habeco tăng lần lượt 13% và 8%. Riêng chi phí bán hàng leo lên mức hơn 230 tỷ đồng với khoản "nặng gánh" nhất là chi phí quảng cáo, khuyến mãi, hỗ trợ chiếm 104 tỷ đồng, tăng tới 40%.

Xu hướng chung các hãng bia đều chi "mạnh tay" cho việc quảng cáo, khuyến mãi trong bối cảnh người dân thắt chặt chi tiêu do kinh tế khó khăn và việc thực thi nghị định 100 còn nghiêm ngặt…

Ngoài ra, theo lãnh đạo Habeco, việc dừng hoạt động đối với các cơ sở karaoke chưa đạt tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy cũng tác động không nhỏ đến hoạt động tiêu thụ của ngành.

Để giành thị phần, các hãng đều đang tích cực thực hiện nhiều hoạt động truyền thông, các chương trình khuyến mãi với giá trị cao, giải thưởng lớn hấp dẫn người dùng… tạo nên sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt, theo lãnh đạo Habeco.

Trong kỳ, BHN ghi nhận chi phí bán hàng tăng 13%, từ 204 tỷ lên hơn 230 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 7 tỷ lên 92 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm chỉ còn gần 38 tỷ đồng. Tuy nhiên công ty đang có tiền gửi tại ngân hàng khoảng 3.464 tỷ đồng.

Bia Hà Nội lãi gộp trăm tỷ nhưng báo lỗ sau thuế gần 21 tỷ đồng, nhận quyết định xử phạt về thuế gần 20 tỷ đồng

Đặt mục tiêu doanh thu tiêu thụ sản phẩm chính là 6.543,3 tỷ đồng

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, cổ đông công ty đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2024 với doanh thu tiêu thụ sản phẩm chính là 6.543,3 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 248,7 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 202 tỷ đồng; trả cổ tức năm 2024 tỷ lệ 7,5%.

Bên cạnh đó, BHN báo cáo về tình hình thực hiện thoái vốn tại CTCP Rượu và Nước giải khát Hà Nội và thoái vốn đầu tư ngoài ngành. BHN cho biết trước kết quả kinh doanh thua lỗ, tình hình tài chính của Halico tiềm ẩn rủi ro cao, từ năm 2018, BHN đã tiến hành các công việc cần thiết để thoái toàn bộ vốn cổ phần tại Halico. Chủ trương thoái vốn của BHN tại Halico đã được Bộ Công Thương chấp thuận.

BHN đã xây dựng các phương thức thoái vốn, tuy nhiên các phương thức đều đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc do kết quả kinh doanh thua lỗ, Halico không đáp ứng được các điều kiện về chào bán theo phương thức đấu giá công khai theo quy định tại Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Đối với phương án chuyển nhượng vốn thông qua giao dịch trên hệ thống của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội theo phương thức khóp lệnh hoặc thỏa thuận hiện nay không khả thi do giá cổ phiếu của Halico theo kết quả định giá đang nằm ngoài biên độ giá giao dịch cổ phiếu trên thị trường và tính thanh khoản ờ mức rất thấp do không có giao dịch.

Theo BHN trước những khó khăn nêu trên, để chủ động xin chủ trương thực hiện, trong quá trình xây dựng phương án thoái vốn, BHN đã thực hiện báo cáo xin ý kiến chi đạo, hưóng dẫn của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

Trong năm 2023, BHN đã tiếp tục phối họp với đơn vị tư vấn xây dựng phương án thoái vốn, cập nhật tiến độ cũng như các vướng mắc khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện để báo cáo với Bộ Công Thương; Tiếp tục đề xuất Bộ Công Thương xem xét báo cáo Chính phủ cho phép BHN được áp dụng phương thức bán đấu giá cổ phiếu Halico tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hà Nội ngay cả khi tình hình tài chính của Halico không đáp ứng được các điều kiện về chào bán chứng khoán ra công chúng theo quy định của Luật chứng khoán.

BHN cho biết, công ty đã thực hiện nghiên cứu, đề xuất, đóng góp ý kiến đối với hồ sơ dự thảo Luật thay thế Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp và dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 140/2020/NĐ-CP, nhằm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưói 100% vốn điều lệ như Habeco khi thực hiện thoái vốn đầu tư tại doanh nghiệp khác.

Về việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành: BHN đã xây dựng và trình Bộ Công Thương xem xét phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội và các công ty thành viên giai đoạn 2021 - 2025, trong đó có việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành sàn xuất kinh doanh chính nhằm tập trung nguồn lực để nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của BHN.

Sau khi Đề án tái cơ cấu được phê duyệt, BHN sẽ tổ chức triển khai xây dựng phương án thoái vốn tại các đơn vị đầu tư ngoài ngành, thực hiện báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền đảm bảo công tác thoái vốn tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.

Bia Hà Nội lãi gộp trăm tỷ nhưng báo lỗ sau thuế gần 21 tỷ đồng, nhận quyết định xử phạt về thuế gần 20 tỷ đồng
Bia Hà Nội lãi gộp trăm tỷ nhưng báo lỗ sau thuế gần 21 tỷ đồng, nhận quyết định xử phạt về thuế gần 20 tỷ đồng

Bia Hà Nội bị phạt thuế gần 20 tỷ đồng

Ở diễn biến khác, trên website của Habeco thông báo, công ty này đã nhận được Quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế của Cục thuế doanh nghiệp lớn – Tổng Cục thuế.

Theo đó, Habeco đã vi phạm các lỗi về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế; Khai sai căn cứ tính thuế dẫn đến giảm số thuế GTGT được khấu trừ nhưng không dẫn đến thiếu số thuế phải nộp; Khai sai căn cứ tính thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp nhưng các nghiệp vụ kinh tế đã được phản ánh đầy đủ trên hệ thống sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

Theo đó, Habeco bị Cục thuế doanh nghiệp lớn – Tổng Cục thuế xử phạt hành chính với số tiền 1,94 tỷ đồng; buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu vào ngân sách Nhà nước số tiền là 13,3 tỷ đồng; buộc nộp đủ tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách Nhà nước số tiền 4,2 tỷ đồng.

Như vậy, tổng số tiền Habeco bị phạt, truy thu và tiền chậm nộp tiền thuế là 19,4 tỷ đồng. Số tiền chậm nộp tiền thuế nêu trên được tính đến hết ngày 3/1/2024.

Cục thuế doanh nghiệp lớn – Tổng Cục thuế yêu cầu Habeco có trách nhiệm tự tính và nộp số tiền chậm nộp tiền thuế kể từ sau ngày 3/1/2024 đến thời điểm thực nộp số tiền thuế truy thu và phạt (nêu trên) vào ngân sách Nhà nước theo quy định. Bên cạnh đó, Habeco buộc phải điều chỉnh lại số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau số tiền 11,3 triệu đồng.