Nguyệt thực hay còn gọi là "trăng máu" xảy ra khi mặt trời, trái đất và mặt trăng thẳng hàng, trái đất di chuyển nằm giữa mặt trăng và mặt trời. Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi ánh sáng mặt trời trực tiếp bị bóng của Trái Đất che khuất hoàn toàn. Ánh sáng duy nhất nhìn thấy được là khúc xạ qua bóng tối của Trái Đất.

Theo dự báo thời tiết từ Windy, Hà Nội vào lúc sau 17 giờ trời quang mây, không mưa, có thể quan sát được một phần nguyệt thực. Tại Huế và Đà Nẵng, thời tiết cũng rất lý tưởng. Trong khi đó tại TPHCM và một số tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ trời có mưa nhẹ và mây mù có thể ảnh hưởng tới khả năng quan sát.
Theo dự báo thời tiết, từ 17h hôm nay Hà Nội, Huế và Đà Nẵng thời tiết khá lý tưởng để theo dõi nguyệt thực. Trong khi đó tại TPHCM và một số tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ trời có mưa nhẹ và mây mù có thể ảnh hưởng tới khả năng quan sát.

Ánh sáng này có màu đỏ vì cùng lý do hoàng hôn có màu đỏ, do sự tán xạ Rayleigh của các tia sáng màu có bước sóng ngắn hơn. Bởi vì màu đỏ của nó, nguyệt thực toàn phần đôi khi được gọi là mặt trăng máu.

Không giống như nhật thực - chỉ có thể được nhìn thấy từ một khu vực nào đó tương đối nhỏ trên thế giới, nguyệt thực có thể được nhìn từ bất cứ nơi nào ở nửa tối của Trái Đất. Nguyệt thực kéo dài trong vài giờ, trong khi nhật thực toàn phần chỉ kéo dài trong vài phút tại bất kỳ vị trí nào do kích thước nhỏ hơn của bóng của Mặt trăng. Không giống như nhật thực, nguyệt thực có thể quan sát một cách an toàn bằng mắt thường vì hình ảnh nguyệt thực mờ hơn so với hình ảnh mặt trăng đầy đủ.

Được biết, nguyệt thực một phần sẽ diễn ra vào ngày 19/11 và có thể được quan sát thấy bằng mắt thường tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, địa điểm thuận tiện và lý tưởng nhất cho việc quan sát toàn bộ quá trình nguyệt thực lại là từ Bắc Mỹ và Thái Bình Dương, Tây Âu, miền Đông nước Úc, New Zealand và Nhật Bản.

Theo NASA, đợt nguyệt thực này xác lập kỷ lục dài nhất trong 580 năm qua với thời gian khoảng 208 phút và cũng là nguyệt thực cuối cùng của năm 2021.