BIDV báo lãi quý III/2021 nhưng hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh lỗ 2,4 tỷ đồng
Một số nguồn thu ngoài lãi của BIDV sụt giảm so cùng kỳ. Ảnh minh hoạ

Dự phòng rủi ro "ngốn" 74% lợi nhuận thuần khiến BIDV sụt giảm lợi nhuận trước thuế quý III/2021. Song lũy kế 9 tháng, lợi nhuận BIDV vẫn tăng 53%, xếp thứ 6 hệ thống ngân hàng.

Theo thông tin Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HoSE: BID) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2021 với nguồn thu chính là thu nhập lãi thuần đạt 12.204 tỷ đồng, tăng 33% so cùng kỳ. Đồng thời thu từ dịch vụ cũng tăng 17% lên,594 tỷ đồng.

Một số nguồn thu ngoài lãi sụt giảm so cùng kỳ như lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư giảm mạnh 55% về còn 151 tỷ đồng; Lãi từ hoạt động khác giảm 21% về 794 tỷ đồng; Hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh lỗ 2.4 tỷ đồng.

Kỳ này, BIDV trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tới 7.502 tỷ đồng, tăng cao 30% so cùng kỳ. Do đó, BIDV ghi nhận lợi nhuận sau thuế suy giảm 3% về còn 2.048 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, BIDV tiếp tục tăng tới 44% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng lên 23,195 tỷ đồng.

Dù vậy, ngân hàng vẫn đạt lãi trước thuế 10.733 tỷ đồng, tăng 52% so cùng kỳ và đạt 83% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế cổ đông ngân hàng mẹ 8.355 tỷ đồng, tăng 52% so cùng kỳ.

Tại thời điểm 30/9/2021, tổng tài sản tính của BIDV tăng 11% so với đầu kỳ, lên gần 1.69 triệu tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại NHNN tăng 30% với 64,251 tỷ đồng; tiền gửi tại TCTD khác tăng 57% khi chiếm 97,934 tỷ đồng; cho vay TCTD khác giảm 24% về còn 17,701 tỷ đồng; cho vay khách hàng tăng 9% lên gần 1.33 triệu tỷ đồng.

Tiền gửi khách hàng cũng tăng 7% lên gần 1.31 triệu tỷ đồng.

BIDV báo lãi quý III/2021 nhưng hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh lỗ 2,4 tỷ đồng
BIDV báo lãi quý III/2021 nhưng hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh lỗ 2,4 tỷ đồng

Tổng nợ xấu của BIDV kỳ này gần như bằng đầu kỳ, chiếm 21,432 tỷ đồng. Trong đó nợ có khả năng mất vốn giảm 16% về mức 13.881 tỷ đồng; trong khi đó nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ tăng lần lượt lên 85% và 28% về 4.403 tỷ và 3.148 tỷ đồng.

Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay giảm nhẹ từ mức 1.76% đầu năm xuống còn 1.61%.

Như vậy, điều đáng nói là 9 tháng 2021, chi phí dự phòng của BIDV tăng 44% mặc dù không còn trích lập dự phòng VAMC cũng như tỷ lệ nợ xấu giảm 36 điểm cơ bản.

BIDV vẫn có kết quả kinh doanh tích cực 9 tháng đầu năm với hầu hết lĩnh vực kinh doanh đều có lãi.

Cụ thể, thu nhập lãi thuần 9 tháng của ngân hàng đạt 35.964 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ; Lãi thuần từ dịch vụ đạt 4.770 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ; Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối đạt 1.241 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm ngoái; Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh đạt 570 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ; Lãi thuần từ hoạt động khác đạt 4.786 tỷ đồng, cao gấp 1,7 ần cùng kỳ năm ngoái. Riêng hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lỗ 341 triệu đồng trong khi cùng kỳ lãi 1.000 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng, lợi nhuận thuần của ngân hàng trước dự phòng đạt gần hơn 33,9 nghìn tỷ đồng, tăng gần 47%. Tuy vậy, dự phòng rủi ro cũng tăng 44% lên hơn 23.000 tỷ đồng khiến tổng lợi nhuận trước thuế chỉ còn 10.733 tỷ đồng 9 tháng đầu năm, tăng 53% so với cùng kỳ.

Với mức lãi này, BIDV xếp thứ 6 hệ thống về lợi nhuận, đứng sau Vietcombank, Techcombank, Vietinbank, VPBank và MB.