ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 12,1 tỷ USD, chiếm 64,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 12,1 tỷ USD, chiếm 64,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu

Tính đến ngày 20/9, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đầu tư nước ngoài đạt hơn 18,7 tỷ USD, bằng 84,7% so với cùng kỳ năm 2021 và giảm 3 điểm phần trăm so với 8 tháng. Tuy vốn đầu tư đăng ký mới giảm, nhưng cả vốn đầu tư điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần vẫn tiếp tục tăng so với cùng kỳ.

Cụ thể, cả nước có 1.355 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT) (tăng 11,8%), tổng vốn đăng ký đạt 7,12 tỷ USD (giảm 43%). Có 769 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 13,4%), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 8,3 tỷ USD (tăng 29,9%); có 2.697 lượt GVMCP của nhà đầu tư nước ngoài (giảm 4,7%), tổng giá trị vốn góp đạt trên 3,28 tỷ USD (tăng 1,9%).

Các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 12,1 tỷ USD, chiếm 64,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 3,5 tỷ USD, chiếm 18,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các ngành hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ, bán buôn và bán lẻ với vốn đăng ký đạt lần lượt 676,9 triệu USD và 617,9 triệu USD.

Xét về số lượng dự án mới, các ngành bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến chế tạo và hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ thu hút được nhiều dự án nhất, chiếm lần lượt 30%, 25,7% và 15,9% tổng số dự án.

Trong 9 tháng đầu năm 2022, có 97 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư. Trong đó, Singapore dẫn đầu, với tổng vốn đầu tư trên 4,75 tỷ USD, chiếm 25,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 24,3%. Hàn Quốc đứng thứ hai, với trên 3,8 tỷ USD, chiếm 20,3% tổng vốn đầu tư, giảm 2,38%. Nhật Bản đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 1,9 tỷ USD, chiếm 10,2% tổng vốn đầu tư.

Theo số lượng dự án, Hàn Quốc vẫn là đối tác có nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư và GVMCP nhiều nhất trong 9 tháng năm 2022 (chiếm 21,4% số dự án mới, 36% số lượt điều chỉnh và 35% số lượt GVMCP).

Cơ cấu vốn FDI 9 tháng đầu năm 2022.
Cơ cấu vốn FDI 9 tháng đầu năm 2022.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 53 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 9 tháng đầu năm 2022. Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu, với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2,96 tỷ USD, chiếm 15,8% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 26,2%. Bình Dương đứng thứ hai, với tổng vốn đầu tư trên 2,7 tỷ USD, chiếm 14,4% tổng vốn, tăng trên 58%. Bắc Ninh xếp thứ ba, với tổng vốn đầu tư đăng ký gần trên 1,78 tỷ USD, chiếm 9,5% tổng vốn và tăng gấp 2,1 lần.

Tính lũy kế đến ngày 20/9/2022, cả nước có 35.725 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký trên trên 431,5 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 267 tỷ USD, bằng 61,9% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 12,1 tỷ USD, chiếm 64,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 3,5 tỷ USD, chiếm 18,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các ngành hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ, bán buôn và bán lẻ với vốn đăng ký đạt lần lượt 676,9 triệu USD và 617,9 triệu USD.

Vì sao ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hấp dẫn vốn FDI

Mới đây, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết trong những năm qua, trung bình mỗi năm, vốn FDI đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế chiếm khoảng 35-40% tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam. Tuy nhiên, nếu tính riêng lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo thì vốn FDI đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế chiếm tới 70-80% tổng vốn FDI đăng ký.

"Khu công nghiệp, khu kinh tế đã thực sự trở thành các khu vực trọng điểm thu hút nguồn vốn đầu tư các dự án lớn trong và ngoài nước, đồng thời là điểm đến của nhiều tập đoàn toàn cầu đang có mặt tại Việt Nam như: Samsung, Canon, LG, Sumitomo, Foxconn, VSIP…" - Thứ trưởng Trần Quốc Phương thông tin.

Lý giải nguyên nhân các khu công nghiệp, khu kinh tế hấp dẫn dòng vốn đầu tư, các chuyên gia kinh tế cho rằng, bên cạnh những yếu tố như sự ổn định chính trị, kinh tế phục hồi nhanh sau 2 năm chịu tác động của dịch bệnh, Việt Nam cũng là quốc gia tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do và có chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn.

Đặc biệt, Nghị quyết 50-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết quan trọng này.

Ngày 2/6 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 667/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030, theo đó chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương chủ động vào cuộc xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh công bằng, thông thoáng, minh bạch. Đảm bảo môi trường đầu tư, pháp luật ổn định, thống nhất, đồng bộ và ngày càng hoàn thiện.

Cùng với đó, để đẩy mạnh thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế, mới đây Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, trong đó đã bổ sung các loại hình khu công nghiệp, khu kinh tế mới; bỏ thủ tục thành lập khu công nghiệp để giảm bớt thủ tục hành chính và bổ sung, sửa đổi một số quy định để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế.

Chia sẻ về nguyên nhân khiến lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo hấp dẫn vốn FDI, ông Andrew Lee - Quản lý cấp cao, Bộ phận Phát triển kinh doanh thị trường Hàn Quốc (Savills Việt Nam) - cho hay, cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá cao lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam nhờ lợi thế về nguồn lao động, ổn định chính trị và tiến trình hội nhập kinh tế, quốc tế sâu rộng.

Tuy nhiên, để các dự án FDI vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo thực sự mang lại hiệu quả cao và không ảnh hưởng đến những lĩnh vực khác, các chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam cũng cần "khắt khe" hơn trong việc lựa chọn dự án nhằm thu hút những dự án có tiềm lực tài chính, công nghệ hiện đại, sử dụng ít lao động và mang lại giá trị gia tăng cao; đồng thời hạn chế những dự án dùng công nghệ lạc hậu, sử dụng nhiều lao động, gây ô nhiễm môi trường và lãng phí nguồn lực.

Theo HSBC, mặc dù suy thoái toàn cầu đang là chủ đề của nhiều thảo luận, các nền kinh tế ASEAN vẫn đang chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ tới thời điểm hiện tại của năm 2022. Một phần quan trọng của câu chuyện chính là lượng FDI đều đặn, phần lớn chảy vào các lĩnh vực liên quan đến xuất khẩu. ASEAN hiện chiếm khoảng 10% thị phần FDI của thế giới, gần như ngang bằng với Trung Quốc.

"ASEAN đã giành được thị phần đáng kể trong một số sản phẩm xuất khẩu nhất định, nhiều khả năng tạo ra “lá chắn” giúp khu vực này trụ vững trước xu hướng suy giảm thương mại toàn cầu", các chuyên gia của HSBC nhận định.

Mặt khác, bất chấp tốc độ suy giảm của công nghệ sắp xảy ra, Singapore, Malaysia và Việt Nam đã vươn lên trong chuỗi giá trị những năm qua, nhờ liên tục nâng cao năng lực sản xuất. Do đó, nâng cao năng lực sản xuất nhiều khả năng sẽ mang lại chút bền bỉ cho xuất khẩu của ASEAN trước những thách thức thương mại gia tăng.