Lịch sự huyền ảo của dòng Tô

Trong khoa học định danh học có phân ra nhân danh, sơn danh, địa danh, thủy danh... Tô Lịch ngày nay được biết là tên sông và ai cũng nghĩ nó là thủy danh. Nhưng theo GS sử học Lê Văn Lan, Tô Lịch là một tên người. Tìm về cội nguồn lịch sử khai sinh ra Hà Nội ngày nay, những di chỉ khảo cổ tại Cổ Loa cho thấy con người đã xuất hiện ở khu vực Hà Nội ngày nay từ trước Công nguyên (TCN), giai đoạn của nền văn hóa Sơn Vi. Cư dân Hà Nội thời kỳ đó sinh sống nhờ trồng trọt, chăn nuôi và chài lưới. Giai đoạn tiền sử này tương ứng với thời kỳ của các Vua Hùng trong truyền thuyết.

Thời kỳ băng tan, biển tiến sâu vào đất liền, Hà Nội lúc đó vẫn đang còn lầy lội, người ta đã dùng thuật ngữ là vịnh Hà Nội. Thế rồi đến thời kỳ biển lùi, nước rút dần và từ vùng lầy lội ấy nổi lên những gò đất. Sử sách miêu tả về vùng đất đó cho thấy có 12 hay 13 cái gò đất lớn giữa hệ thống sông ngòi chằng chịt. Trong đó gò đất nổi tiếng nhất bấy giờ là gò đất Long Đỗ (nghĩa là Rốn Rồng) với đặc trưng là một gò đất cao và có một dòng nước uốn lượn ở bên làng. Dòng nước ấy cách đây 2.000 năm chưa hề được đặt tên.

Dưới thời Lý - Trần, một ngôi chợ được hình thành ngay gần Cửa phía Đông thành (ở phía xa bản đồ). Phía trước mặt là đền Bạch Mã. Bên phải là sông Tô Lịch và cây cầu Đông bắc ngang nơi hiện nay là phố Hàng Đường. Ngay từ thế kỷ 11, 4 ngôi chợ lớn đã họp theo phiên ở các cửa ô kinh thành để cung cấp các loại sản phẩm cho triều đình. Các thương nhân đến từ các làng xung quanh Hà Nội. Chợ quan trọng nhất trong số 4 chợ này là chợ Cửa Đông (sau này là khu phố buôn bán) và những thương nhân của chợ này dần dần đều đến định cư ở đây. Ảnh họa sĩ Thành Phong
Dưới thời Lý - Trần, một ngôi chợ được hình thành ngay gần Cửa phía Đông thành (ở phía xa bản đồ). Phía trước mặt là đền Bạch Mã. Bên phải là sông Tô Lịch và cây cầu Đông bắc ngang nơi hiện nay là phố Hàng Đường. Ngay từ thế kỷ 11, 4 ngôi chợ lớn đã họp theo phiên ở các cửa ô kinh thành để cung cấp các loại sản phẩm cho triều đình. Các thương nhân đến từ các làng xung quanh Hà Nội. Chợ quan trọng nhất trong số 4 chợ này là chợ Cửa Đông (sau này là khu phố buôn bán) và những thương nhân của chợ này dần dần đều đến định cư ở đây. Ảnh họa sĩ Thành Phong

Người tiền sử đã tìm đến, chọn chỗ đó làm đất định cư, xây làng, lập chợ, Làng Long Đỗ cũng chính là ngôi làng đầu tiên của đất Thăng Long trong lịch sử và Hà Nội ngày nay được xưng là Long Đỗ Hương. Người đứng đầu của ngôi làng đó, ấy là một người họ Tô tên Lịch.

Sử cũ viết về thời đầu Công Nguyên có chép rõ: "Đây là người đứng đầu Long Đỗ Hương. Có lòng nhân ái, không những cai quản tốt mà gặp lúc đói kém, Tô Lịch đã xuất của trong nhà ra giúp cho nạn dân. Vì thế rất được tin phục. Đến khi chết thì được tôn làm thành hoàng." Và lấy tên ông đặt tên cho dòng nước uốn quanh Long Đỗ Hương.

Bản đồ thành Thăng Long theo Hồng Đức Địa Dư - 1490, với sông Cái bên mặt Đông, sông Tô Lịch mặt Bắc và Tây.
Bản đồ thành Thăng Long theo Hồng Đức Địa Dư - 1490, với sông Cái bên mặt Đông, sông Tô Lịch mặt Bắc và Tây.

Năm 1010, Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Bởi chỉ có Đại La với trung tâm là điểm Rốn Rồng đó mới có sông Tô để làm hào sâu vừa để phòng ngự vừa để che chở. Và thực tế sông Tô suốt nghìn năm qua luôn là một hào nước lớn của thành Đại La - Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội có nhiệm vụ phòng ngự cho kinh thành.

Vào thời Nguyễn, Tô Lịch vẫn là một dòng sông quan trọng, dù khi đó sông Hồng chuyển dòng sang phía tả ngạn, cửa sông Tô Lịch bị bồi tụ, nước sông Hồng không vào được và dần dần Tô Lịch mất đi vị thế của mình.Bản đồ Hà Nội cuối thế kỷ 19 trong Đồng Khánh Địa Dư Chí cũng thể hiện sông Tô Lịch còn vẹn nguyên và ôm trọn, cùng với sông Cái (sông Hồng) tạo thành 3 mặt bảo vệ thành Thăng Long.

Tới cuối thế kỷ 19, dòng sông Tô Lịch cũng là nhân chứng cho việc người Pháp hai lần chiếm đánh thành Hà Nội.

Tất cả những lần chiếm Hà Nội của người Pháp đều phải dùng thuyền chiến có trang bị các loại pháo hạm tầm xa di chuyển từ cửa biển ngược dòng sông Hồng rồi vào sông Tô Lịch mà nã pháo, chiếm thành. Cổng thành Cửa Bắc ngày này nằm trên phố Phan Đình Phùng. Con đường đó có được là bởi người Pháp sau khi chiếm Hà Nội đã cho lấp đoạn sông Tô chảy qua.

Ai đã "chặt đứt" sông Tô Lịch

Chợ họp trên bến sông Tô Lịch thế kỷ 14. Ảnh họa sĩ Thành Phong
Thời đó, khi mà cửa sông Tô Lịch, là khu vực phố Chợ Gạo giáp với phố Trần Nhật Duật bây giờ vẫn còn trên bến, dưới thuyền, thì hàng hóa từ các vùng xuôi ngược đổ về đã góp phần làm sầm uất những con phố trong nội thành. Nhìn trên bản đồ và với những dấu tích để lại thì thấy sông Tô Lịch chảy theo một đường quanh co khá đặc biệt. Từ cửa sông là phố Chợ Gạo thông ra sông Hồng, Tô Lịch chảy qua các phố Nguyễn Siêu, Ngõ Gạch, rồi vào Hàng Cá, quặt lên Hàng Lược, khi hết Hàng Lược lại vòng theo hướng Phan Đình Phùng ra Thụy Khê rồi rẽ xuống đoạn sông Tô Lịch hiện thời, từ phố Nguyễn Đình Hoàn giáp với đường Hoàng Quốc Việt. (Chợ họp trên bến sông Tô Lịch thế kỷ 14 - Ảnh họa sĩ Thành Phong)

Theo hồ sơ lưu trữ của người Pháp thì sông Tô Lịch có chiều dài tới 30km, bề ngang rất rộng và là hệ thống giao thông đường thủy quan trọng từ phía Đông vào thành Thăng Long. Xung quanh sông có đến 30 làng xã dựa vào dòng nước vừa trong vừa mát ấy mà ra đời, thịnh suy theo dòng nước.

Ngày 25/4/1882, khi thành Hà Nội thất thủ. ngay khi người Pháp tiến vào thành đã bắt đầu thực hiện kế hoạch biến Thăng Long thành một tiểu Paris. Trong quy hoạch đô thị của chính quyền thực dân khi ấy, Hà Nội sẽ phát triển về hướng Tây, mạn Nghi Tàm, Hồ Tây. Thành phố cần có đường ống thoát nước từ khu phố cổ ra ngoài chợ Bưởi. Người Pháp quyết định lấp sông Tô.

Bắt đầu từ năm 1889, họ lấp dần các cửa chính của sông và nhiều đoạn sông để thực hiện mở đường, xây nhà quanh đó. Đoạn sông từ Cầu Gỗ đến Bưởi, nay đã bị lấp, chỉ còn lại một vài dấu tích như ở Thụy Khuê (nằm ở mặt sau của tòa chung cư Golden West Lake và một khu dân cư nhỏ ở gần chợ Tam Đa ngày nay).

Đầu thế kỷ 20, người Pháp phá dỡ một số công trình, xây phố Tây. Tô Lịch bị lấp và "cống hóa" gần một nửa chiều dài, trở thành đường tiêu thoát nước mưa, dẫn nước thải. Con sông dù chưa ô nhiễm như ngày nay, nhưng bắt đầu quá trình "chết dần" từ lúc này.

Và sông Tô Lịch không còn thông với sông Hồng nữa, dòng chảy của đoạn sông đã bị lấp này theo lộ trình sau: Từ bên cạnh phố Cầu Gỗ ngược lên phía Tây Bắc (cống chéo) tới Hàng Lược, men theo phía dưới đường Phan Đình Phùng (phía ngoài mặt bắc thành Hà Nội), rồi chảy dọc theo hai phố Thụy Khuê và Hoàng Hoa Thám ngày nay ra đến đầu đường Bưởi nằm ở phía Nam Hoàng Quốc Việt (gặp đoạn sông Tô Lịch ngày nay).

Kỳ 1: Lịch sử thăng trầm nghìn năm của sông Tô Lịch
Sông Tô Lịch ngày nay dài khoảng 14 km, mỗi ngày hứng 150.000 m3 nước thải của các khu dân cư.

Sông Tô Lịch ngày nay bắt đầu từ phường Nghĩa Đô thuộc quận Cầu Giấy (phía nam đường Hoàng Quốc Việt), chảy cùng hướng với đường Bưởi, đường Láng và đường Kim Giang về phía Nam, Tây Nam rồi ngoặt sang phía Đông Nam và đổ ra sông Nhuệ ở đối diện làng Hữu Từ thuộc xã Hữu Hòa, Thanh Trì... Sông Tô Lịch ngày nay thực tế chỉ còn giữ lại được 13,7km chiều dài so với 30 km hồi xưa.

Năm 2021, thủ đô Hà Nội đã 4 lần điều chỉnh địa giới hành chính, diện tích đã tăng lên 22 lần và dân số tăng gấp 14 lần. Sức ép đô thị lên hệ thống thoát nước cũng tăng theo. Tô Lịch bây giờ là hệ thống thoát nước thải dài khoảng 14 km, mỗi ngày hứng 150.000 m3 nước thải của các khu dân cư. Sông bắt đầu từ Nghĩa Đô (Cầu Giấy) chảy xuyên nội thành rồi đổ ra sông Nhuệ ở làng Hữu Từ (Thanh Trì).