Hoa bằng lăng có ăn được không?

Cây bằng lăng là một loài cây thân gỗ thuộc họ Tử vi (Lythraceae), có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Ấn Độ và Thái Lan. Trong y học cổ truyền, cây bằng lăng thường được sử dụng như một vị thuốc. Nó có vị chát đặc trưng và không độc hại cho sức khỏe. Bằng lăng còn có khả năng làm săn chắc da nên được sử dụng trong các phương pháp chăm sóc da và làm đẹp. Trong y học hiện đại, các thành phần của cây bằng lăng có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm và làm liền sẹo, làm co sẹo lồi...

ằng lăng là một loài cây thân gỗ thuộc họ Tử vi (Lythraceae), có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Ấn Độ và Thái Lan.
Bằng lăng là một loài cây thân gỗ thuộc họ Tử vi (Lythraceae), có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Ấn Độ và Thái Lan.

Mùa hè sang, hoa bằng lăng nở tím trời khắp các tỉnh thành trên cả nước và những món ăn từ hoa, lá bằng lăng lại nở rộ khiến nhiều người thích thú. Tuy nhiên, cũng có không ít lo lắng không biết hoa bằng lăng và lá bằng lăng có ăn được hay không?

Theo chuyên gia, cây bằng lăng có rất nhiều bộ phận tốt cho sức khỏe như hạt bằng lăng có tác dụng an thần, gây ngủ. Quả bằng lăng được dùng để đắp ngoài trị những tổn thương loét đau miệng. Đặc biệt, lá của cây bằng lăng được nhiều người sử dụng để hãm trà uống có tác dụng chữa bệnh tiểu đường.

Đáng chú ý, trong lá và quả già của cây bằng lăng có chứa nhiều acid corosolic có tác dụng làm giảm đường huyết, lá non và hoa bằng lăng cũng có tác dụng giảm đường huyết nhưng chỉ có hiệu lực bằng 70% so với lá già và quả già.

Trong y học hiện đại, các thành phần của cây bằng lăng có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm và làm liền sẹo, làm co sẹo lồi...
Trong y học hiện đại, các thành phần của cây bằng lăng có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm và làm liền sẹo, làm co sẹo lồi...

Lá bằng lăng không chỉ có nhiều axit mà còn có thành phần lợi tiểu, kháng khuẩn rất tốt nên để phòng các căn bệnh về đường tiết niệu mọi người hãy uống trà từ loại lá này đều đặn. Ngoài ra, tác dụng của cây bằng lăng còn được ứng dụng để trị rất nhiều các căn bệnh khác như: trị các bệnh nấm ngoài da, lỵ trực khuẩn, nhuận tràng và trị bỏng theo kinh nghiệm dân gian…

Tuy nhiên, để có thể sử dụng các bộ phận của cây bằng lăng vào việc ăn uống, người dân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia. Tránh tự ý sử dụng để hạn chế tối đa các vấn đề về sức khỏe.

Các món ăn từ hoa bằng lăng

Hoa bằng lăng có vị chua nhẹ, thường dùng để trộn gỏi với thịt, rau củ.
Hoa bằng lăng có vị chua nhẹ, thường dùng để trộn gỏi với thịt, rau củ.

Trong các món ăn từ bằng lăng thì món gỏi hoa bằng lăng đang khiến các chị em vô cùng chú ý. Trao đổi với báo chí, chị Yến (Hà Nội) - người đang gây sốt với món gỏi hoa bằng lăng chia sẻ: "Vị chua nhẹ của hoa bằng lăng khi kết hợp với thịt bò, rau củ quả tạo nên vị đặc trưng của một món gỏi, tươi ngon, giúp hạ nhiệt mùa hè. Ngoài ra, các gia đình có thể làm gỏi hoa bằng lăng với tôm, tai heo hay bất cứ nguyên liệu nào mình yêu thích".

Khi chế biến hoa bằng lăng cần chú ý là cánh hoa mỏng nên khi rửa không nên vò kỹ mà nên ngâm với nước để ráo rồi hãy chế biến.

Còn lá bằng lăng có vị hơi chát, nên nếu kết hợp với các thực phẩm như thịt nướng, gỏi cuốn, bánh xèo, bánh gối giúp chống ngán còn hoa bằng lăng có vị chua nhẹ, thường dùng để trộn gỏi với thịt, rau củ.

Hướng dẫn làm gỏi bằng lăng

Món gỏi bằng lăng của chị Yến tại Hà Nội.
Món gỏi bằng lăng của chị Yến tại Hà Nội.

Nguyên liệu: Hoa bằng lăng, thịt bò, tôm, hành tây, lạc, cà rốt, ớt chuông, xoài, rau thơm, các loại gia vị.

Cách làm: Nhặt cánh hoa bằng lăng rồi rửa sạch, để ráo nước. Hành tây thái mỏng, ngâm vào nước đá lạnh để giảm mùi hăng.

Các loại rau củ như ớt chuông, xoài chua, cà rốt, rau húng và bạc hà cũng rửa sạch để ráo nước.

Uớp thịt bò với hạt nêm, dầu hào, dầu ăn, mật ong và chút bột năng để bò mềm, tránh mất nước. Tôm hấp sơ cho chín ngọt. Pha nước trộn gỏi từ đường, nước mắm, nước cốt chanh, tỏi, ớt sừng. Xào thịt bò nhanh với lửa lớn rồi để nguội.

Cho tất cả nguyên liệu vào trộn đều cho ngấm gia vị, khi gần ăn rắc thêm chút lạc rang. Và nên ăn cùng phồng tôm để tăng thêm độ thơm ngon.