Cảnh báo sốt đất do 'ăn theo' các dự án đang còn trên giấy

Trước thông tin sốt đất ở một số do "ăn theo" các dự án đang còn trên giấy, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị cho biết sẽ đề nghị cơ quan chuyên môn rà soát để đưa ra cảnh báo. Trước đó, vào ngày 12.11, Công ty Đấu giá hợp danh Miền Trung đã tổ chức công bố đấu giá quyền sử dụng đất thuộc dự án Khu đô thị thương mại - dịch vụ Nam Đông Hà.

Theo đó, thông qua hình thức đấu giá là bỏ phiếu kín gián tiếp một vòng, tài sản hơn 132.415 m2 đất thuộc dự án Khu đô thị thương mại - dịch vụ Nam Đông Hà có giá khởi điểm hơn 437,7 tỉ đồng (do Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh quản lý) đã được Công ty TNHH Vận hành Vincom Retail (thuộc Tập đoàn Vingroup) trúng đấu giá với mức giá hơn 439,9 tỉ đồng. Ngay sau khi thông tin Vincom Retail đấu trúng lô đất, từ giữa tháng 11 đến nay, giá đất quanh khu vực này tăng chóng mặt. Trong đó, tuyến đường Đại Cồ Việt (P.Đông Lương, TP Đông Hà) có giá tăng cao nhất...

Sau lùm xùm ở toà Artemis, thêm một chủ thuê tố Highlands Coffee “chây ì” nợ 500 triệu đồng cho 5 tháng tiền mặt bằng

Công ty CP Nhà Hòa Bình - chủ toà nhà Pax Sky (26 Ung Văn Khiêm, phường 25, Q.Bình Thạnh) cho biết đã gửi đơn tố cáo vì bị Highlands Coffee nợ gần 5 tháng tiền thuê mặt bằng.

Cửa hàng Highlands Coffee tại toà Pax Sky.
Cửa hàng Highlands Coffee tại toà Pax Sky.

Theo đơn tố cáo được gửi đến Công an phường 25, quận Bình Thạnh, TP HCM, cửa hàng Highlands Coffee tại tòa nhà Pax Sky đã nợ gần 5 tháng tiền mặt bằng liên tiếp (từ tháng 7 đến nay) với tổng số tiền nợ gần 500 triệu đồng.

Vì đàm phán bất thành, bị nợ tiền thuê nhiều tháng liền nên Nhà Hòa Bình gửi công văn thông báo chấm dứt hợp đồng kể từ ngày 12-11, cắt điện nước, thu hồi diện tích cho thuê. Trong đơn tố cáo gửi đến cơ quan chức năng, Nhà Hoà Bình cho biết sau khi ra thông báo trên, Highlands đã mang máy phát điện tới quán. Đồng thời, trong thời gian gần đây, có nhiều đối tượng lạ đến cản trở, đe dọa, chống đối quyết liệt khi doanh nghiệp thực hiện thu hồi mặt bằng.

Đại diện Nhà Hòa Bình cũng cho biết dù rất muốn niêm phong mặt bằng cho Highlands Coffee thuê tại Pax Sky nhưng chưa làm tới cùng, do lo ngại sẽ xảy ra ẩu đả như vụ những đối tượng lạ tấn công bảo vệ tòa nhà Artemis (Hà Nội) sau vụ lùm xùm mặt bằng thuê Highlands Coffee đặt tại đây.

Thực hư chuyện bất động sản khắp nơi tăng giá

Cập nhật số liệu báo cáo từ các địa phương, Bộ Xây dựng cho biết giá đất khu vực vùng ven thủ đô Hà Nội như Quốc Oai tăng 20%, Ba Vì tăng 45%, một số điểm thuộc các tỉnh như Hòa Bình tăng 46%, Bắc Ninh 20%, Hưng Yên 26%. Tại các địa phương khác như Thanh Hóa; TP Thủ Đức, H Cần Giờ của TP HCM; Biên Hòa, Nhơn Trạch và Long Thành của tỉnh Đồng Nai... cũng ghi nhận hiện tượng giá đất nền tăng rất nhanh trong thời gian ngắn.

Giá giao dịch nhà ở riêng lẻ trong các dự án tại nhiều địa phương tăng bình quân khoảng 8 - 10% (tích lũy cả hai quý, giá nhà ở riêng lẻ tại nhiều địa phương có mức tăng khoảng 15 - 20% so với mức quý 4/2020). Trong đó, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương là những địa phương có mức giá bình quân tăng cao...

Hay tin Vingroup trúng thầu, loạt đất cạnh dự án tăng chóng mặt

Vào ngày 12/11, Công ty Đấu giá hợp danh Miền Trung đã tổ chức công bố đấu giá quyền sử dụng đất thuộc dự án Khu đô thị thương mại - dịch vụ Nam Đông Hà.

Kết quả, thông qua hình thức đấu giá là bỏ phiếu kín gián tiếp một vòng, tài sản hơn 132.415 m2 đất thuộc dự án Khu đô thị thương mại - dịch vụ Nam Đông Hà có giá khởi điểm hơn 437,7 tỷ đồng (do Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh quản lý) đã được Công ty TNHH Vận hành Vincom Retail (thuộc Tập đoàn Vingroup ) trúng với mức đấu giá hơn 439,9 tỷ đồng.

Giá đất tăng cao, các khu đất ở Khu đô thị Nam Đông Hà có nhiều người đến hỏi mua. Ảnh: HT
Giá đất tăng cao, các khu đất ở Khu đô thị Nam Đông Hà có nhiều người đến hỏi mua. Ảnh: HT

Ngay sau khi Vincom Retail đấu giá trúng lô đất, từ giữa tháng 11 đến nay, giá đất quanh khu vực này đã tăng chóng mặt.

Lô đất ở vị trí hướng ra địa điểm khu đất của Vincom Retail vừa đấu giá có chiều ngang 8m, chiều dài 20m được bán với giá 9,6 tỷ đồng; nhiều lô đất khác ở dọc đường này có diện tích tương tự được rao bán với giá xấp xỉ.

Đặc biệt, tuyến đường Đại Cồ Việt, phường Đông Lương, thành phố Đông Hà có giá tăng cao nhất. Bên cạnh đó, giao với đường Đại Cồ Việt là đường Hà Huy Tập hiện mỗi ngày tập trung rất đông người dân trong và ngoài tỉnh đến xem và giao dịch đất.

Trung bình, một lô đất mặt tiền của đường Hà Huy Tập với diện tích 7m ngang, 20m dọc có giá 7 tỷ đồng… Đáng chú ý, chỉ mới một tháng trước đó, các lô đất ở đường Đại Cồ Việt, Hà Huy Tập có giá chưa đến một nửa so với hiện tại.

Luật kinh doanh bất động sản còn kẽ hở

Trao đổi với báo chí, luật sư Nguyễn Đăng Tư - Công ty luật Trí Law cho biết, có hai vấn đề nhức nhối trong việc phân lô bán nền thời gian qua là các dự án ma, các dự án chia tách và bán đất nông nghiệp dưới tên gọi các dự án bất động sản hoàn chỉnh. Số lượng các công ty vi phạm bị xử lý trên số mà người dân phản ảnh là rất thấp.

Thời gian gần đây nổi lên tình trạng phân lô bán đất nông nghiệp rất nóng ở Bảo Lộc, Bảo Lâm (Lâm Đồng). Ngoài việc các cá nhân, tổ chức lợi dụng kẽ hở pháp luật và sự thiếu hiểu biết của người mua, theo ông Tư, có cả trách nhiệm của chính quyền địa phương đã vô tình tạo điều kiện.

Ví dụ ở Lâm Đồng, ngày 19/1/2021 có quyết định 04 do Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp ký. Theo đó, điều kiện thửa đất được phép tách thửa, hợp thửa là đất đã có giấy chứng nhận và tiếp giáp với đường giao thông hiện hữu và đã thể hiện trong hồ sơ địa chính. Nếu hình thành đường giao thông mới để đủ điều kiện xem xét tách thửa thì chiều rộng mặt đường tối thiểu là 5,5m (với khu vực đô thị), tối thiểu 7m (với nông thôn) và việc hình thành đường giao thông này phải được cấp có thẩm quyền cho phép và nghiệm thu... Với quy định này, việc mua gom đất nông nghiệp, hiến đất làm đường sau đó làm thủ tục tách thửa là dễ dàng.

Còn theo ông Lê Hoàng Châu - chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HOREA) - cho rằng tình trạng dùng chiêu "hiến đất làm đường" để phân lô, xẻ nhỏ đất nông nghiệp bán trước có Alibaba. Sau khi Alibaba bị xử lý thì không những mô hình này không bị dẹp đi mà còn bung ra với nhiều biến tướng. "Trước hết là vì Luật kinh doanh bất động sản còn kẽ hở. Luật còn thiếu những quy định kiểm soát hoạt động phân lô bán nền, hoạt động xảy ra trước khi ký hợp đồng giao dịch bất động sản. Luật kinh doanh bất động sản phải bổ sung thêm các quy định rõ ràng về đặt cọc. Cần sửa Luật dân sự về giá trị đặt cọc giữa hai bên" - ông Châu đề nghị.