Thị trường chứng khoán ngày 16/11, kết thúc phiên giao dịch chỉ số VN-Index giảm 10,12 điểm (-0,69%) xuống 1.466,45 điểm. Toàn sàn có 166 mã tăng, 298 mã giảm và 40 mã đứng giá.

Chỉ số HNX-Index tăng 7,97 điểm (1,79%) lên 452,25 điểm. Toàn sàn có 113 mã tăng, 159 mã giảm và 29 mã đứng giá. UPCOM-Index giảm 0,26 điểm (-0,23%) xuống 111,48 điểm.

Thị trường chứng khoán ngày 16/11: VN-Index mất hơn 10 điểm
Thị trường chứng khoán ngày 16/11: VN-Index mất hơn 10 điểm
Phiên giao dịch chứng khoán ngày 16/11

Mặc dù trong phiên sáng, hầu hết nhà đầu tư đều mang tâm lý tích cực sau khi chứng kiến VN Index tiếp tục thiết lập điểm số lịch sử 1.476 điểm ở phiên hôm qua. Sự phấn chấn của NĐT giúp cho thị trường duy trì được sắc xanh trong phần lớn thời gian của phiên sáng.

Tuy nhiên, nguồn cung bất ngờ gia tăng mạnh trong phiên chiều, nhất là ở những mã tăng nóng trong thời gian vừa qua. Diễn biến bất ngờ này khiến cho VN Index nhanh chóng đảo chiều giảm điểm.

Đà giảm của VN Index gia tăng mạnh với sự “trợ giúp” của nhóm CP có vốn hóa lớn trong rổ VN30 với 20/30 mã giảm, trong đó có sự góp mặt của hàng loạt mã tài chính, như: ACB, CTG, HDB, TPB, VCB, TPB.

Diễn biến phiên giao dịch buổi chiều 16/11, chỉ số VN30 giảm 0,75% xuống còn 1.517,22 điểm. Áp lực ở nhóm này là rất lớn khiến VN-Index nới rộng thêm đà giảm. Các mã như HDB, HPG, GVR, PNJ, PLX, PLX... đều giảm sâu.

Cổ phiếu nhóm cảng biển, vận tải biển giao dịch tích cực với nhiều mã tăng như VIP, VNL, VTO, PHP, HAH, CLL, GMD, DXP…

Tương tự, nhóm bảo hiểm cũng có phiên giao dịch khởi sắc với kỳ vọng về những đợt thoái vốn Nhà nước tới đây. Các cổ phiếu như BVH, PVI, MIG, PGI, BMI đều đóng cửa tăng điểm.

Chiều ngược lại, các cổ phiếu "nóng" trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng đã có dấu hiệu bị chốt lãi với nhiều mã giảm điểm, thậm chí một số mã đã giảm sàn như LDG, HU3. Nhóm FLC cũng bị bán mạnh và HAI, KLF, AMD đóng cửa giảm sàn. Ngược lại, HBC, LGL, CEO, QCG vẫn là những cổ phiếu tăng trần trong phiên hôm nay.

Nhóm chứng khoán sau những phiên bứt phá mạnh gần đây cũng chịu chung áp lực chốt lời với nhiều mã giảm như SSI, VDS, VND, VIX, FTS, VCI, BVS, BSI, HCM…

Sắc đỏ cũng là chủ đạo ở cổ phiếu bán lẻ khi MWG và PNJ lần lượt mất đi 1,08% và 2,53% giá trị. Trái ngược, cổ phiếu hàng không lại "cất cánh" khi VJC và HVN tăng lần lượt 0,71% và 2,03%. Cổ phiếu năng lượng phân hóa hơn khi GAS giảm 1,85%, PLX giảm 2,16% nhưng POW tăng 1,44%.

Ở nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục diễn biến nhạt nhòa với biên độ dao động đa phần là hẹp. Trái lại, cổ phiếu bảo hiểm lại dậy sóng khi BVH tăng 3,03%, MIG tăng 3,24%, BMI tăng 5,39%...
Toàn sàn HoSE có 166 mã tăng giá, 40 mã đứng giá tham chiếu và 299 mã giảm giá. Thanh khoản ở mức cao, đạt 34.826 tỷ đồng.

Những nỗ lực phục hồi chiều nay không đi đến đâu khi độ rộng sàn HoSE lẫn HNX vẫn rất hẹp, xác nhận các cổ phiếu đầu cơ nhỏ đã không thể đi ngược dòng. Sức ép gia tăng đáng kể tại nhóm VN30 đã đẩy cả chỉ số này lẫn VN-Index có một phiên giảm mạnh nhất 7 tuần.

Các cổ phiếu vốn hóa nhỏ đi ngược dòng, tách biệt khỏi biến động của VN-Index cũng như xu hướng của nhóm blue-chips. Tuy nhiên đó là trường hợp mức điều chỉnh chung nhẹ. Hôm nay thị trường chứng kiến áp lực tâm lý mạnh hơn, khi VN-Index bốc hơi tới trên 10 điểm, mức giảm trong ngày mạnh nhất kể từ phiên 27/9.

Nỗi thất vọng của blue-chips đang tăng lên cấp độ mới khi nhiều mã những ngày qua không tăng mà giờ điều chỉnh lại mạnh. VN30-Index kết phiên với mức giảm 0,75% so với tham chiếu, tương đương 11,46 điểm. Độ rộng chỉ còn 7 mã tăng và 20 mã giảm, trong đó 11 mã giảm trên 1%.

Chốt phiên sáng chỉ số này mới giảm 0,33% so với tham chiếu, nghĩa là diễn biến chiều nay kém đi. Nửa đầu phiên chiều, nỗ lực phục hồi của blue-chips khá tốt, giúp chỉ số này lúc gần 2h còn tiến sát tham chiếu. Tuy nhiên nhóm blue-chips còn thiếu hai điều: Thứ nhất là các mã dẫn dắt và thứ hai là dòng tiền.

Tất cả các cổ phiếu trụ còn nâng đỡ được trong phiên sáng, hầu hết đều tụt giảm sâu hơn chiều nay. BVH là cổ phiếu tăng mạnh nhất trong rổ này buổi sáng (+3,67%), trượt dốc liên tục buổi chiều. Cho đến giao dịch cuối cùng của đợt khớp lệnh liên tục, BVH chỉ còn tăng 2,39%. May là đợt ATC lực bán tương đối nhẹ giúp BVH nhảy trở lại cao hơn vài bước giá, đóng cửa tăng 3,03%, dù vậy vẫn là kém phiên sáng. Các mã còn lại VCB, GAS, TCB đều lao dốc mà không thể phục hồi.

Đặc biệt là GAS, chiều nay là một sự thất bại lớn. GAS cuối phiên sáng nỗ lực hồi qua tham chiếu 0,42% nhưng cuối phiên thì lao dốc nặng. Cổ phiếu này kết phiên giảm tới 1,85% so với tham chiếu. Cổ phiếu này từ chỗ là trụ, trở thành một trong 5 cổ phiếu khiến VN-Index mất điểm nhiều nhất.

Những mã yếu từ sáng thì chiều nay càng “thảm hơn”. HPG lao dốc nặng, đóng cửa giảm tới 2,99%. Chỉ trong 6 phiên HPG bốc hơi 8,45% giá trị, tức là mỗi ngày giảm hơn 1%. GVR, bao nhiêu nỗ lực hồi giá cuối phiên sáng và nửa đầu phiên chiều mất hết, đóng cửa giảm 2,84% so với tham chiếu. Các mã như VHM giảm 1,19%, MSN giảm 1,3%, PLX giảm 2,61%...

Blue-chips vẫn có thể gây sức ép lớn lên ngay cả những cổ phiếu đầu cơ nóng nhất, nếu như biên độ giảm mạnh hơn.
Blue-chips vẫn có thể gây sức ép lớn lên ngay cả những cổ phiếu đầu cơ nóng nhất, nếu như biên độ giảm mạnh hơn.

Về thanh khoản, VN30 đã giảm giao dịch khoảng 6% so với hôm qua, đạt 9.736,5 tỷ đồng. Những mã thanh khoản nhất rổ đều giảm sốc như HPG, SSI, VHM. Ba cổ phiếu này chiếm 35% tổng giá trị khớp cả rổ. Mã thanh khoản lớn lại bị xả ồ ạt, các mã còn lại có thanh khoản thấp nên khả năng giữ giá cũng kém ổn định.

Nhóm cổ phiếu đầu cơ nhỏ chịu thử thách rất lớn khi biên độ giảm của blue-chips rộng hơn. Hiện tượng phân hóa vẫn còn, khá nhiều cổ phiếu vẫn rất mạnh, nhưng còn tình trạng kịch trần tưng bừng nữa. Hai sàn niêm yết còn tổng cộng 45 mã trần, UpCoM có 24 mã. Những cổ phiếu mạnh cả giá lẫn thanh khoản có thể điểm ra là TNI, PXI, TNT, HAH, QCG, HBC, SJF, CEO, VIG, CMS.

Tuy vậy 70 cổ phiếu này không bù đắp được cho rất nhiều cổ phiếu khác bắt đầu đổ đèo. Thống kê hai sàn niêm yết có 221 mã giảm trên 2% hôm nay. Số lượng mã giảm sàn chỉ là 11, khá ít nếu nhìn vào số lượng xả đỏ phiên này.

Mặc dù hiện tượng hạ nhiệt của các cổ phiếu đầu cơ bắt đầu có tín hiệu, nhưng đây cũng có thể chỉ là hiện tượng chốt lời thông thường. Với khối lượng cổ phiếu tích lũy rất nhiều, biên độ giá tăng rất cao thời gian qua thì khối lượng xả như vậy còn nhỏ.

Đối với các cổ phiếu đầu cơ có biên độ tăng lớn, thanh khoản đột biến và rủi ro mất thanh khoản là những dấu hiệu nguy hiểm nhất. Vì vậy ngay cả khi giá giảm sâu nhưng vẫn có thanh khoản tốt nghĩa là vẫn có lực cầu vào bắt đáy.