Giá cà phê ngày 29/11

Thị trường cà phê trong nước cho thấy, tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.800 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.600 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 41.500 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 41.600 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 41.500 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 41.500 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 41.400 đồng/kg. Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 41.400 đồng/kg. Sáng nay, giá cà phê tại các vùng trồng trọng điểm đi ngang so với cùng thời điểm sáng hôm qua. Tổng kết tuần trước, thị trường cà phê trong nước tăng 500 - 600 đồng/kg.

Tổng kết tuần trước, thị trường cà phê trong nước tăng 500 - 600 đồng/kg.
Tổng kết tuần trước, thị trường cà phê trong nước tăng 500 - 600 đồng/kg.

Trong khi đó, trên thị trường thế giới giá cà phê khởi đầu tuần mới từ màu xanh trên sàn London và màu đỏ trên sàn New York. Tính chung cả tuần trước, giá cà phê robusta có 4 phiên tăng và 1 phiên giảm vào giữa tuần, các mức tăng đều rất đáng kể. Giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 1 tăng tất cả 63 USD (2,81%) lên 2.308 USD/tấn, tuy nhiên khối lượng giao dịch không cao vẫn duy trì ở mức trung bình.

Trong khi đó, giá cà phê arabica có 2 phiên tăng và 2 phiên giảm đan xen, các mức tăng rất mạnh. Giá cà phê arabi ca kỳ hạn giao tháng 3 tăng tất cả 9,55 Cent (4,09%), lên 242,95 Cent/lb, khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.

Tại thị trường trong nước, giá cà phê nhân xô tại thị trường Tây nguyên tăng 700 – 800 đồng, lên dao động trong khung 42.200 – 42.600 đồng/kg.

Ghi nhận của TG&VN tại giờ đóng cửa phiên giao dịch tuần trước (ngày 26/11), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 1/2022 tăng 16 USD (0,7%), giao dịch tại 2.308 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng 9 USD (0,4%), giao dịch tại 2.237 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tiếp tục thấp.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York tiếp đà tăng tốt. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 3/2022 giảm 2,45 Cent (1%), giao dịch tại 242,95 Cent/lb. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5/2022 cũng tăng 2,65 Cent (1,08), giao dịch tại 242,15 Cent/lb. Khối lượng giao dịch kỳ hạn tháng 3 tăng mạnh.

Giá cà phê arabica giao tháng 12/2021 tại New York đạt mức 243,85 US cent/pound, giảm 0,99% (tương đương 2,45 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h (giờ Việt Nam).

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu cà phê của Thụy Sỹ trong tháng 9/2021 đạt 18,28 nghìn tấn, trị giá 85,24 triệu USD, giảm 0,2% về lượng, nhưng tăng 13,3% về trị giá so với tháng 9/2020.

Tính chung 9 tháng đầu năm 2021, Thụy Sỹ nhập khẩu cà phê đạt 166,36 nghìn tấn, trị giá 749,25 triệu USD, tăng 12,2% về lượng và tăng 22,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu tất cả các chủng loại cà phê của Thụy Sỹ tăng so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, kim ngạch nhập khẩu chủng loại cà phê HS 090111 (trừ cà phê rang xay và loại bỏ caffeine) tăng 23%, đạt 587 triệu USD, chiếm 78,4% tổng kim ngạch nhập khẩu cà phê của Thụy Sỹ.

Tuy nhiên, Thụy Sỹ giảm nhập khẩu chủng loại cà phê có mã HS 090111 từ Việt Nam, với mức giảm là 10,5%, đạt 20,36 triệu USD.

Trong tháng 9/2021, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Thụy Sỹ đạt 4.662 USD/tấn, tăng 13,5% so với tháng 9/2020. Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2021, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Thụy Sỹ đạt 4.504 USD/tấn, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Giá hồ tiêu ngày 29/11

Thị trường hồ tiêu trong nước cho thấy tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 83.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 82.000 đồng/kg.

Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 83.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 85.000 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 84.000 đồng/kg. Sáng nay giá tiêu trong nước đi ngang so với cùng thời điểm sáng qua. Tổng kết tuần trước, giá tiêu tăng 500 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên, tăng 1.000 đồng/kg ở khu vực Đông Nam Bộ. So với đầu tháng, thị trường trong nước giảm 4.500 - 5.000 đồng/kg, trong khi tiêu xuất khẩu vẫn giữ giá, đáng chú ý tiêu trắng xuất khẩu tăng nhẹ. Cùng với đà tăng nhẹ của tiêu trắng xuất khẩu, các thương lái cũng đang đẩy mạnh thu mua loại mặt hàng này trong tuần cuối cùng của tháng 11/2021.

Sau 2 phiên tăng nhẹ, cuối tuần trước giá tiêu đi ngang như 1 bước để thăm dò thị trường của các bên. Hiện người mua hỏi nhiều mà người bán thì ít. Phần vì không còn hàng, phần vì găm hàng. Dự báo như cầu xuất khẩu từ nay đến khi vụ tiêu mới của Việt Nam ra hàng sẽ thúc đẩy thị trường trong nước tăng mạnh.

Hồ tiêu trong nước đang được thu mua với giá từ 82.000-85.000 đồng/kg
Hồ tiêu trong nước đang được thu mua với giá từ 82.000-85.000 đồng/kg

Theo các dự báo, sản lượng hồ tiêu của Việt Nam và thế giới sẽ tiếp tục giảm trong niên vụ tới, cùng với nguồn hàng dự trữ cạn kiệt, nhu cầu tăng thì mơ ước trở về thời hoàng kim của hồ tiêu lại hiển hiện trước mắt người nông dân.

Thời kỳ hoàng kim vào năm 2015, tại Gia Lai thương lái thu mua hồ tiêu với mức giá 230.000 - 270.000 đồng/kg, khiến nông dân đổ xô trồng cây tiêu. Khi được mùa được giá, nhiều hộ dân thu lợi nhuận lớn, xây nhà lầu, mua sắm xe ô tô. Tuy nhiên, vào năm 2020 khi giá tiêu rớt thê thảm xuống còn 34.000 đồng/kg thì nhiều hộ dân, chủ yếu là các hộ đầu tư trồng về sau vỡ nợ ngân hàng, buộc phải bán nhà, bán đất và bán luôn cả trụ tiêu để vào miền Nam mưu sinh. Cơn bão rớt giá quét qua nhiều thủ phủ hồ tiêu khiến người nông dân điêu đứng.

Hiện tại, khi giá ngấp nghé tăng gần 100.000 đồng/kg, nhiều hộ đã quay về gầy dựng lại vườn tiêu. Nhưng mọi chuyện không hề suôn sẻ, khi hiện tại giá tiêu tăng nhưng đang gánh quá nhiều chi phí, trong đó cước vận tải, phân bón, nhân công chiếm phần lớn lợi nhuận. Bên cạnh đó, nhiều diện tích cũ không thể trồng lại do nhiều năm bỏ bê. Rồi tương lai của cây hồ tiêu cũng khá bấp bênh, khi vài năm nữa vườn tiêu mới cho thu hoạch, nếu ồ ạt trồng lại rơi vào tình cảnh như những năm vừa qua. Chưa kể, thị trường hồ tiêu trong nước thường bị thao túng. Như đợt giảm giá vừa qua là một minh chứng. Bằng những thủ thuật, một vài đơn vị đã bán ra/mua vào lượng tiêu lớn với giá hợp lý.

Có một điểm tích cực, người dân ngày càng nhận thức được chất lượng của nông sản sạch nên sẽ hạn chế đến mức thấp nhất việc dùng phân bón, thuốc trừ sâu. Đất sạch, nguồn nước sạch thì sẽ cho giá sản phẩm hồ tiêu cao hơn.

Tại Indonesia, sản lượng hồ tiêu của nước này có thể giảm ít nhất 30% trong vụ mùa năm sau. Tương tự, những người trồng tiêu tại bang Karnataka (Ấn Độ) lo lắng sản lượng vụ này sẽ không bằng 50% so với vụ trước.

Bên cạnh những yếu tố kể trên, chi phí sản xuất tăng cao, nhất là phân bón, xăng dầu, giá cước vận chuyển,… cũng là những nguyên nhân dự kiến sẽ tác động lên giá hồ tiêu trong thời gian tới.

Trên thị trường thế giới, theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tại Brazil, ngày 18/11, giá hạt tiêu đen xuất khẩu tăng 100 USD/tấn so với ngày 29/10, lên mức 4.300 USD/tấn.

Tại cảng Kochi của Ấn Độ, ngày 18/11, giá hạt tiêu đen xuất khẩu tăng 366 USD/tấn so với ngày 29/10, lên mức 6.766 USD/tấn.

Cùng ngày, giá hạt tiêu đen xuất khẩu tại cảng Lampung ASTA của Indonesiatăng 142 USD/tấn so với ngày 29/10, lên mức 4.537 USD/tấn.

Tại cảng Muntok của Indonesia, giá hạt tiêu trắng xuất khẩu tăng 259 USD/tấn so với ngày 29/10, lên mức 7.481 USD/tấn.

Tại cảng Kuching của Malaysia, ngày 18/11, giá hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng xuất khẩu ổn định ở mức 5.200 USD/tấn và 7.400 USD/tấn so với ngày 29/10.