Theo đó, giá xăng E5 RON 92 tăng 550 đồng/lít; xăng RON 95 tăng 660 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel và dầu hỏa được giữ nguyên, còn giá dầu mazut giảm 390 đồng/lít.

Sau điều chỉnh, xăng E5 RON 92 có giá bán tối đa là 23.660 đồng/lít; xăng RON 95 có giá 24.990 đồng/lít, dầu diesel giữ nguyên mức giá 18.710 đồng/lít; dầu hỏa giữ mức 17.630 đồng/lít, dầu mazut giảm còn 16.820 đồng/kg. Như vậy, giá xăng chỉ còn cách mức giá lịch sử vào hồi tháng 7/2013 (25.070 đồng một lít) khoảng 80 đồng.

Giá xăng ngày 10/11: Giá xăng tăng cao nhất 660 đồng/lít
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, nền kinh tế đang rất khó khăn khi đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc giá xăng tăng cao sẽ đẩy chi phí nhiều lĩnh vực khác, gây thêm khó khăn trong quá trình phục hồi kinh tế.

Trước đó, thị trường đã trải qua nhiều lần tăng giá liên tiếp đối với mặt hàng xăng dầu. Tại kỳ điều chỉnh gần đây nhất, dù mạnh tay chi quỹ bình ổn, giá xăng dầu vẫn tăng ở mức cao. Cụ thể, mỗi lít xăng E5 RON 92 tăng thêm 1.430 đồng; xăng RON 95 tăng 1.460 đồng/lít. Các loại dầu cũng tăng cao, trong đó dầu diesel tăng 1.170 đồng/lít; dầu hỏa tăng 1.010 đồng/lít.

Như vậy, trong 1 năm qua, giá xăng trong nước đã tăng tới 18 lần, giảm 3 lần và giữ nguyên 3 lần, với xăng E5 RON 92 tăng tổng cộng 9.775 đồng/lít, xăng RON 95 tăng 10.289 đồng/lít.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, nền kinh tế đang rất khó khăn khi đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc giá xăng tăng cao sẽ đẩy chi phí nhiều lĩnh vực khác, gây thêm khó khăn trong quá trình phục hồi kinh tế.

Trong khi đó, theo số liệu của Bộ Công thương, từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu thành phẩm trên thế giới tăng rất mạnh, từ 45%-48%. Vào lúc 6h45 (giờ Việt Nam) ngày 8/11, giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 0,52% lên 81,59 USD/thùng. Chạm đáy vào tháng 4/2020 và có thời điểm rơi xuống mức âm, hiện giá dầu thô WTI trên đà “hồi sinh”, cao nhất trong 7 năm của dầu WTI kể từ cuối năm 2014. Trong khi đó, giá dầu thô Brent giao tháng 1/2022 cũng tăng 0,7% lên 82,97 USD/thùng.

Giá xăng dầu tăng cao sẽ có ảnh hưởng nhất định đến giá cả của một số hàng hoá và mặt bằng giá cả trong nền kinh tế quốc dân đồng thời sẽ có tác động trực tiếp đến khách hàng mua lẻ và các ngành vận tải, còn tác động gián tiếp là giá cả các mặt hàng, dịch vụ khác sẽ tăng. Bởi các ngành sản xuất và tiêu dùng đều cần đến nhiên liệu, điện, khí để vận hành máy móc, thiết bị và thông qua các khâu vận chuyển, nếu giá xăng tăng sẽ khiến giá chi phí nhiên liệu và chi phí vận chuyển tăng.

Giá xăng dầu tăng cũng là một yếu tố quan trọng làm tăng khả năng lạm phát tăng cao trong các tháng cuối năm. Tuy nhiên, kể cả giá xăng dầu, hàng hóa đều tăng trong thời gian tới nhưng lạm phát vẫn ở mức thấp, khoảng 2,8-3,2% trong giới hạn 4% Quốc hội và Chính phủ đề ra.

Vừa qua, tại buổi thảo luận tại phiên họp của Quốc hội sáng 30/10 về dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, đại biểu quốc hội cũng đã đề nghị Chính phủ sớm xem xét can thiệp bình ổn giá xăng dầu, tránh tác động đến lạm phát trong thời gian tới.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân kiến nghị Chính phủ cần có kịch bản ứng phó, không để kinh tế vĩ mô bất ổn trước những tác động từ kinh tế thế giới. Đặc biệt là việc các nước đang tung ra các gói kích thích nền kinh tế làm tăng tổng cầu có thể khiến chi phí giá cả tăng cao, nhất là là giá xăng dầu, có thể tác động đến lạm phát trong thời gian tới, đặc biệt là các chi phí, dự toán đầu tư có thể thay đổi.

Từ đó đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị Chính phủ sớm xem xét can thiệp bình ổn giá xăng dầu vì hiện nay xăng dầu tăng nhanh và chúng ta còn dư địa, công cụ như các loại thuế, phí cần phải được sử dụng khi giá xăng dầu tăng lên.