Giá cà phê ngày 28/11

Giá cà phê hôm nay 28/11 tại thị trường trong nước đi ngang. Tuần này, giá cà phê trong nước tăng mạnh thêm 500 - 600 đ/kg so với tuần trước.

Hiện tại, cà phê tại huyện Di Linh, Bảo Lộc và Lâm Hà của tỉnh Lâm Đồng hôm nay đang thu mua ở giá 40.800 đ/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk), giá cà phê hôm nay giữ ở mức 41.600 đ/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk) và Buôn Hồ (Đắk Lắk), giá cà phê hiện cùng giữ mức 41.500 đ/kg.

Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp của tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay lần lượt thu mua ở mức 41.600 và 41.500 đ/kg.

Cà phê trong nước đi ngang
Cà phê trong nước đi ngang

Giá cà phê hôm nay tại Chư Prông tỉnh Gia Lai đang ở mức 41.500 đ/kg, ở Pleiku và La Grai cùng mức 41.400 đ/kg. Còn, giá cà phê tại tỉnh Kon Tum đang thu mua với mức 41.400 đ/kg.

Đại diện Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam nhận định, chu kỳ 10 năm của ngành hàng cà phê đang quay trở lại. Dự báo giá cà phê sẽ đạt đỉnh vào cuối năm.

Mặc dù vậy, để giá cà phê quay về thời hoàng kim 46.000 - 47.000 đồng/kg còn phụ thuộc nhiều vào tình hình kiểm soát dịch Covid-19, tốc độ phục hồi kinh tế thế giới và thời tiết của các nước trồng cà phê lớn trên thế giới.

Hiện tại, giá nông sản hôm nay tại thị trường trong nước tiếp tục tăng nhẹ ở mặt hàng hồ tiêu và đi ngang ở mặt hàng cà phê.

Trong khi đó, tại thị trường thế giới trên Sàn giao dịch London, ngày 18/11, giá cà phê giao kỳ hạn tháng 1/2022 tăng 3,4%; kỳ hạn giao tháng 3/2022 và tháng 5/2022 cùng tăng 3,7% so với ngày 8/11, lên mức 2.256 USD/tấn, 2.209 USD/tấn và 2.184 USD/tấn.

Trên Sàn giao dịch New York, giá cà phê arabica thiết lập mức cao mới sau hơn một thập kỷ. Nguyên nhân xuất phát từ thông tin số việc làm ở Mỹ tăng cao, sau khi Tổng thống Joe Biden ký đạo luật chi tiêu cho cơ sở hạ tầng trị giá 1.200 tỷ USD.

Ngày 18/11, giá cà phê arabica giao kỳ hạn tháng 12/2021, tháng 3/2022, tháng 5/2022 và tháng 7/2022 tăng lần lượt 14,3%, 13,7%, 13,4% và 13,3% so với ngày 8/11, lên mức 232,6 US cent/lb, 234,75 US cent/lb, 235 US cent/ lb và 234,95 US cent/lb.

Trên sàn giao dịch BMF của Brazil, ngày 18/11, giá cà phê giao kỳ hạn tháng 12/2021 và tháng 9/2022 tăng lần lượt 8,9% và 15,9% so với ngày 8/11, lên mức 264,7 US cent/lb, 286 US cent/lb; kỳ hạn giao tháng 3/2022 và tháng 5/2022 cùng tăng 10,2% so với ngày 8/11, lên mức 273,95 US cent/lb và 274,6 US cent/lb.

Giá hồ tiêu ngày 28/11

Giá tiêu hôm nay 28/11 tại thị trường trong nước tăng nhẹ, đây là phiên thứ 2 liên tiếp tăng.

Cụ thể, giá hồ tiêu hôm nay tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông đang giao dịch ở mức 83.000 đ/kg, tăng nhẹ 500 đồng.

Giá tiêu Gia Lai hôm nay 28/11 tăng thêm 500 đồng, thu mua ở mức 82.000 đ/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai hôm nay tiếp tục giao dịch ở mức 83.000 đ/kg, tăng thêm 500 đồng so với hôm qua.

Hồ tiêu tiếp đà tăng mạnh
Hồ tiêu tiếp đà tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay tại Bà Rịa - Vũng Tàu đi ngang, thu mua ở ngưỡng 85.000 đ/kg - mức giao dịch hồ tiêu cao nhất cả nước hôm nay.

Còn tại Bình Phước, giá tiêu hôm nay 28/11 đang giao dịch ở ngưỡng 84.000 đ/kg, tăng nhẹ 500 đồng so với hôm qua.

Thị trường hồ tiêu trong nước đang lấy lại được đà tăng trưởng sau quãng thời gian giảm và chững giá. Tuần này, giá tiêu trong nước đã tăng thêm 500 - 1.000 đ/kg, trong khi giá tiêu xuất khẩu vẫn đang duy trì ổn định.

Theo ghi nhận, từ đầu tuần nhiều công ty xuất khẩu đã ngừng mua vào, đây là động thái cho thấy họ đã gom đủ hàng và thị trường cũng dứt đà giảm. Hiện các thương lái hoạt động mạnh, hỏi mua nhiều nhưng khối lượng giao dịch thực tế không đáng bao nhiêu.

Dự báo trong tháng cuối cùng của năm 2021, giá tiêu sẽ tăng tốt, do nhu cầu Mỹ, châu Âu, Trung Đông ,Trung Quốc đồng loạt dồn mua hàng. Nhất là các tháng 1, 2, 3/2021, hàng đang rất hiếm. Lúc đó hồ tiêu vụ mới của Việt Nam chưa đủ thời gian để đưa ra thị trường.

Theo dự báo của nhiều chuyên gia, cuối năm 2021 giá hồ tiêu trong nước có thể chinh phục mốc 100.000 đồng/kg.

Theo ước tính của Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), sản lượng hồ tiêu toàn cầu sẽ đạt 574.000 tấn trong năm 2021, giảm 3% so với ghi nhận vào năm trước. Trong đó sản lượng của Việt Nam giảm 8%.

Tại Indonesia, sản lượng hồ tiêu của nước này có thể giảm ít nhất 30% trong vụ mùa năm sau. Tương tự, những người trồng tiêu tại bang Karnataka (Ấn Độ) lo lắng sản lượng vụ này sẽ không bằng 50% so với vụ trước.

Bên cạnh những yếu tố kể trên, chi phí sản xuất tăng cao, nhất là phân bón, xăng dầu, giá cước vận chuyển,… cũng là những nguyên nhân dự kiến sẽ tác động lên giá hồ tiêu trong thời gian tới.