Giá cà phê ngày 15/11

Giá cà phê tại huyện Di Linh, Bảo Lộc và Lâm Hà của tỉnh Lâm Đồng hôm nay đang thu mua ở giá 40.400 đ/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk), giá cà phê hôm nay giữ ở mức 41.300 đ/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk) và Buôn Hồ (Đắk Lắk), giá cà phê hiện cùng giữ mức 41.200 đ/kg.

Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp của tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay lần lượt thu mua ở mức 41.300 và 41.200 đ/kg.

Giá cà phê hôm nay tại Chư Prông tỉnh Gia Lai đang ở mức 41.300 đ/kg, ở Pleiku và La Grai cùng mức 41.200 đ/kg. Còn, giá cà phê tại tỉnh Kon Tum đang thu mua với mức 41.200 đ/kg.

Thị trường cà phê đi ngang. Ảnh minh họa
Thị trường cà phê đi ngang. Ảnh minh họa

Tại thị trường thế giới, giá cà phê hôm nay 15/11 duy trì ổn định ở cả 2 sàn giao dịch lớn.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta trên sàn London giao tháng 1/2022 giảm 15 USD/tấn ở mức 2.277 USD/tấn, giao tháng 3/2022 giảm 5 USD/tấn ở mức 2.222 USD/tấn.

Còn giá cà phê Arabica trên sàn New York giao tháng 12/2021 tăng 8,8 cent/lb ở mức 219,7 cent/lb, giao tháng 3/2022 tăng 8,65 cent/lb ở mức 221,95 cent/lb.

Trong tuần qua, giá cà phê trên sàn Lodon có 2 phiên giảm và 3 phiên tăng liên tiếp giữa tuần. Hiện đang giao ngay tháng 1/2022 tăng tất cả 96 USD, tức tăng 4,40 %, lên 2.277 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3 tăng tất cả 91 USD, tức tăng 4,27 %, lên 2.222 USD/tấn, các mức tăng rất mạnh.

Trong khi, giá cà phê trên sàn New York lại có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm đan xen. Hiện giá kỳ hạn giao ngay tháng 12/2021 tăng tất cả 16,15 cent, tức tăng 7,93 %, lên 219,70 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3 tăng tất cả 15,55 cent, tức tăng 7,53 %, lên 221,95 cent/lb, các mức tăng rất mạnh.

Theo các chuyên gia, thị trường cà phê thế giới tăng cao do lo ngại nguồn cung Brazil sẽ thiếu hụt nghiêm trọng trong măm tới, khi có thêm nhiều dự báo sản lượng thất thu ngay trong vụ “được mùa” theo chu kỳ “hai năm một”, do tác động của hạn hán ngay từ đầu năm nay và các đợt sương giá xảy ra hồi tháng 7.

Giá hồ tiêu ngày 15/11

Tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 82.500 đ/kg.

Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (83.000 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (83.000 đ/kg); Bình Phước (84.000 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 85.000 đ/kg.

Đà giảm của thị trường trong nước vẫn chưa có dấu hiệu dứt khi mà lực bán tháo để chốt lời vẫn mạnh tại các địa phương.

Tổng hợp tuần qua, khu vực Tây Nguyên mất 2.500 - 3.000 đồng/kg, các tỉnh Đông Nam Bộ giảm 2.000 đồng/kg.

Tuần trước đó, giá tiêu trong nước giảm 1.500 đồng/kg ở khu vực Tây Nguyên, giảm 2.500 đồng/kg ở các tỉnh Đông Nam Bộ. 2 tuần suy giảm liên tiếp đẩy thị trường trong nước xuống gần mốc 80.000 đồng/kg.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đến thời điểm này, nhiều người lo ngại giá tiêu sẽ tiếp tục giảm sâu hơn nữa. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hồ tiêu sẽ sớm tăng trở lại. Bởi, theo nhận định, đà giảm mạnh của thị trường từ đầu tháng bắt nguồn từ việc xả hàng chốt lời của giới đầu cơ. Sau đó dẫn tới tâm lý "đám đông" hùa theo bán hàng vì sợ giá xuống thấp hơn nữa.

Nhưng đây chỉ là điều chỉnh của thị trường trong nước. Với hồ tiêu xuất khẩu, tính từ đầu tháng đến nay, Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC) vẫn niêm yết giá tiêu đen Việt Nam ở mức 4.290 USD/tấn, tức là giá không đổi trong 2 tuần qua, bất chấp thị trường trong nước đã giảm tới gần 5.000 đồng/kg.

Còn 3 tháng nữa mới tới vụ thu hoạch mới của hồ tiêu Việt Nam. Từ nay tới đó, chúng ta còn cần khoảng hơn 50.000 tấn tiêu cho xuất khẩu.

Như nhiều lần các cơ quan chức năng, nhiều chuyên gia nhận định, lượng hồ tiêu vụ 2020 - 2021 đã được bán hết. Vậy nên, hiện nguồn cung cho xuất khẩu cuối năm là khan hiếm sẽ thúc đẩy giá tiêu tăng.

Theo ước tính của IPC, sản lượng hạt tiêu toàn cầu đạt 574.000 tấn trong năm 2021, giảm 3% so với năm trước. Trong đó sản lượng của Việt Nam giảm 8%, và dự kiến tiếp tục giảm trong năm tới do thời tiết bất lợi khiến năng suất thấp.

Báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho thấy, nhu cầu nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng mạnh vào dịp cuối năm. Điều này sẽ tác động tích cực lên giá hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh nguồn cung nội địa gần như đã cạn kiệt, và nhiều khả năng lượng hàng đầu cơ từ những năm trước sẽ được bán ra.

Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu hạt tiêu của nước này trong 9 tháng đầu năm 2021 đạt xấp xỉ 41 triệu USD, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Tuy nhiên, nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc từ Việt Nam trong thời gian này tăng 10,9%, đạt 12,52 triệu USD.

Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 25,66% trong 9 tháng đầu năm 2020 lên 30,54% trong 9 tháng đầu năm 2021.