Giá Arabica có thể chịu sức ép nếu đồng Real của Brazil suy yếu
Giá Arabica có thể chịu sức ép nếu đồng Real của Brazil suy yếu

Tồn kho Arabica đạt chuẩn tiếp tục được củng cố trong bối cảnh xuất khẩu tích cực tại Brazil. Trong báo cáo kết phiên 19/3, số cà phê đã qua chứng nhận tăng thêm 15.880 bao loại 60kg, nâng tổng lượng Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE-US lên mức 532.266 bao, mức cao nhất trong hơn 7 tháng. Tuy vậy, lượng cà phê chờ chờ chứng nhận đã giảm 6 phiên liên tiếp, về còn khoảng 118.000 bao. Đây có thể lực cản đối với việc phục hồi tồn kho về dài hạn.

Yếu tố vĩ mô đang là thông tin đáng chú ý với thị trường cà phê ở hiện tại. Sáng nay, chỉ số Dollar Index nối tiếp đà tăng khi nhích nhẹ thêm 0,04%. Trong khi đó, đồng Real Brazil có sự dịu lại vào cuối phiên hôm qua, đặc biệt khi thị trường đang kỳ vọng Uỷ ban Chính sách Tiền tệ Ngân hàng Trung Ương Brazil (BCB) sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản trong cuộc họp lãi suất tháng này. Điều này có thể khiến tỷ giá USD/BRL hồi lại trong phiên hôm nay và gây sức ép lên giá cà phê.

Giá Arabica có thể chịu sức ép nếu đồng Real của Brazil suy yếu

Tại thị trong nước, số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu cà phê năm 2023 đạt 1,62 triệu tấn, giảm 8,7% so với năm 2022; nhưng kim ngạch đạt mức cao kỷ lục hơn 4,24 tỷ USD, tăng 4,6%. Giá cà phê xuất khẩu bình quân trong năm 2023 đạt 2.614 USD/tấn, tăng 14,5% so với năm 2022.

Trong báo cáo mới đây, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo giá cà phê Robusta và Arabia sẽ còn tăng do thị trường lo ngại cước phí vận tải biển tăng cao và yếu tố thời tiết không thuận lợi tại các vùng trồng cà phê của Brazil.

Trong nước, giá cà phê duy trì mức tăng khoảng 1.100 - 1.200 đồng/kg và tiếp tục lập đỉnh giá mới, chính thức vượt mốc 76.500 đồng/kg và áp sát mức 77.000 đồng/kg.

Hiện giá cà phê trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là 76.600 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông là 76.900 đồng/kg. Trong khi đó, giá cà phê thu mua tại tỉnh Gia Lai, tỉnh Kon Tum là 76.600 đồng/kg.

Hiện nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cũng đã kín đơn hàng cho tới hết quý I/2024. Để duy trì đà tăng trưởng này các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam đã mở rộng thị phần sang một số thị trường mới, cùng với đó ở những thị trường quen thuộc như tại châu Âu, các doanh nghiệp cũng đã chuẩn bị kỹ lưỡng trước để đáp ứng những quy định mới.