Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn

Tại Hội nghị, ông Lê Tấn Tới - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết còn 2 loại ý kiến khác nhau về việc đổi tên gọi Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước.

Cụ thể, ý kiến thứ nhất đồng ý đổi tên luật và chỉ ra ưu điểm của phương án này là thể hiện bao quát, đầy đủ các chính sách được đề xuất trong dự thảo luật. Cụ thể là chính sách bổ sung điều chỉnh đối với đối tượng là người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch; chính sách về căn cước điện tử.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, hạn chế của việc đổi tên là tác động đến tâm lý một bộ phận người dân. Họ lo ngại sẽ phải thay đổi thẻ căn cước công dân, thay đổi các thủ tục hành chính sử dụng thẻ căn cước công dân, không bảo đảm sự ổn định của chính sách.

Việc này cũng tác động đến đại đa số công dân Việt Nam đang được cấp và sử dụng thẻ căn cước công dân.

Với ý kiến thứ hai là giữ nguyên tên gọi Luật Căn cước công dân, ông Lê Tấn Tới cũng chỉ ra ưu điểm về tính ổn định với quy định của pháp luật cũng như các loại giấy tờ, thủ tục hành chính, dân sự.

Bên cạnh đó, tên gọi Luật Căn cước công dân gắn với tên gọi thẻ căn cước công dân, thể hiện địa vị pháp lý là công dân Việt Nam với đầy đủ quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam.

Nhưng ngoài ưu điểm kể trên thì hạn chế của phương án này là không thể hiện được đầy đủ chính sách sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật này; chưa phù hợp, bao quát đầy đủ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cũng cho biết Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh nhất trí với loại ý kiến thứ nhất. Song vì đây là nội dung còn có ý kiến khác nhau, nên Thường trực Ủy ban Quốc phòng - Anh ninh đề nghị các đại biểu Quốc hội tiếp tục cho ý kiến về tên gọi của luật.

Tương tự, về tên gọi của thẻ căn cước, cơ quan thẩm tra cũng cho biết hiện còn 2 ý kiến khác nhau.

"Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh cho rằng việc đổi tên thẻ căn cước như dự thảo luật Chính phủ trình là phù hợp; không phát sinh thủ tục, không phát sinh chi ngân sách Nhà nước, chi phí của xã hội", ông Tới nói.

Tuy nhiên, đây là nội dung các đại biểu Quốc hội còn nhiều ý kiến khác nhau, Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh đề nghị đại biểu Quốc hội cho ý kiến để lựa chọn quyết định về tên gọi của thẻ.

Liên quan vấn đề trên, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) bày tỏ thống nhất với báo cáo giải trình, tiếp thu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; thống nhất với việc đặt tên là thẻ căn cước. Theo đại biểu, trên thực tế, đặt tên là thẻ căn cước sẽ đảm bảo gọn gàng của tên gọi.... Một số đại biểu cho rằng việc đổi tên thẻ sẽ gây tốn kém ngân sách, tuy nhiên, dự thảo quy định những người đã được cấp thẻ căn cước công dân gắn chip không nhất thiết phải đổi thẻ. Đại biểu cho rằng việc này sẽ không gây tốn kém như lo lắng của các đại biểu. Mặt khác, phạm vi điều chỉnh của thẻ căn cước cũng bao quát được đối tượng áp dụng của luật bao gồm công dân Việt Nam, người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa được xác định quốc tịch. Đây là vấn đề mới, phù hợp và cần thiết. Do đó, đại biểu cho rằng, việc đổi tên là thẻ căn cước hoàn toàn phù hợp với thực tiễn. Đại biểu Phạm Văn Hoà cũng bày tỏ thống nhất với việc cần thiết cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định quốc tịch.

Phát biểu làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng cảm ơn sự đóng góp trách nhiệm, tâm huyết, sâu sắc hoàn thiện dự thảo luật; ban soạn thảo đã tiếp thu, giải trình đầy đủ các ý kiến góp ý từ kỳ họp thứ 5. Đến nay, dự thảo cơ bản thỏa mãn các yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; quán triệt, thể chế hóa chủ trương của Đảng nhất là chủ trương chuyển đổi số, công dân số; bám sát các chính sách lớn, đánh giá đầy đủ đối tượng tác động; đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, đồng bộ hệ thống pháp luật.

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng cho biết, dự thảo luật còn một số nội dung còn ý kiến khác nhau, trong đó về tên gọi của luật. Đa số ý kiến cho rằng tên gọi Luật Căn cước đảm bảo tính khoa học, tính phổ biến, phù hợp với thông lệ quốc tế, mang tính bao trùm, toàn diện, phù hợp với sự thay đổi phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của dự thảo luật. Ban soạn thảo tiếp tục tiếp thu, giải trình thấu đáo các vấn đề đại biểu nêu chưa đồng tình với tên gọi Luật Căn cước, đảm bảo các điều kiện trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 tới.

Phát biểu điều hành nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, các vị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã thảo luận tại Tổ và Hội trường về dự án Luật Căn cước. Đã có 151 lượt ý kiến đại biểu Quốc hội
Phát biểu điều hành nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, các vị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã thảo luận tại Tổ và Hội trường về dự án Luật Căn cước. Đã có 151 lượt ý kiến đại biểu Quốc hội phát biểu (trong đó có 130 lượt ý kiến phát biểu tại Tổ, 17 ý kiến phát biểu và 04 ý kiến tranh luận tại Hội trường). Đa số ý kiến ĐBQH tán thành về sự cần thiết ban hành Luật; đánh giá cao việc chuẩn bị hồ sơ dự án Luật và Báo cáo thẩm tra của

Điều hành thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương khái quát tại kỳ họp thứ 5, sau khi thảo luận về dự thảo luật này, có 17 ý kiến nhất trí với đề xuất đổi tên.

Ngược lại, 22 ý kiến đề nghị giữ nguyên tên luật và quy định việc cấp giấy tờ phù hợp với đối tượng người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch cho phù hợp tại điều khoản thi hành.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, tại phiên họp thứ 25 ngày 18/8 vừa qua, đa số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội chọn phương án giữ tên Luật Căn cước công dân.

Với để xuất đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhất trí giữ nguyên thẻ căn cước công dân. Ông Phương đề nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách cho ý kiến làm rõ hơn và thể hiện quan điểm của mình về tên luật cũng như tên thẻ.

Trước đó, vào chiều ngày 22/6, Quốc hội cũng đã thảo luận về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi).

Đại biểu Trần Công Phàn (Đoàn Bình Dương) cho rằng, Quốc hội vẫn đang bàn về sửa đổi dự thảo Luật Căn cước công dân và thẻ căn cước công dân, chưa có chỗ nào là Luật Căn cước và thẻ căn cước. Nếu Quốc hội thông qua thì mới là Luật Căn cước.

Theo đại biểu Trần Công Phàn, không thể thay đổi tên gọi của luật vì như thế sẽ mở rộng phạm vi điều chỉnh. Ông Phàn dẫn báo cáo của Chính phủ cho biết, hiện có khoảng 31.000 người gốc Việt đang sinh sống ở Việt Nam nhưng chưa có quốc tịch cần phải quản lý, cấp giấy xác nhận căn cước. Hiến pháp quy định công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Nhà nước cấp thẻ căn cước công dân để thể hiện đây là công dân Việt Nam. Còn với 31.000 người chưa có quốc tịch, Nhà nước phải quản lý nhưng phải có loại thẻ khác dành cho họ để phân biệt vì họ chưa phải là công dân Việt Nam.

Cùng nói về nội dung này, đại biểu Lê Hoàng Anh (Đoàn Gia Lai) cho rằng, từ "công dân" đã chỉ đích danh là con người. Nếu chúng ta dùng từ "căn cước" thì không thể chỉ đích danh con người được.

Ông Hoàng Anh cũng nói, đối tượng là những người gốc Việt đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa có quốc tịch thì không phải là công dân Việt Nam, do vậy có thể tính toán để cấp loại giấy tờ khác để quản lý chứ không nhất thiết là thẻ căn cước.

Các đại biểu cũng không đồng tình việc đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước. Việc người dân đổi thẻ căn cước công dân sang thẻ căn cước phải nộp phí nên phải cân nhắc.