Khối Thịnh vượng chung các quốc gia là gì?

Khối Thịnh vượng chung còn được gọi Khối thịnh vượng chung các quốc gia (Commonwealth of Nations) là một tổ chức liên chính phủ của 53 quốc gia thành viên, hầu hết từng là lãnh thổ của Đế quốc Anh. Từ năm 1931 đến 1949 còn được gọi là Khối thịnh vượng chung Anh.

Khối Thịnh vượng chung được khởi nguồn từ giữa thế kỷ XX với sự phi thuộc địa hóa của Đế quốc Anh thông qua tăng quyền tự quản cho các lãnh thổ. Tổ chức chính thức thành lập bằng Tuyên ngôn Luân Đôn năm 1949, trong đó xác định các quốc gia thành viên là "tự do và bình đẳng".

Khối Thịnh vượng chung bao phủ hơn 29.958.050 km2 (11.566.870 dặm vuông Anh), gần một phần tư diện tích đất liền thế giới, và trải trên mọi lục địa. Với dân số ước tính là 2,328 tỷ vào năm 2013, gần một phần ba dân số thế giới, Khối Thịnh vượng chung vào năm 2014 có GDP danh nghĩa là 10.450 tỷ USD, chiếm 14% GDP danh nghĩa toàn cầu.

Cờ hiệu của Khối Thịnh vượng chung.
Cờ hiệu của Khối Thịnh vượng chung.

Tên cũ của khối là Khối Thịnh vượng Chung Anh. Sau năm 1949, khối Thịnh vượng Chung hiện đại đã ra đời và các thành viên quyết định bỏ chữ Anh ra khỏi tên khối. Từ đó tới nay, có 2 người đã lãnh đạo khối là Vua George VI và Nữ hoàng Elizabeth II. Các thành viên sáng lập của khối Thịnh vượng Chung là Australia, Canada, Ấn Độ, New Zealand, Pakistan, Nam Phi, Sri Lanka và Anh với mục đích ban đầu nhằm thành lập hiệp hội tự do của các nước độc lập.

Khối Thịnh vượng chung có tất cả 53 thành viên. Hai quốc gia cuối cùng gia nhập Khối thịnh vượng chung là Gabon và Togo. Malta và Síp là thành viên của cả Khối thịnh vượng chung và EU, nhưng họ vẫn ở lại EU ngay cả sau khi Anh rời khỏi vào năm 2020.

Trong 53 quốc gia thành viên của khối Thịnh vượng Chung, không phải quốc gia nào cũng từng là thuộc địa của Đế quốc Anh. Rwanda và Mozambique gia nhập khối lần lượt vào các năm 2009 và 1995 và họ chưa từng bị Anh đô hộ. Một số nước thành viên cũng từng rút ra hoặc bị khai trừ khỏi khối. Cựu Tổng thống Robert Mugabe đã rút Zimbabwe ra khỏi khối năm 2003 sau khi bị cáo buộc gian lận bầu cử và bị đình chỉ tư cách thành viên. Một số trường hợp các quốc gia đã rút ra rồi lại tái gia nhập như Nam Phi, Pakistan. Quốc gia cuối cùng rời khỏi khối là Madives vào năm 2016.

Trong 53 quốc gia, chỉ có 16 quốc gia coi Nữ hoàng Anh Elizabeth II là người đứng đầu nhà nước, 6 vương quốc khác có vua trị vì cho riêng mình là Lesotho, Swaziland, Brunei Darussalam, Malaysia, Samo, Tonga. 31 quốc gia theo chế độ Cộng hòa.

Các thành viên khác trong Thịnh vượng chung có những nhân vật khác nắm giữ vị thế nguyên thủ quốc gia: 32 thành viên theo chế độ cộng hòa và năm thành viên có chế độ quân chủ lập hiến là một nhân vật khác.

Các quốc gia thành viên không có nghĩa vụ pháp lý với nhau. Thay vào đó, họ liên hiệp thông qua ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa, và chia sẻ những giá trị về dân chủ, nhân quyền và pháp trị.Những giá trị này được ghi trong Hiến chương Khối Thịnh vượng chungvà được xúc tiến thông qua Đại hội thể thao Thịnh vượng chung. Khối thịnh vượng chung thường được mô tả như một “gia đình” của các quốc gia và dân tộc. Điều này thể hiện rõ nhất trong mạng lưới của hơn 80 tổ chức, đoàn thể, thể chế, hiệp hội, cơ quan và tổ chức từ thiện hoạt động nhằm cải thiện cuộc sống của mọi người.

Khối Thịnh vượng Chung không có Hiến pháp. Năm 2012, khối ban hành Hiến chương 16 điểm về những giá trị các thành viên trong khối bao gồm: dân chủ, bình đẳng giới, phát triển bền vững và hoà bình và an ninh quốc tế.

Nữ hoàng Elizabeth II và Thái tử Charles tại Hội nghị thượng đỉnh Khối thịnh vượng chung 2018
Nữ hoàng Elizabeth II tại Hội nghị thượng đỉnh Khối thịnh vượng chung 2018. Ảnh: Getty

Trọng tâm của Khối Thịnh vượng chung là ba tổ chức liên chính phủ:

Ban Thư ký Khối Thịnh vượng chung hỗ trợ các nước thành viên đạt được các mục tiêu của Khối thịnh vượng chung. Trang web này được điều hành bởi Ban Thư ký Khối thịnh vượng chung.

Trong đó, Ban thư ký Khối thịnh vượng chung, được thành lập năm 1965, hỗ trợ các quốc gia thành viên để đạt được sự phát triển, dân chủ và hòa bình. Ban thư ký là tiếng nói cho các tiểu bang nhỏ và dễ bị tổn thương.

Ban thư ký giúp tăng cường quản trị, bao gồm xây dựng các thể chế và thúc đẩy công lý và nhân quyền. Công việc của Ban đó là giúp phát triển nền kinh tế và thúc đẩy thương mại, trao quyền cho những người trẻ tuổi và giải quyết các mối đe dọa như biến đổi khí hậu, nợ nần và bất bình đẳng.

Cung cấp hỗ trợ đào tạo, kỹ thuật và hỗ trợ những người ra quyết định xây dựng luật pháp và đưa ra các chính sách. Triển khai các chuyên gia và quan sát viên, những người đưa ra lời khuyên và giải pháp vô tư cho các vấn đề quốc gia. Cung cấp các hệ thống, phần mềm và nghiên cứu để quản lý tài nguyên.

Tại các hội nghị thượng đỉnh Khối thịnh vượng chung, Ban thư ký tập hợp các nhà lãnh đạo chính phủ. Bằng cách hợp nhất các quốc gia thành viên theo cách này, sẽ giúp tăng cường tiếng nói và đạt được hành động tập thể đối với các thách thức toàn cầu.

Các lĩnh vực ưu tiên sẽ được thống nhất tại các cuộc họp của Chính phủ Khối thịnh vượng chung, diễn ra hai năm một lần. Hội nghị thượng đỉnh tiếp theo là ở Rwanda vào năm 2020.

Cấu trúc của Ban Thư ký Khối thịnh vượng chung được chia thành ba khu vực:

  • Quản trị và hòa bình
  • Thương mại, đại dương và tài nguyên thiên nhiên
  • Phát triển kinh tế, xã hội và phát triển bền vững

Sự thành lập Ban Thư ký Khối thịnh vượng chung năm 1965 đã nhấn mạnh sự bình đẳng của tất cả các thành viên. Nó cho phép Khối phát triển theo một cách độc lập phù hợp với lợi ích chung của tất cả các thành viên.

Quỹ Thịnh vượng chung ủng hộ sự tham gia của người dân vào dân chủ và phát triển.

Khối Thịnh vượng chung về học tập thúc đẩy học tập mở và giáo dục từ xa.

Ngoài ra, còn có một loạt các tổ chức dân sự và nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực chuyên môn từ giáo dục đến quy hoạch đô thị được công nhận bởi Khối thịnh vượng chung.

Nhiệm vụ của Khối Thịnh vượng chung là Hỗ trợ các chính phủ thành viên; tạo sự hợp tác giữa gia đình Khối thịnh vượng chung và các tổ chức khác; cải thiện phúc lợi của mọi công dân Khối thịnh vượng chung và thúc đẩy lợi ích chung của họ trên toàn cầu.

Vai trò của Nữ hoàng Anh Elizabeth II trong Khối Thịnh vượng chung

Trong 53 quốc gia, chỉ có 16 quốc gia coi Nữ hoàng Anh Elizabeth II là người đứng đầu nhà nước, trong đó có Canada, Australia và New Zealand. 6 vương quốc khác có vua trị vì cho riêng mình là Lesotho, Swaziland, Brunei, Malaysia, Samo, Tonga. 31 quốc gia theo chế độ Cộng hòa.

Nữ hoàng Nữ hoàng Elizabeth II đã lãnh đạo Khối thịnh vượng chung kể từ năm 1952, khi bà đảm nhận vai trò từ người cha quá cố là vua George VI.

Tuy nhiên, vị thế này không phải là “cha truyền con nối”, mà nó phụ thuộc vào các nhà lãnh đạo của 53 nước thành viên bầu chọn ra người kế nhiệm.

Tại hội nghị thượng đỉnh Khối thịnh vượng chung diễn ra tại London diễn ra vào năm 2018, Nữ hoàng Elizabeth II bày tỏ hy vọng rằng con trai mình là Thái tử Charles sẽ được chọn trở thành lãnh đạo của Khối.

"Đó là ước nguyện chân thành của tôi rằng Khối thịnh vượng chung sẽ tiếp tục mang đến sự ổn định và liên tục cho các thế hệ tương lai và mong rằng một ngày nào đó Hoàng tử xứ Wales nên thực hiện công việc quan trọng mà cha tôi đã bắt đầu vào năm 1949", bà nói.

Mỗi ngày, tài liệu và báo cáo từ các bộ trưởng và quan chức Khối Thịnh vượng chung được trình lên Nữ hoàng. Nếu cần thiết, các tài liệu sẽ được Nữ hoàng ký.

Các thành viên hoàng gia có vai trò hỗ trợ Nữ hoàng trong các nhiệm vụ chính thức là con, cháu, anh em họ của Nữ hoàng cùng bạn đời của họ. Các thành viên hoàng gia có thể đại diện cho Nữ hoàng và quốc gia Khối Thịnh vượng chung tại các sự kiện như quốc tang, lễ hội quốc gia hoặc các chuyến công du. Các thành viên nhận và trả lời khoảng 100.000 thư mỗi năm.

Nữ hoàng Elizabeth II. Ảnh: Reuters
Nữ hoàng Elizabeth II. Ảnh: Reuters

Theo hiến pháp của nước Anh, Nữ hoàng Elizabeth II có vai trò quan trọng như mở và giải tán quốc hội cũng như phê chuẩn dự luật. Tuy nhiên, những quyền lực này phần lớn mang tính nghi lễ. Lần gần đây nhất Nữ hoàng hay Nhà vua Anh không thông qua dự luật là vào năm 1708.

Một ngày sau cuộc tổng tuyển cử, Nữ hoàng mời lãnh đạo đảng giành được nhiều ghế nhất trong hạ viện trở thành thủ tướng và thành lập chính phủ. Mỗi khi khai mạc kỳ họp quốc hội, Nữ hoàng đọc một bài phát biểu do chính phủ chuẩn bị, nêu chi tiết kế hoạch chính sách và dự luật chờ thông qua.

Nữ hoàng cũng là Tổng tư lệnh Lực lượng Vũ trang Anh, tuy nhiên, quyền lực thực tế nằm trong tay Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng. "Bà là nguyên thủ nhưng không quản lý đất nước, đó là việc của chính phủ dân cử", Asif Hameed, giảng viên luật tại Đại học Southampton, cho biết.

Vì vậy, vai trò thực tế của Nữ hoàng là trở thành biểu tượng cho sự đoàn kết của đất nước, giữ vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân. Bà thực hiện các nhiệm vụ ngoại giao, cử hành các nghi lễ như đón tiếp nguyên thủ nước ngoài hay tham gia các sự kiện chính thức.

Hoàng gia Anh đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và khuyến khích từ thiện. Các thành viên là chủ tịch hoặc người bảo trợ của khoảng 3.000 tổ chức trong nhiều lĩnh vực, từ giáo dục, môi trường cho đến bệnh viện, nhà ở. Phạm vi lớn này tạo điều kiện để các hoàng gia gặp gỡ nhiều người dân, hiểu thêm cuộc sống của họ.

Một số thành viên hoàng gia Anh thành lập các tổ chức từ thiện của riêng mình, như The Prince's Trust của Thái tử Charles, hỗ trợ những người 11-30 tuổi thất nghiệp và gặp khó khăn.

Hoàng gia còn có vai trò nổi bật trong hỗ trợ lực lượng vũ trang. Các thành viên hoàng gia Anh có mối quan hệ chính thức với nhiều đơn vị, thường xuyên đến thăm các binh sĩ, thủy thủ và phi công phục vụ trong và ngoài nước.

Nhiệm vụ của hoàng gia là tăng cường tinh thần đoàn kết của người dân. Các thành viên có thể tham gia vào các sự kiện cộng đồng và địa phương ở mọi miền của Anh, từ khai trương tòa nhà mới cho đến các hoạt động kỷ niệm.