ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Quá trình hình thành và phát triển của ACV

ACV - Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (Airports Corporation of Vietnam được thành lập theo Quyết định số 238/QĐ-BGTVT ngày 08/02/2012 của Bộ trưởng Giao thông vận tải trên cơ sở hợp nhất ba Tổng công ty: Tổng công ty Cảng hàng không miền Bắc, Tổng công ty Cảng hàng không miền Trung và Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam.

Ngày 06/10/2015, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1710/QĐ- TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam.

Ngày 10/12/2015, ACV đã tổ chức chào bán lần đầu ra công chúng 77,8 triệu cổ phần (chiếm 3,47% vốn điều lệ) tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh.

Ngày 16/03/2016, ACV đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất thành lập Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP.

Ngày 01/04/2016, ACV được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và chính thức chuyển đổi sang hoạt động là Công ty cổ phần. Bộ Giao thông vận tải là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại ACV.

Ngày 21/11/2016, cổ phiếu ACV chính thức được giao dịch trên sàn chứng khoán UPCOM, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán ACV.

Ngày 12/11/2018, Bộ Giao thông vận tải đã thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại ACV về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?
Quá trình hình thành và phát triển của ACV.

Tổng công ty hiện đang độc quyền cung cấp các dịch vụ hàng không cho các hãng bay trong và ngoài nước như dịch vụ an ninh, dịch vụ mặt đất, phục vụ hành khách, cất cánh và hạ cánh… ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Theo báo cáo tài chính 2023 do ACV công bố ngày 19/4/2024 thì đơn vị này có vốn điều lệ đăng ký: 21.771.732.360.000 đồng (Bằng chữ: Hai mươi mốt nghìn bảy trăm bảy mươi mốt tỷ bảy trăm ba mươi hai triệu ba trăm sáu mươi nghìn đồng). Người đại diện theo Pháp luật là Ông Vũ Thế Phiệt - Tổng Giám đốc. Trụ sở chính tại Số 58 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh; Mã cổ phiếu: ACV.

Ngành nghề kinh doanh chính của ACV

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không: Đầu tư, quản lý vốn đầu tư, trực tiếp sản xuất, kinh doanh tại các cảng hàng không sân bay; Đầu tư, khai thác kết cấu hạ tầng, trang bị, thiết bị cảng hàng không, sân bay; Cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không, an toàn hàng không; Cung ứng các dịch vụ bảo dưỡng tàu bay, phụ tùng, thiết bị hàng không và các trang thiết bị khác; Cung ứng các dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; Các dịch vụ tại nhà ga hành khách, ga hàng hóa; Cung ứng dịch vụ thương nghiệp, bán hàng miễn thuế, các dịch vụ phục vụ sân đỗ tại các cảng hàng không và sân bay; Cung ứng xăng dầu, mỡ hàng không (bao gồm nhiên liệu, dầu mỡ bôi trơn và chất lỏng chuyên dùng) và xăng dầu tại các cảng hàng không, sân bay; Các dịch vụ hàng không, dịch vụ công cộng khác tại các cảng hàng không sân bay.

Mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý

Mô hình hoạt động của ACV.
Mô hình hoạt động của ACV.

Danh sách ban giám đốc và cán bộ quản lý của ACV

Danh sách Ban Tổng Giám đốc và các cán bộ quản lý
Danh sách Ban Tổng Giám đốc và các cán bộ quản lý

Đến cuối năm 2023, Tổng số lượng cán bộ công nhân viên của ACV trung bình trong năm 2023 là 9.820 người, về cơ bản lao động năm 2023 tăng so với năm 2022.

Định hướng phát triển của ACV

Theo báo cáo tài chính 2023, ACV tiếp tục phát triển là doanh nghiệp nhà nước có vai trò chủ đạo, nòng cốt trong lĩnh vực quản lý khai thác và đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng Cảng hàng không, sân bay; tạo động lực cho sự phát triển của ngành hàng không Việt Nam, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước. Không đầu tư ngoài ngành.

Tiếp tục hoạt động theo mô hình Công ty mẹ-Công ty con; đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của ACV trên nền tảng công nghệ hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực quốc tế; phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp; quản lý chặt chẽ, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản của doanh nghiệp.

Tập trung đầu tư phát triển hệ thống Cảng hàng không sân bay theo quy hoạch và kế hoạch của Nhà nước; nâng cao giá trị thương hiệu ACV; nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến quốc tế của các Cảng hàng không trọng điểm, cảng cửa ngõ quốc tế; góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của giao thông hàng không với các loại hình vận tải khác, phục vụ sự phát triển kinh tế, xã hội vùng, địa phương. Phát triển hệ thống Cảng hàng không sân bay gắn liền với bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.

Đảm bảo tốt thu nhập, đời sống người lao động.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong doanh nghiệp.

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?
Tổng doanh thu năm 2023 của ACV được 19.934 tỷ đồng, đạt 102,97% kế hoạch năm, tăng 24,24% so với năm 2022.

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của ACV trong năm 2023

Theo báo cáo thường niên 2023 của ACV thì sản lượng hành khách của ACV đạt 113 triệu khách, đạt 96% kế hoạch năm và tăng 14% so với năm 2022. Trong đó, khách quốc tế là 33 triệu khách, đạt 102% kế hoạch năm và tăng 2,7 lần so với năm 2022; khách nội địa là 80 triệu khách, đạt 93% kế hoạch năm, giảm 8% so với năm 2022;

Sản lượng hàng hóa bưu kiện năm 2023: 1.264 nghìn tấn, đạt 93% kế hoạch năm và tương đương 92% so với năm 2022. Trong đó, hàng hóa bưu kiện quốc tế là 903 nghìn tấn, đạt 91% kế hoạch năm, giảm 17% so với năm 2022; hàng hóa bưu kiện nội địa là 361 nghìn tấn, đạt 93% kế hoạch năm, tăng 22% so với năm 2022;

Tổng hạ cất cánh thương mại năm 2023: 711 nghìn lượt, đạt 91% kế hoạch năm, tăng 7% so với năm 2022. Trong đó, Hạ cất cánh quốc tế là 219 nghìn lượt, đạt 102% kế hoạch năm, tăng 92% so với năm 2022; Hạ cất cánh nội địa đạt 492 nghìn lượt, đạt 88% kế hoạch năm, giảm 11% so với năm 2022.

Tổng doanh thu năm 2023 của ACV được 19.934 tỷ đồng, đạt 102,97% kế hoạch năm, tăng 24,24% so với năm 2022. Với sự phục hồi tăng trưởng sản lượng vận chuyển của thị trường quốc tế, nhóm các doanh thu hoạt động kinh doanh của ACV đạt 17.490 tỷ đồng; tăng 49,25% so với năm 2022. Doanh thu hoạt động tài chính đạt 2.419 tỷ đồng, giảm 42,56% so với năm 2022 chủ yếu do giảm lãi chênh lệch tỷ giá đánh giá lại gốc ngoại tệ cuối kỳ so với năm trước.

Ngày 31/5/2024, ACV đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 theo hình thực trực tuyến. Theo tài liệu mới cập nhật, ACV sẽ trình cổ đông thông qua kế hoạch năm 2024 với mục tiêu doanh thu công ty mẹ ở mức 20.325 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 9.378 tỷ đồng, lần lượt tăng 2% và 6% so với thựchiện năm ngoái. Năm nay, ACV ước tính tổng lượng hành khách đạt 103 triệu khách, giảm nhẹ so với cùng kỳ. Trong đó, khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không được dự báo đạt 30,7 triệu, tăng 22,5% nhưng khách trong nước lại giảm 10% so với năm 2023, xuống mức hơn 72 triệu. Về vận chuyển hàng hóa, ACV dự báo mức tăng trưởng 8% so với năm 2023, đạt gần 1,4 triệu tấn. Trong quý đầu năm, ACV ghi nhận doanh thu 5.643 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Sau khi trừ giá vốn, chi phí đồng thời không còn ghi nhận khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá, lợi nhuận trước thuế tăng mạnh 79% so với quý 1/2023, lên mức 2.917 tỷ đồng, cao kỷ lục kể từ khi đi vào hoạt động.

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?
Các dự án dự kiến khởi công năm 2024 của ACV bao gồm: Nhà ga HK T2 Cát Bi; Mở rộng nhà ga hành khách T2 – CHKQT Nội Bài; các dự án Nhà ga hàng hóa: Đà Nẵng; Cát Bi;...

Trong năm 2024, ACV ước tính tổng mức đầu tư lên đến 138.593 tỷ đồng trong đó nhu cầu vốn ở mức 34.450 tỷ đồng. Tổng công ty dự kiến sẽ tiếp tục đẩy mạnh các dự án trọng điểm, trong đó đáng chú ý nhất vẫn là Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 với tổng mức đầu tư khoảng 110.000 tỷ đồng (tương đương hơn 4,6 tỷ USD), bao gồm 4 dự án thành phần. Trong đó, dự án thành phần 3 gồm các công trình thiết yếu trong cảng hàng không do ACV làm chủ đầu tư. Dự kiến sân bay Long Thành bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 2026. Tiếp đến giai đoạn 2, sân bay Long Thành sẽ được xây thêm một đường cất hạ cánh cấu hình mở và nhà ga để đạt công suất 50 triệu khách/năm. Giai đoạn 3 sẽ hoàn thành hạng mục còn lại để sân bay đạt công suất 100 triệu khách/năm và trở thành sân bay lớn nhất Việt Nam trong tương lai. Trước đó, vào ngày 6/5, HĐQT ACV đã thông qua nghị quyết về việc vay vốn 1,8 tỷ USD từ 3 ngân hàng quốc doanh là Vietcombank, VietinBank và BIDV để tài trợ cho dự án sân bay Long Thành. Thời gian vay là 20 năm. Biện pháp đảm bảo là tài sản hình thành từ dự án (các hạng mục được phép thế chấp) cho dù các tài sản này đang có hay sẽ hình thành trong tương lai. Ngoài Cảng hàng không quốc tế Long Thành, ACV cũng đầu tư dự án Nhà ga T3 – Tân Sơn Nhất; Mở rộng Nhà ga T2 và hạ tầng đồng bộ - CHKQT Nội Bài; Nhà ga T2 Cát Bi; Nhà ga T2 Đồng Hới,... Các dự án dự kiến khởi công năm 2024 bao gồm: Nhà ga HK T2 Cát Bi; Mở rộng nhà ga hành khách T2 – CHKQT Nội Bài; các dự án Nhà ga hàng hóa: Đà Nẵng; Cát Bi;...

Liên danh của Tập đoàn Sơn Hải, Đèo Cả bị đánh trượt gói thầu hơn 6.300 tỷ đồng chỉ vì... 330.000 đồng

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?
ACV cho rằng việc nhà thầu liên danh Đèo Cả đánh giá gói thầu 6.300 tỉ ở sân bay Long Thành có thể thất thoát ngân sách là nhận định chủ quan.

Tuy nhiên, những ngày qua ACV đang khiến dư luận chú ý khi dính lùm xùm về gói thầu số 4.7 thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình sân đỗ tàu bay nhà ga hành khách và các công trình khác của sân bay Long Thành giai đoạn 1.

Cụ thể, liên danh Tập đoàn Đèo Cả kiến nghị Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) xem xét lại việc tổ chức đấu thầu đối với gói thầu 4.7 ở dự án sân bay Long Thành.

Được biết, gói thầu số 4.7 là gói thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình sân đỗ tàu bay nhà ga hành khách và các công trình khác của dự án thành phần 3 thuộc dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1. Gói thầu trên có giá 6.368 tỉ đồng, được đấu thầu không qua mạng, theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ. Có 2 liên danh nhà thầu tham gia dự án này, bao gồm:

Liên danh 1 gồm 6 nhà thầu: Liên danh Tổng công ty Xây dựng công trình hàng không ACC – Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn – Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam – Công ty Cổ phần phát triển Đầu tư xây dựng Việt Nam – Công ty Cổ phần Tập đoàn Cienco4 – Công ty Cổ phần Xây dựng công trình hàng không Sáu Bốn Bảy.

Giá dự thầu: 6.268 tỷ đồng (thấp hơn giá gói thầu 100 tỷ đồng).

Liên danh 2 gồm 8 nhà thầu: Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả - Công ty Cổ phần Xây dựng Đèo Cả - Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả - Công ty Cổ phần Lizen – Tổng công ty Thăng Long-CTCP – Tổng công ty Đầu tư xây dựng Hoàng Long-CTCP – Công ty TNHH Hòa Hiệp – Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải.

Giá dự thầu: 5.852 tỷ đồng (thấp hơn giá gói thầu 516 tỷ đồng).

Ngày 29/7, ACV tiến hành mở thầu và sau đó đã thông báo Liên danh 2 không trúng thầu do "không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật".

Liên quan đến vấn đề trên, liên danh Đèo Cả cũng đã có văn bản kiến nghị Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Phản hồi kiến nghị vào ngày 15/8, Cục Quản lý đấu thầu cho hay nhà thầu (là tổ chức) đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 điều 5 của Luật Đấu thầu thì được coi là đáp ứng yêu cầu về tư cách hợp lệ khi tham dự thầu các gói thầu không áp dụng đấu thầu qua mạng thuộc phạm vi điều chỉnh của luật này.

Theo Cục Quản lý đấu thầu, việc hồ sơ mời thầu quy định nhà thầu "không trong trạng thái bị tạm ngừng, chấm dứt tham gia hệ thống" để bảo đảm tư cách hợp lệ như đối với đấu thầu qua mạng là không phù hợp.

Phúc đáp văn bản của Tập đoàn Đèo Cả, ngày 15/8, Cục Quản lý Đấu Thầu cho biết: "Nhà thầu (là tổ chức) đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu thì được coi là đáp ứng yêu cầu về tư cách hợp lệ khi tham gia dự thầu các gói thầu không áp dụng đấu thầu qua mạng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này. Việc hồ sơ mời thầu quy định nhà thầu 'không trong trạng thái bị tạm ngừng, chấm dứt tham gia hệ thống' để bảo đảm tư cách hợp lệ như đối với đấu thầu qua mạng là không phù hợp".

Căn cứ văn bản ngày 15/8 của Cục Quản lý Đấu Thầu, Tập đoàn Đèo Cả tiếp tục có đơn kiến nghị lần 2 vào ngày 15/8 gửi tới ACV, khẳng định việc ACV đánh giá nhà thầu Hoàng Long không đáp ứng điều kiện là sai quy định Luật đấu thầu.

Đến ngày 20/8, Đèo Cả tiếp tục có kiến nghị lần 3 gửi ACV. Đèo Cả cho rằng trong lĩnh vực đấu thầu, Luật đấu thầu cũng là văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, do đó trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật Đấu thầu và các quy định pháp luật khác liên quan thì ưu tiên áp dụng các quy định của Luật Đấu thầu để giải quyết kiến nghị và giải quyết tranh chấp tại tòa án.

Mặc dù vậy, bên mời thầu vẫn không xem xét lại quá trình đánh giá tư cách hợp lệ nhà thầu, không xử lý tình huống trong đấu thầu mà tiếp tục mở đề xuất tài chính của phía Liên danh 1 với giá dự thầu là 6.268 tỷ đồng, cao hơn giá dự thầu của liên danh 2 khoảng 416 tỷ đồng.

Theo Đèo Cả, việc bên mời thầu phớt lờ kiến nghị, đề nghị của nhà thầu, ý kiến của Cục quản lý Đấu thầu - Bộ Kế hoạch đầu tư, cố tình mở hồ sơ đề xuất tài chính khi chưa giải quyết thỏa đáng kiến nghị của nhà thầu là vi phạm các quy định về đấu thầu, đồng thời có thể gây ra hậu quả làm thất thoát cho ngân sách nhà nước khoảng 516 tỷ đồng.

Trong khi đó, trả lời phía Đèo Cả, ACV khẳng định đã thực hiện đúng quy định pháp luật.

https://sohuutritue.net.vn/acv-la-gi-va-co-vai-tro-nhu-the-nao-trong-nganh-hang-khong-viet-nam-d236218.html

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Khải Hoàn Land dự kiến mua lại 60.000 trái phiếu giá trị 60 tỷ đồng

Khải Hoàn Land dự kiến mua lại 60.000 trái phiếu giá trị 60 tỷ đồng

Doanh nghiệp

HĐQT Khải Hoàn Land phê duyệt phương án mua lại trước hạn 20% số lượng trái phiếu KHGH2123001, tương đương khối lượng 60.000 trái phiếu. KHG dự kiến mua lại trước hạn 60 tỷ đồng của lô trái phiếu trên vào ngày 5/12/2024.

Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Hùng Cường chưa thể nhận hết gần 21 triệu cổ phiếu thừa kế

Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Hùng Cường chưa thể nhận hết gần 21 triệu cổ phiếu thừa kế

Doanh nghiệp

Ông Nguyễn Hùng Cường, Chủ tịch HĐQT DIG đã nhận thừa kế 11.003.317 cổ phiếu DIG trong tổng đăng ký 20.753.317 cổ phiếu, tương ứng đạt 53% tổng đăng ký để nâng sở hữu từ 10,16%, lên 11,96% vốn điều lệ.

SCIC muốn thoái hết vốn tại Xây lắp điện Quảng Nam

SCIC muốn thoái hết vốn tại Xây lắp điện Quảng Nam

Doanh nghiệp

Theo đó, SCIC sẽ chào bán lô 540.000 cổ phần, tương đương 20% vốn điều lệ của công ty Xây lắp điện Quảng Nam, với giá khởi điểm cho cả lô là 6,65 tỷ đồng.

FPT tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt, tỷ lệ 10%

FPT tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt, tỷ lệ 10%

Doanh nghiệp

Tập đoàn FPT vừa chốt ngày tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2024 bằng tiền tỷ lệ 10%.

Công ty của nghệ sĩ Quyền Linh chậm đóng bảo hiểm xã hội hơn 2 tỷ đồng

Công ty của nghệ sĩ Quyền Linh chậm đóng bảo hiểm xã hội hơn 2 tỷ đồng

Doanh nghiệp

Bảo hiểm Xã hội TP. Hồ Chí Minh vừa qua đã công bố danh sách các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) từ ba tháng trở lên. Trong đó, Công ty TNHH Nghệ sĩ Quyền Linh chậm đóng bảo hiểm xã hội hơn 2,1 tỷ đồng, số tháng mà công ty chậm đóng là 5 tháng.

Sữa Quốc tế LOF muốn lấn sân ở thị trường Philippines

Sữa Quốc tế LOF muốn lấn sân ở thị trường Philippines

Doanh nghiệp

Sữa Quốc tế LOF dự kiến thực hiện dự án kinh doanh sữa và đồ uống Philippines Lof International Dairy Products inc, với mục đích chính bán buôn đồ uống, sữa và các sản phẩm từ sữa.

Chủ tịch HĐQT Mía đường Lam Sơn đăng ký mua 500.000 cổ phiếu để nâng sở hữu vốn

Chủ tịch HĐQT Mía đường Lam Sơn đăng ký mua 500.000 cổ phiếu để nâng sở hữu vốn

Doanh nghiệp

Ông Lê Văn Tân - Chủ tịch HĐQT CTCP Mía đường Lam Sơn (Lasuco; HoSE: mã chứng khoán LSS) đã đăng ký mua 500.000 cổ phiếu nhằm tăng tỷ lệ sở hữu lên hơn 5,4% vốn.

 OCB chi 1.000 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn

OCB chi 1.000 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn

Doanh nghiệp

Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa công bố kết quả mua lại trái phiếu trước hạn.

Quỹ ngoại liên tục bán ra cổ phiếu Dabaco Việt Nam (DBC)

Quỹ ngoại liên tục bán ra cổ phiếu Dabaco Việt Nam (DBC)

Doanh nghiệp

Pyn Elite Fund - quỹ ngoại đến từ Phần Lan báo cáo đã bán khớp lệnh qua sàn 1,1 triệu cổ phiếu DBC của CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam trong phiên ngày 7/11, qua đó hạ tỷ lệ sở hữu từ 21,1 triệu đơn vị (tương ứng tỷ lệ 7,2%) xuống còn hơn 20 triệu đơn vị (tương ứng tỷ lệ 5,98%).

Đình chỉ Kiểm toán viên đã ký BCTC 2023 Quốc Cường Gia Lai

Đình chỉ Kiểm toán viên đã ký BCTC 2023 Quốc Cường Gia Lai

Doanh nghiệp

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ngày 13/11 thông báo đình chỉ các kiểm toán viên ký báo cáo kiểm toán BCTC năm 2023 của CTCP Quốc Cường Gia Lai (HoSE: mã chứng khoán QCG).

Lãi ròng tăng mạnh, chủ chuỗi nhà hàng Lucky tại sân bay  Taseco Airs tạm ứng cổ tức tỷ lệ 15%

Lãi ròng tăng mạnh, chủ chuỗi nhà hàng Lucky tại sân bay Taseco Airs tạm ứng cổ tức tỷ lệ 15%

Doanh nghiệp

Lợi nhuận ròng của Taseco đạt gần 39 tỷ đồng, mức cao nhất trong vòng 5 năm qua, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2023. Taseco Airs (AST) tạm ứng cổ tức 15% năm 2024.

CEO người Hàn Quốc của Chứng khoán Vina xin từ nhiệm

CEO người Hàn Quốc của Chứng khoán Vina xin từ nhiệm

Doanh nghiệp

Ngày 15/11, ông Na Sungsoo - Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Vina (VNSC) đã có đơn từ nhiệm các chức vụ vì lý do cá nhân.

Nhiều khoản đầu tư của Vicem tiềm ẩn rủi ro mất vốn, phải trích lập dự phòng 3.000 tỷ

Nhiều khoản đầu tư của Vicem tiềm ẩn rủi ro mất vốn, phải trích lập dự phòng 3.000 tỷ

Doanh nghiệp

Bộ Tài chính vừa kết luận việc thanh tra chấp hành pháp luật về tài chính, kế toán và thuế tại Công ty mẹ - Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem); Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Tam Điệp; Công ty TNHH MTV Xi măng Vicem Hải Phòng; Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hà Tiên, từ ngày 21/6/2024 đến ngày 2/8/2024.

Đô thị Kinh Bắc chào bán 250 triệu cổ phiếu giá rẻ

Đô thị Kinh Bắc chào bán 250 triệu cổ phiếu giá rẻ

Doanh nghiệp

HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (HoSE: mã chứng khoán KBC) vừa thông qua quyết định chào bán 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương 32,57% số cổ phiếu đang lưu hành, thời gian phát hành từ quý I – quý III/2025.

Một doanh nghiệp dược phẩm chốt phương án trả cổ tức năm 2024 tỷ lệ 109%

Một doanh nghiệp dược phẩm chốt phương án trả cổ tức năm 2024 tỷ lệ 109%

Doanh nghiệp

HĐQT CTCP Dược phẩm Dược liệu Pharmedic (HNX: mã chứng khoán PMC) mới thông qua phương án chi trả cổ tức bằng tiền năm 2024 cho cổ đông, tỷ lệ 109%.

LPBank: Thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, tăng vốn điều lệ, mua cổ phần FPT

LPBank: Thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, tăng vốn điều lệ, mua cổ phần FPT

Doanh nghiệp

Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank – Mã chứng khoán LPB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2024 tại Ninh Bình vào ngày 16/11. Đại hội đã thông qua nhiều nội dung quan trọng như phát hành cổ phiếu trả cổ tức, dự kiến đầu tư cổ phiếu thuộc danh mục VN30, bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) và thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính.

Giao dịch khách sạn toàn cầu đạt 42 tỷ USD

Giao dịch khách sạn toàn cầu đạt 42 tỷ USD

Doanh nghiệp

Đầu tư khách sạn toàn cầu bùng nổ với RevPAR tăng 13%, giao dịch xuyên biên giới đạt mức cao và tổng giá trị giao dịch chạm 42,1 tỷ USD, do nhu cầu mạnh mẽ đối với khách sạn hạng sang và dịch vụ chọn lọc.

Một doanh nghiệp thực phẩm mới 6 tháng tuổi chi hơn 300 tỷ đồng làm cổ đông lớn VIB

Một doanh nghiệp thực phẩm mới 6 tháng tuổi chi hơn 300 tỷ đồng làm cổ đông lớn VIB

Doanh nghiệp

Mới thành lập chưa đầy 6 tháng, Quang Kim JSC đã chi 310 tỷ đồng để sở hữu 17,2 triệu cổ phiếu VIB trở thành cổ đông lớn nhà băng này.

Đầu tư IDJ thay người ngồi 'ghế nóng' Tổng giám đốc

Đầu tư IDJ thay người ngồi 'ghế nóng' Tổng giám đốc

Doanh nghiệp

CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam (HNX: mã chứng khoán IDJ) đã thông qua việc miễn nhiệm vị trí Tổng Giám đốc của ông Nguyễn Đoàn Tùng và bầu ông Nguyễn Mạnh Cường thay thế.

TTC Land phát hành thành công gần 35 triệu cổ phiếu để hoán đổi nợ

TTC Land phát hành thành công gần 35 triệu cổ phiếu để hoán đổi nợ

Doanh nghiệp

Đợt phát hành của TTC Land kết thúc vào ngày 11/11 đã thành công với 34,93 triệu cổ phiếu được phát hành, tương ứng với việc hoán đổi 349,33 tỷ đồng nợ theo tỷ lệ 10.000 đồng nợ đổi lấy 1 cổ phiếu mới SCR.

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: