Đây là yêu cầu được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra tại công điện số 19 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc tăng cường thực hiện các giải pháp giảm lãi suất.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 19/CĐ-TTg ngày 24/2/2025 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc tăng cường thực hiện các giải pháp giảm lãi suất.
Trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng (nhất là tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2025 và Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ) về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp có điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
Tuy nhiên, vừa qua vẫn có một số ngân hàng thương mại điều chỉnh tăng lãi suất huy động, là yếu tố tác động làm tăng lãi suất cho vay. Để tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên theo kết luận của Trung ương và các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan:
Thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra các ngân hàng thương mại điều chỉnh tăng lãi suất huy động trong thời gian qua và việc công bố, thực hiện lãi suất huy động, cho vay của các tổ chức tín dụng, bảo đảm tuân thủ đúng quy định pháp luật và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, không thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định, trong đó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, quyết định sử dụng các công cụ quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hạn mức tăng trưởng tín dụng và thu hồi giấy phép theo quy định, báo cáo kết quả thực hiện với Thủ tướng Chính phủ trước ngày 28/02/ 2025.
Thường xuyên theo dõi, giám sát chặt chẽ diễn biến lãi suất huy động, cho vay của các ngân hàng thương mại, thực hiện quyết liệt, hiệu quả hơn nữa các giải pháp theo thẩm quyền để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay với chi phí hợp lý, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng theo đúng các giải pháp quy định tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2025 và Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ.
Tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tín dụng, nhất là việc công bố lãi suất huy động, lãi suất cho vay, hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng; kịp thời xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp vi phạm, nhất là các tổ chức tín dụng cạnh tranh lãi suất không lành mạnh, không đúng quy định (bao gồm cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay).
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo yêu cầu các tổ chức tín dụng:
Tổ chức thực hiện nghiêm túc theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cơ cấu, tổ chức lại bộ máy hoạt động hiệu quả hơn nữa, tăng cường trách nhiệm xã hội, sẵn sàng chia sẻ một phần lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế cho người dân và tác động tích cực đến hoạt động ngân hàng.
Tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế truyền thống (tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu) và các động lực tăng trưởng mới (chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo…); kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả.
Thường xuyên báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam việc công bố và thực hiện lãi suất huy động, lãi suất cho vay theo quy định.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trực tiếp chỉ đạo, theo dõi và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Công điện này; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện.
Giao Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc trực tiếp chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Công điện này.
Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Công điện này; báo cáo cấp có thẩm quyền những vấn đề vượt thẩm quyền./.
Từ đầu năm 2025, lãi suất vay mua nhà được nhiều người dân quan tâm. Song mức lãi suất cho vay theo ghi nhận đến ngày 24/2 lãi suất không có nhiều biến động. Chuyên gia dự báo mức lãi suất cho vay mua nhà duy trì ổn định.
Nhóm cổ phiếu tăng mạnh cũng giúp tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup phình to. Theo cập nhật từ Forbes Việt Nam, tính tới 14 giờ 30 phút, tài sản ông Vượng đạt 5,6 tỷ USD, tăng 252 triệu USD (tăng 4,73%) và đứng thứ 613 trên toàn thế giới. Cùng ngày thông tin niêm yết cổ phiếu Vinpearl được kỳ vọng sẽ tạo ra thêm động lực tăng trưởng cho nhóm cổ phiếu này trong thời gian tới.
Tính đến cuối tháng 1, nhà đầu tư cá nhân trong nước có tổng cộng 9,48 triệu tài khoản, tương đương khoảng 9,4% dân số, hoàn thành mục tiêu trước thời hạn 2025 và đang hướng đến 11 triệu tài khoản vào năm 2030.
Một trong những nội dung trọng tâm tại đại hội cổ đông 2025 của Công ty Đầu tư Cao su Đắk Lắk chính là đề xuất chính thức niêm yết cổ phiếu DRI trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE).
Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán 2024, Tập đoàn Masan (mã chứng khoán MSN) đã chi tổng cộng gần 163 tỷ đồng để trả thù lao cho các thành viên quản lý chủ chốt. Trong đó, Tổng giám đốc Tập đoàn Masan năm nay là 21,8 tỷ đồng, tức trung bình hơn 1,8 tỷ đồng/tháng.
Hai tháng đầu năm, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 6,9 tỷ USD, tăng 35,5% so với cùng kỳ năm trước…
Giá vàng liên tục được điều chỉnh trong phiên giao dịch ngày 6/3, hiện giá vàng miếng có đỉnh trên ngưỡng 93 triệu đồng/lượng, chuyên gia dự báo giá vàng có thể đạt đỉnh lịch sử 100 triệu đồng/lượng.
Thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, trong tháng 02/2025, HNX đã tổ chức 16 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành, huy động được 29.129 tỷ đồng.
Theo Bộ Tài chính, việc cho phép thí điểm đưa vào vận hành sàn giao dịch tiền ảo sẽ giúp các nhà đầu tư, tổ chức và cá nhân ở Việt Nam có thể giao dịch, đầu tư, mua bán, dưới sự cho phép và quản lý của Nhà nước.
Mối lo ngại về nguy cơ suy thoái toàn cầu đã quay trở lại với các thị trường tài chính toàn cầu khi dữ liệu kinh tế Mỹ suy yếu và căng thẳng thương mại gia tăng làm suy giảm niềm tin tiêu dùng, hoạt động kinh doanh.
Tại thị trường trong nước, giá vàng miếng SJC tăng mạnh lên mức mua vào 90,7 triệu đồng/lượng và bán ra 92,7 triệu đồng/lượng. Vàng nhẫn được giao dịch quanh ngưỡng 92,6 triệu đồng/lượng.
Cổ phiếu TCB đóng vai trò kéo VN-Index phục hồi với gần 2,5 điểm tích cực. Đáng chú ý, ái nữ nhà tỷ phú Hồ Hùng Anh là Hồ Thuỷ Anh (SN 2001) đang trực tiếp nắm giữ 344,67 triệu cổ phiếu TCB (tỷ lệ 4,88%), có tài sản ước tính gần 10.000 tỷ đồng. Con số này đưa “ái nữ” nhà tỷ phú áp sát top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam .
Thị trường chứng khoán ngày 4/3 diễn ra với tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước các thông tin tài chính. Song VN-Index vẫn giữ sắc xanh, hơn 1 tỷ USD vừa đổ vào chứng khoán.
Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã ký Quyết định số 686/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), có hiệu lực từ ngày 1/3/2025.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?