Từng là một trong những sàn thương mại điện tử (TMĐT) lớn nhất Việt Nam, Tiki đang dần "hụt hơi", đứng trước nguy cơ bị "xóa sổ". Câu chuyện của sàn TMĐT này ẩn hàm 4 bài học "đắt" và "đắng" cho các startup bản địa Việt Nam trong bối cảnh thị trường TMĐT ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn trên chính sân nhà.
Các nhà đầu tư rút lui, Tiki gần như ... "chết lâm sàng"
Sau vòng gọi vốn năm 2021, Tiki đang dần đánh mất vị
thế tại thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam. Dù đã có nhiều nỗ lực để
cạnh tranh với Shopee và TikTok Shop, nhưng công ty này vẫn chưa tìm được lối
thoát và ngày càng thu hẹp thị phần.
Báo cáo tài chính quý IV/2024 của VNG cho thấy tập
đoàn này đã rút toàn bộ nhân sự khỏi Tiki và chuyển Tiki Global từ “công ty
liên kết” thành “khoản đầu tư tài chính dài hạn”.
Mặc dù vẫn là cổ đông lớn
nhưng VNG không còn tham gia điều hành hay phát triển Tiki. Tổng số vốn VNG đầu
tư vào Tiki Global tính đến 31/12/2024 là 510 tỷ đồng, nhưng từ quý I/2019, giá
trị khoản đầu tư này đã về 0, đồng nghĩa với việc VNG đã lỗ toàn bộ số tiền đã
rót vào Tiki.
VNG từng có hai đợt đầu tư vào Tiki: lần đầu vào tháng
5/2016 với 17 triệu USD để sở hữu 38% cổ phần, trở thành cổ đông lớn nhất, và lần
thứ hai vào năm 2018 khi rót thêm 120 tỷ đồng vào đợt chào bán riêng lẻ.
Tuy
nhiên, theo nhiều nhận định, Tencent và JD.com mới là những người đứng sau quyết
định đầu tư này để kiềm chế sự bành trướng của Alibaba (qua Lazada) tại thị trường
Việt Nam. Tencent bắt đầu tiếp cận VNG từ năm 2008 và liên tục gia tăng vốn đầu
tư.
Chiến lược thoái lui của Tencent và JD.com Tencent đã từng sở hữu 15% cổ phần JD.com vào năm 2014 và đến năm 2017, JD.com đã đầu tư trực tiếp 44 triệu USD vào Tiki. Đến tháng 6/2019, JD.com nắm giữ 25,65% cổ phần, trở thành một trong hai cổ đông lớn nhất cùng với VNG. Tuy nhiên, từ năm 2021, Tencent bắt đầu rút bớt ảnh hưởng trong ngành TMĐT khi bán gần hết cổ phần ở JD.com và tiếp tục giảm cổ phần tại SEA (công ty mẹ của Shopee) từ 21,3% xuống 18,7% vào năm 2022. Mặc dù vậy, Tencent vẫn là nhà đầu tư lớn nhất của SEA.
Tiki đã hoàn tất vòng gọi vốn Series E vào năm 2021 với
258 triệu USD từ AIA Insurance, UBS AG, Mirae Asset-Naver, Taiwan Mobile,…
nhưng không có sự tham gia của VNG hay JD.com. Với sự thống trị của Shopee và sự
trỗi dậy mạnh mẽ của TikTok Shop, Tencent và VNG quyết định từ bỏ Tiki cũng
không phải điều bất ngờ.
Ngành TMĐT đang tăng trưởng mạnh, đồng nghĩa với cạnh tranh cao. (Ảnh minh họa)
Ngành TMĐT Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ, không chỉ
trong khu vực mà còn trên toàn cầu. Theo Bộ Công Thương, TMĐT Việt Nam đã tăng
trưởng 25% vào năm 2023, trở thành thị trường phát triển nhanh nhất Đông Nam Á
và đứng trong top 10 toàn cầu. Hơn 80% người dùng internet tại Việt Nam đã mua
sắm trực tuyến, thúc đẩy sự mở rộng của ngành và thu hút các doanh nghiệp vừa
và nhỏ tham gia.
Báo cáo e-Conomy SEA 2024 của Google, Temasek và Bain & Company cho thấy, thị trường TMĐT Việt Nam ước đạt 22 tỷ USD, đứng thứ ba Đông Nam Á sau Indonesia (65 tỷ USD) và Thái Lan (26 tỷ USD). Dự kiến, thị trường này sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình 19%/năm, đạt 63 tỷ USD vào năm 2030, vượt Thái Lan để trở thành thị trường lớn thứ hai Đông Nam Á.
Nghịch lý là các doanh nghiệp nội địa như Tiki ngày càng gặp khó khăn do không đủ tiềm lực tài chính để cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Đáng nói, trước khi Shopee xuất hiện vào năm 2016, Lazada và
Tiki là hai nền tảng TMĐT lớn nhất Việt Nam.
Tuy nhiên, Shopee đã nhanh chóng
đánh bại cả hai nhờ chiến lược khuyến mãi mạnh tay và miễn phí vận chuyển. Theo
Q&Me, năm 2018, Shopee chiếm 35% thị phần, vượt Lazada (20%) và Tiki (17%).
Những năm sau đó, khoảng cách ngày càng nới rộng.
Khoảng cách ngày càng nới rộng giữa các sàn TMĐT. (Biểu đồ: Metric)
Shopee hiện đang chiếm lĩnh thị trường, trong khi TikTok Shop cũng đang tăng trưởng mạnh nhờ các hình thức bán hàng như livestream và shoppertainment.
Cạnh tranh thị phần khốc liệt Tính đến giữa năm 2022, Shopee chiếm 73% thị phần, Lazada 20%, còn Tiki và Sendo lần lượt chỉ chiếm 5,8% và 1,4%. Đến năm 2024, TikTok Shop đã nhanh chóng bứt phá, đẩy Tiki và Lazada vào thế yếu. Doanh thu 6 tháng đầu năm 2024 cho thấy Shopee đạt 53.740 tỷ đồng (67,9% thị phần), TikTok Shop 18.360 tỷ đồng (23,2%), trong khi Tiki chỉ đạt 997 tỷ đồng (1,3%). Tiki đang dần bị đẩy ra khỏi cuộc chơi bởi những đối thủ mạnh hơn như Shopee, TikTok Shop hay Lazada.
Tiki từng thử nghiệm nhiều mô hình mới như TikiNgon,
TikiNow Logistic, TikiCare, hợp tác với AIA và Shinhan Financial Group về bảo
hiểm và tài chính, nhưng vẫn không thể cạnh tranh với Shopee và TikTok Shop.
Vào năm 2020, công ty này từng có kế hoạch sáp nhập với Sendo nhưng thất bại. Năm 2023, CEO
Trần Ngọc Thái Sơn rời vị trí để tập trung vào IPO nhưng kế hoạch này vẫn chưa
thành công.
Người dùng ngày càng yêu cầu cao hơn về trải nghiệm mua sắm online. (Ảnh minh họa)
Shinhan Financial Group đã đầu tư 40 triệu USD để sở hữu
10% cổ phần của Tiki vào năm 2022, nhưng hồ sơ pháp lý năm 2023 cho thấy con số
thực tế lên đến 90 triệu USD. Dựa trên giả định Tiki có dòng tiền 100 triệu
USD/năm, Tech in Asia từng nhận định rằng công ty này có thể hoạt động thêm 3
năm mà không cần gọi thêm vốn. Tuy nhiên, với việc thị phần chỉ còn hơn 1% và sự
xuất hiện của các đối thủ mới như Temu, khả năng IPO thành công đang bị đặt dấu
hỏi lớn.
Lazada vẫn còn cơ hội tồn tại nhờ hoạt động tại nhiều
quốc gia Đông Nam Á và sự hậu thuẫn từ Alibaba. Ngược lại, Tiki không có lợi thế
này. Báo cáo tài chính 2022 của Tiki ghi nhận doanh thu giảm 7% xuống dưới 200
triệu USD, trong khi khoản lỗ tăng 39% lên 93 triệu USD.
Với tình hình hiện tại,
tương lai của Tiki ngày càng trở nên mờ mịt, và nguy cơ bị đào thải khỏi thị
trường TMĐT Việt Nam là rất cao.
04 bài học "đắt" và "đắng" cho startup thương mại điện tử Việt Nam
Sự sụp đổ dần của Tiki trên thị trường TMĐT Việt Nam là một hồi chuông cảnh tỉnh cho các startup trong
ngành. Sự thất bại của Tiki không chỉ là kết
quả của một thị trường cạnh tranh khốc liệt, mà còn phản ánh những sai lầm
chiến lược mà các startup TMĐT khác có thể học hỏi để tránh đi vào vết xe đổ.
Sai lầm số 1: Phụ thuộc quá mức vào nguồn vốn huy động
Một trong những điểm yếu lớn nhất của Tiki là quá phụ
thuộc vào huy động vốn từ các nhà đầu tư, thay vì xây dựng một mô hình
kinh doanh tự chủ tài chính bền vững. Trong suốt nhiều năm, Tiki liên tục gọi vốn,
với các vòng huy động hàng trăm triệu USD từ các quỹ đầu tư lớn.
Phụ thuộc vào vốn huy động khiến Tiki hụt hơi khi các nhà đầu tư rút vốn. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên,
không giống như Shopee hay Lazada – những nền tảng có sự hậu thuẫn tài chính vững
chắc từ SEA Group và Alibaba, Tiki không thể duy trì một dòng vốn ổn định.
Khi không thể tiếp tục gọi vốn, Tiki rơi vào tình trạng
thiếu hụt tài chính trầm trọng. Điều này khiến công ty không đủ nguồn lực để mở
rộng thị trường, đầu tư vào công nghệ hay tối ưu chi phí vận hành. Kết quả là
Tiki dần bị bỏ lại phía sau, khi các đối thủ mạnh hơn sẵn sàng “đốt tiền” để
giành lấy thị phần.
Bài học rút ra: Startup TMĐT không thể chỉ dựa vào vốn đầu
tư mà phải nhanh chóng tìm cách đạt đến điểm hòa vốn và có lợi nhuận.
Sai lầm số 2: Công nghệ lạc hậu, không bắt kịp xu hướng
Sự phát triển của công nghệ đã thay đổi hoàn toàn cách
người dùng mua sắm trực tuyến, nhưng Tiki lại không bắt kịp xu hướng này.
Thời đại AI đang thay đổi diện mạo công nghệ toàn cầu, bao gồm cả lĩnh vực TMĐT. (Ảnh minh họa)
Trong
khi Shopee và TikTok Shop liên tục đổi mới với AI cá nhân hóa trải nghiệm
người dùng, livestream bán hàng, shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí),
thì Tiki vẫn loay hoay với mô hình sàn TMĐT truyền thống.
Tiki từng triển khai TikiNow giao hàng 2 giờ
nhưng không thể mở rộng trên toàn quốc do hạn chế về logistics. Trong khi đó,
Shopee tung ra Shopee Express và liên tục tối ưu chuỗi cung ứng, giúp người bán
vận chuyển hàng hóa nhanh hơn với chi phí rẻ hơn.
Bài học rút ra: Startup TMĐT phải coi công
nghệ là yếu tố cốt lõi để tồn tại, nếu không sẽ bị bỏ lại.
Sai lầm số 3: Không nâng cao trải nghiệm khách hàng
Một lý do khác khiến Tiki thất bại là không thể nâng
cao trải nghiệm khách hàng. Trong khi Shopee và TikTok Shop tập trung
vào đơn giản hóa quy trình mua sắm, cải thiện giao diện ứng dụng, hỗ trợ người
bán tăng tương tác với khách hàng, thì Tiki không có bước cải tiến nào đáng
kể sau nhiều năm.
Tâm lý và trải nghiệm người dùng là yếu tố quyết định họ "đi hay ở". (Ảnh minh họa)
Khách hàng Việt Nam ngày càng yêu cầu cao về tốc độ
giao hàng, dịch vụ hậu mãi, ưu đãi hấp dẫn. Nhưng Tiki lại có chính sách đổi
trả phức tạp, thời gian phản hồi chậm, thiếu các chiến lược thúc đẩy tương tác. Khi đối thủ cung cấp trải nghiệm tốt hơn, khách hàng sẵn sàng rời bỏ.
Bài học rút ra: Startup
TMĐT cần phải đặt khách hàng làm trung tâm, liên tục cải thiện dịch vụ để giữ
chân người dùng.
Sai lầm số 4: Đánh giá sai tâm lý người tiêu dùng Việt Nam
Một sai lầm lớn khác của Tiki là đánh giá sai tâm
lý khách hàng Việt Nam. Người tiêu dùng Việt thường không trung thành với bất
kỳ thương hiệu nào, họ luôn chọn nền tảng mang lại giá rẻ nhất, giao hàng
nhanh nhất và nhiều ưu đãi nhất.
Người tiêu dùng Việt thường không trung thành hoàn toàn với thương hiệu nào, họ sẵn sàng nghiêng về bên nào có giá rẻ hơn, chất lượng tốt hơn. (Ảnh minh họa)
Tiki từng định vị là một nền tảng bán hàng chất lượng,
nhưng điều đó không còn là lợi thế khi Shopee và TikTok Shop có số lượng sản
phẩm khổng lồ, giá rẻ hơn, nhiều voucher hấp dẫn. Người tiêu dùng Việt sẵn
sàng từ bỏ thương hiệu cũ ngay khi có lựa chọn tốt hơn. Nếu startup TMĐT
không liên tục đổi mới, họ sẽ nhanh chóng mất khách hàng.
Bài học rút ra: Startup TMĐT cần phân tích đúng tâm lý khách hàng, để nâng cấp sản phẩm cho phù hợp.
Câu chuyện của Tiki là một minh chứng rõ ràng cho những thách thức khắc nghiệt trong ngành TMĐT. Muốn tồn tại, startup TMĐT phải có chiến lược bền vững, tập trung vào công nghệ, nâng cao trải nghiệm khách hàng và hiểu rõ tâm lý người tiêu dùng. Nếu không, họ sẽ sớm bị đào thải khỏi cuộc chơi.
Xu hướng TMĐT trong tương lai
Thị trường TMĐT Việt Nam dự
kiến sẽ chạm mốc 45 tỷ USD vào năm 2025, từ quy mô đạt 20,5 tỷ USD vào năm 2023. Với tốc độ này, Việt Nam sẽ lọt vào
top 3 thị trường TMĐT lớn nhất Đông Nam Á.
Dữ liệu từ Metric cho thấy, từ đầu năm 2023 đến tháng
9/2024, số lượng gian hàng có phát sinh đơn hàng trên 5 sàn TMĐT lớn đã giảm
từ 403.000 xuống còn 378.000, phản ánh sự cạnh tranh khốc liệt. 43,15%
số shop trên các sàn ghi nhận tăng trưởng âm hoặc đã ngừng kinh doanh.
Việt Nam có cơ hội lọt vào top 3 thị trường TMĐT lớn nhất Đông Nam Á trong năm nay. (Ảnh minh họa)
Dù thị trường TMĐT Việt Nam vẫn tăng trưởng, nhưng sự
thay đổi trong hành vi tiêu dùng đòi hỏi các nền tảng phải thích ứng nhanh
chóng. Người tiêu dùng ngày càng ưu tiên các sản phẩm thiết yếu, giá cả hợp lý
và có lợi cho sức khỏe.
Metric ghi nhận sự gia tăng đáng kể của các ngành
hàng. Đơn cử, thực phẩm bách hóa và ngành hàng mẹ & bé tăng hơn 50%; Sữa ít đường/không đường tăng 203%, đồ
uống ít calo tăng 104%; Sản phẩm thuần chay, bền vững tăng mạnh, với mỹ
phẩm thuần chay tăng 178%.
Áp lực cạnh tranh rất lớn buộc các
sàn TMĐT phải đổi mới chiến lược kinh doanh, tối ưu chi phí vận hành và cải thiện
trải nghiệm khách hàng để có thể trụ vững trong cuộc đua dài hạn.
Yêu cầu thương nhân, tổ chức sở hữu 120 website và 44 ứng dụng làm rõ việc đã dừng hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc đã giải thể hoặc ngừng hoạt động hoặc không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký.
Theo Bộ Tài chính, số liệu quản lý thuế trong 3 năm gần nhất đã ghi nhận kết quả thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 296 nghìn tỷ đồng. 3 tháng đầu năm 2025, số thuế đã nộp là 34,5 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kì.
Từng được xem là mỏ vàng tỷ USD của thương mại điện tử, ngành livestream bán hàng giờ đây đang phải đối mặt với làn sóng khủng hoảng niềm tin và hiệu quả.
Tại Dự thảo Nghị định Quản lý thuế với kinh doanh trên sàn thương mại điện tử (TMĐT), Bộ Tài chính đề xuất tổ chức quản lý sàn bán lẻ online trong và ngoài nước được khấu trừ, nộp thay thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân của người bán với mỗi giao dịch trên nền tảng ngay khi đơn hàng được xác nhận thành công và người mua chấp nhận thanh toán.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ phối hợp với cơ quan liên quan đánh giá tác động của việc điều chỉnh này và yêu cầu các sàn báo cáo về cơ chế thu phí.
Từ 1/4, hai nền tảng thương mại điện tử lớn gồm Shopee, TikTok Shop tại Việt Nam sẽ đồng loạt điều chỉnh chính sách phí sàn, phí hoa hồng... những thay đổi này có thể dẫn đến sự dịch chuyển trong thị trường thương mại điện tử.
Kết quả kinh doanh của Sea Group trong quý IV và cả năm 2024 cho thấy tầm quan trọng của Shopee đối với tập đoàn. Doanh thu của công ty tăng 29% so với năm trước, mức tăng nhanh nhất kể từ năm 2021. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp Sea Group có lãi.
Nghị định 24/2025/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 100-200 triệu đồng đối với tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian không xác thực danh tính tổ chức, cá nhân bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ trên nền tảng số trung gian của mình.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử.
02 "gã khổng lồ" ShopeeFood và Grab chia nhau phần lớn thị phần ở Việt Nam trong cuộc đua mảng giao đồ ăn qua ứng dùn với tỷ lệ lần lượt là 47% và 48%. Lượng thị phần ít ỏi còn lại thuộc về Be (4%) và Gojek (1%) - ứng dụng đã rời đi từ tháng 9/2024.
Tại Nghị quyết 09/NQ-CP Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2024, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu, sửa đổi theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại điện tử để định danh người bán trên các sàn thương mại điện tử thông qua VneID.
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế - Mai Sơn cho biết, trên cả nước, tổng số cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại điện tử bị đưa vào diện rà soát nghĩa vụ thuế là 76.428 người. Trong đó hơn 30 nghìn người bị xử lý về nghĩa vụ nộp thuế, tổng số tiền truy thu, xử phạt khoảng 1.223 tỷ đồng.
Mỹ yêu cầu các Giám đốc điều hành của Apple và Alphabet - công ty mẹ của Google phải sẵn sàng xóa TikTok khỏi các cửa hàng ứng dụng tại Mỹ trước ngày 19/1/2025.
Theo thông tin từ Tổng cục Thuế, lũy kế 11 tháng năm 2024, số thuế các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đã nộp khoảng 108.000 tỷ đồng, tăng 22% so với số thuế bình quân 11 tháng năm 2023.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số Bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?