Hậu Covid là gì?

Tháng 10/2021, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố định nghĩa chính thức về hậu COVID-19. Theo WHO, hậu COVID-19 xảy ra ở người có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2, thường là 3 tháng kể từ khi bắt đầu mắc COVID-19 với các triệu chứng và kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế.

Hậu Covid là gì và các dấu hiệu hậu Covid-19 thường gặp

Các triệu chứng sau COVID-19 chia thành 2 giai đoạn, cụ thể như sau:

Giai đoạn 1 Covid-19: Những triệu chứng kéo dài 4-12 tuần sau khi mắc bệnh gọi là tình trạng COVID-19 kéo dài.

Giai đoạn 2 hậu Covid-19: Là các triệu chứng kể từ khi mắc COVID-19 kéo dài sau 3 tháng thì gọi là hậu COVID-19.

Theo WHO, hậu COVID-19 có thể khiến sức khỏe con người bị suy giảm kéo dài, có tác động nghiêm trọng đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc tham gia cuộc sống xã hội của người bị mắc COVID-19.

Cụ thể hậu Covid-19 sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và có thể gây ra những hậu quả kinh tế đáng kể cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội. WHO ước tính 10 – 20% bệnh nhân COVID-19 trải qua các triệu chứng hậu Covid-19 kéo dài trong nhiều tháng sau khi mắc bệnh.

Nguyên nhân của hậu Covid-19?

Lý giải về vấn đề liên quan đến câu hỏi vì sao đã test âm tính với virus Covid-19 mà cơ thể vẫn xuất hiện những di chứng hậu Covid-19 khiến cơ thể mệt mỏi, các chuyên gia sức khỏe trên thế giới cho biết dù đã âm tính với Covid-19 nhưng trước đó virus đã lan rộng khắp các cơ quan ruột, hạch bạch huyết, mô… và để lại vật chất di truyền trong một thời gian ngắn, thường là vài tháng.

Vì vậy, cơ thể người gặp dấu hiệu hậu Covid-19 đã kích hoạt phản ứng tự miễn làm cơ thể sản sinh ra một loại kháng thể tự miễn, có khả năng tấn công, chống lại chính cơ thể. Do đó mà các mô đang khỏe mạnh lại bị phá hủy sau khỏi bệnh.

Đồng thời, virus cũng dẫn đến tình trạng viêm nhiễm mạn tính phát tác toàn thân. Khiến người bệnh giảm khả năng trao đổi chất.

Đáng chú ý, ở những trường hợp chuyển nặng, người bệnh còn xuất hiện tình trạng đông máu, tắc nghẽn vi mạch ở nhiều nơi. Điều này làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tắc mạch phổi, mạch chi,…

Hậu Covid là gì và các dấu hiệu hậu Covid-19 thường gặp
Hậu Covid-19 xảy ra ở người có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2, thường là 3 tháng kể từ khi bắt đầu mắc COVID-19 với các triệu chứng và kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế.

Các triệu chứng hậu Covid-19 thường gặp

Theo WHO, tiệu chứng hậu COVID có biểu hiện rất đa dạng. Có khoảng 200 triệu chứng xuất hiện sau khi bệnh nhân khỏi COVID-19. Tuy nhiên, các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:

- Mệt mỏi hay cảm giác yếu sức (gặp ở 2/3 bệnh nhân).

- Khó thở, nhất là khó thở khi gắng sức.

- Đau ngực hay khó chịu vùng ngực.

- Hay bị chóng mặt, mệt mỏi.

- Suy giảm trí nhớ, hay quên do khả năng cung cấp máu đến các cơ quan giảm, thiếu máu lên não ảnh hưởng đến khả năng tập trung.

- Giấc ngủ bị rối loạn, thức giấc giữa đêm. Ho kéo dài dai dẳng, giọng nói thay đổi.

- Khả năng co bóp cơ giảm, chân tay không còn tràn đầy sức lực như trước, hay bị đau cơ, đau khớp.

- Tinh thần không ổn định, thường xuyên lo lắng, thậm chí là trầm cảm.

- Các triệu chứng ít gặp hơn: Chóng mặt, choáng váng, tim đập nhanh, đau khớp, đau cơ, mất mùi vị, rối loạn tiêu hóa, ăn kém, mất ngủ, rụng tóc.

- Các triệu chứng có thể mới khởi phát sau khi đã hồi phục sau đợt COVID-19 cấp tính hoặc kéo dài từ đợt bệnh ban đầu. Các triệu chứng cũng có thể dao động hoặc tái phát theo thời gian.

Các trường hợp dễ mắc triệu chứng hậu Covid-19

Theo các bác sĩ, đối tượng nữ sẽ có nguy cơ hơn nam, thường gặp ở tuổi trung niên và lớn tuổi (trên 35 tuổi), và có thể gặp cả ở trẻ em. Những bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh đi kèm, hút thuốc. Bệnh nhân mang thai, có Markers viêm cao, giảm bạch cầu, thiếu oxy máu kháng trị.

Mặc dù bệnh COVID-19 mức độ nặng để lại nhiều di chứng tàn phá cơ thể hơn, tuy nhiên không có sự tương quan chính xác giữa mức độ bệnh COVID-19 và mức độ của hội chứng hậu COVID. Do đó nhóm đối tượng được chẩn đoán mắc bệnh COVID-19 nhẹ cũng có thể bị tác động bởi hội chứng hậu COVID, hay nói cách khác ai cũng có nguy cơ mắc hội chứng hậu COVID.

Hậu COVID-19 có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em. Tuy nhiên, ở trẻ em hậu COVID-19 thường nhẹ và ít hơn người trưởng thành. Biến chứng hậu COVID-19 đáng lo ngại nhất ở trẻ em là hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ (Multisystem Inflammatory Syndrome in Children: MIS-C), tổn thương đến tim, phổi, thận, mạch máu….

Trong khi với bệnh nhân mắc COVID-19 mức độ nặng/nguy kịch, cần can thiệp y tế nhiều trong giai đoạn điều trị chính của bệnh (như nhập vào các khoa hồi sức tích cực, cấp cứu) thì các vấn đề về hậu COVID-19 sẽ nhiều và trầm trọng hơn.

Với người có sẵn bệnh nền như bệnh tim mạch, tiểu đường, đặc biệt là hô hấp, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản mạn… khi COVID-19 xảy ra trên nền bệnh đó có thể khiến tổn thương vốn có của họ trở nên nặng hơn.

Phần lớn những người nhiễm bệnh đều có nguy cơ gặp phải hội chứng hậu Covid, trong đó bao gồm cả người không triệu chứng, người bệnh thể nhẹ cho tới thể nặng phải điều trị tích cực.

Hậu Covid là gì và các dấu hiệu hậu Covid-19 thường gặp
Sau khi khỏi bệnh nhưng phát hiện cơ thể có những vấn đề bất ổn bạn nên đến các cơ sở uy tín để khám hậu Covid để kịp thời phát hiện những vấn đề của cơ thể (nếu có) và có phương án điều trị tốt nhất có thể.

Có nên đi khám hậu Covid-19?

Theo thống kê không chính thức từ cơ sở y tế trên thế giới thì có khoảng 1/3 đến 4/5 bệnh nhân mắc ít nhất một trong các triệu chứng của hội chứng hậu COVID sau 4 tuần nhiễm bệnh.

Chưa có nghiên cứu khoa học nào cho thấy những triệu chứng của hậu COVID có nguy cơ gây tử vong nhưng sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu trong một khoảng thời gian (thường là 3-6 tháng, có thể kéo dài đến 12 tháng) sau khi bệnh COVID-19, gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của bệnh nhân, làm sụt giảm nghiêm trọng chất lượng sống của bệnh nhân hậu COVID.

Theo nghiên cứu, khoảng 40-60% bệnh nhân COVID-19 không thể trở lại các hoạt động sống bình thường sau khi xuất viện. Đối với bệnh nhân COVID-19 nhẹ (điều trị tại nhà) cũng có khoảng 10-35% bệnh nhân không thể trở lại tình trạng sức khỏe ban đầu và bị suy giảm chất lượng cuộc sống.

Do đó, sau khi khỏi bệnh nhưng phát hiện cơ thể có những vấn đề bất ổn bạn nên đến các cơ sở uy tín để khám hậu Covid để kịp thời phát hiện những vấn đề của cơ thể (nếu có) và có phương án điều trị tốt nhất có thể.

Ai nên đi khám hậu Covid-19

Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng không nên lạm dụng khám hậu Covid bởi không phải ai cũng gặp phải di chứng do bệnh gây ra. Mà những trường hợp thuộc các nhóm đối tượng sau nên ưu tiên đi khám hậu Covid-19:

- Mắc bệnh nền: tim mạch, huyết áp, rối loạn chuyển hóa, tiểu đường,...

- Người trên 60 tuổi.

- Những F0 đã từng phải nhập viện vì triệu chứng Covid nặng gây sốt cao, có viêm phổi, phải dùng máy thở.

- Những người đang có triệu chứng hậu Covid gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc hàng ngày.

Với trẻ nhỏ, phụ huynh chỉ nên cho trẻ đi khám sức khỏe hậu Covid nếu trẻ có các biểu hiện: khó thở, đỏ da, mệt mỏi,... để kiểm tra xem con có mắc phải hội chứng viêm đa hệ thống không.

Đi khám hậu Covid-19 ở đâu?

Tháng 4/2022, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Y tế các Bộ, ngành về việc khám chữa bệnh hậu COVID-19.

Hậu Covid là gì và các dấu hiệu hậu Covid-19 thường gặp

Bộ Y tế chỉ đạo, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và Y tế các Bộ, ngành nghiêm túc tổ chức triển khai, thực hiện một số nội dung, cụ thể:

Các cơ sở khám, chữa bệnh cho người bệnh (người lớn và trẻ em) khi mắc và hậu COVID-19 theo đúng các hướng dẫn chuyên môn do Bộ Y tế đã ban hành, như: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19, trong đó có hướng dẫn phục hồi chức năng cho người bệnh COVID-19 sau ra viện, chăm sóc sức khỏe tâm thần;

Hướng dẫn Phục hồi chức năng bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do SARS-CoV-2 (COVID-19)...

Khám, chữa bệnh cho người có dấu hiệu, triệu chứng hậu COVID-19 nói riêng và khám bệnh, chữa bệnh nói chung theo phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở, theo các lĩnh vực chuyên khoa khi người dân có các dấu hiệu, triệu chứng thuộc các chuyên khoa, tránh tình trạng lạm dụng chỉ định hoặc chỉ định không phù hợp, không cần thiết.

Danh sách các bệnh viện, cơ sở y tế có phòng khám, khoa điều trị hậu Covid-19 gồm:

Miền Bắc:

Bệnh viện Bạch Mai: Hai khu điều trị di chứng.

- Tòa nhà K1 - Trung tâm khám bệnh và điều trị trong ngày: Khám theo yêu cầu.

- Tòa nhà K2 - Khoa khám bệnh: Khám bảo hiểm y tế và khám thông thường.

Địa chỉ: Số 78, Giải Phóng, Đống Đa, TP Hà Nội.

Bệnh viện Điều trị người bệnh Covid-19 (thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội): Khoa Hồi phục chức năng hậu Covid-19.

Địa chỉ: Ngõ 587, đường Tam Trinh, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Bệnh viện đa khoa Đức Giang (Hà Nội): Phòng khám hậu Covid-19.

Địa chỉ: Phòng khám theo yêu cầu, khu nhà D, số 54 Trường Lâm, Phường Đức Giang, Long Biên, Hà Nội.

Miền Trung:

Bệnh viện Đà Nẵng: Phòng khám "Tư vấn và điều trị sau Covid-19".

Địa chỉ: Số 124 Hải Phòng, phường Thạch Thang, TP Đà Nẵng.

Miền Nam:

Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM): Phòng khám di chứng hậu Covid-19.

Địa chỉ: Khu phòng khám chuyên gia, Bệnh viện Chợ Rẫy, số 201B Nguyễn Chí Thanh phường 12, quận 5.

Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM có hai cơ sở:

- Phòng khám hậu Covid-19 tại trụ sở chính Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM.

Địa chỉ: Phòng số 55, tầng trệt, khu B, số 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP HCM.

- Phòng khám hậu Covid-19 của Cơ sở 3. Tại đây phối hợp điều trị giữa y học cổ truyền và y học hiện đại.

Địa chỉ: 221B Hoàng Văn Thụ, phường 8, quận Phú Nhuận, TP HCM.

Bệnh viện Thống Nhất (TP HCM): Khoa Hồi sức và Phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau điều trị Covid-19.

Địa chỉ: Số 1 Lý Thường Kiệt, phường 7, Tân Bình, TP HCM.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM: Phòng khám hậu Covid-19.

Địa chỉ: Số 764 Võ Văn Kiệt, phường 1, quận 5.

Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP HCM) có hai đơn vị:

- Trung tâm Phục hồi chức năng vật lý trị liệu và tâm lý trị liệu sau nhiễm Covid-19.

Địa chỉ: số 145, đường Lê Văn Thịnh, phường Bình Trưng Đông, TP Thủ Đức (đối diện Bệnh viện Lê Văn Thịnh).

- Phòng khám chuyên khoa di chứng tim mạch hậu Covid-19.

Địa chỉ: Phòng F105, khu nhà F, Bệnh viện Lê Văn Thịnh, số 130 đường Lê Văn Thịnh, phường Bình Trưng Tây, TP Thủ Đức.

Hệ thống Bệnh viện đa khoa Xuyên Á có 4 cơ sở:

- Tại TP HCM: Địa chỉ số 42, quốc lộ 22, ấp Chợ, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi.

- Tại Vĩnh Long: Số 68E, đường Phạm Hùng, phường 9, TP Vĩnh Long.

- Tại Long An: Số 459, đường tỉnh 825, ô 4, khu A, thị trấn Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa.

- Tại Tây Ninh: Số 10 đường Xuyên Á, ấp Trâm Vàng 3, xã Thanh Phước, huyện Gò Dầu.

Bệnh viện Hoàn Mỹ Thủ Đức (TP HCM): Phòng khám hậu Covid-19.

Địa chỉ: Số 241 quốc lộ 1K, phường Linh Xuân, TP Thủ Đức.

Ngoài danh sách các bệnh viện trên, phần lớn bệnh viện từ tuyến địa phương tới trung ương đều có các gói khám hậu Covid-19. Tuy nhiên, bạn nên liên hệ với bệnh viện trước khi đến khám để hạn chế tối đa việc mất công di chuyển và thời gian.

Hậu Covid là gì và các dấu hiệu hậu Covid-19 thường gặp

Hậu Covid nên làm gì để đảm bảo sức khỏe?

Hậu Covid-19, bạn nên thực hiện đều đặn những hướng dẫn dưới đây để đảm bảo nhanh chóng phục hồi sức khỏe:

- Tập thở: Tập thở đều đặn sẽ giúp bạn phục hồi chức năng phổi, giảm tình trạng khó thở. Do đó, bạn nên thực hiện đúng động tác, tập thở với mức độ vừa phải. Không nên nóng vội hoặc tập luyện quá sức như vậy sẽ khiến tình trạng này trở nên trầm trọng hơn.

Ngoài ra khi bị ho kéo dài, bạn có thể tập ho có kiểm soát bằng cách thở chúm môi trong 5 - 10 phút. Động tác này có tác dụng đẩy đờm ra khỏi phế quản. Tiếp đó, bạn nên tròn miệng hà hơi từ 5 - 10 lần để tăng tốc độ đẩy đờm ra khí quản. Cuối cùng để đẩy đờm ra ngoài, bạn chỉ cần hít vào một hơi thật sâu, nín thở rồi ho liên tiếp hai lần.

- Đi bộ: Đi bộ là biện pháp vận động cơ thể nhẹ nhàng, giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất sau khỏi bệnh. Ban đầu bạn nên đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày, sau đó tăng dần thời gian hoặc luyện tập thêm những bài thể dục khác, đạp xe chậm,…

- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng là cách đơn giản giúp bạn nhanh hồi phục và tăng sức đề kháng. Do đó, bạn nên bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và protein như: trái cây tươi, rau có màu xanh đậm, cá béo, thịt nạc,… Sau khi khỏi bệnh khả năng tiêu hóa còn kém, bạn nên chia nhỏ bữa ăn chính thành 3 - 5 bữa nhỏ để cơ thể hấp thu được toàn bộ. Đồng thời bạn có thể sử dụng thêm các loại thuốc hỗ trợ do bác sĩ kê đơn như: thực phẩm chức năng tăng cường tuần hoàn não, sản phẩm có tác dụng an thần,…