Giá thịt lợn ngày 19/11

Giá thịt heo hôm nay (19/11) tại cửa hàng VinMart và Công ty Thực phẩm bán lẻ tiếp tục ghi nhận không xuất hiện điều chỉnh so với ngày hôm trước. Hiện mức giá đang bán dao động trong khoảng 129.900 - 189.900 đồng/kg tại VinMart.

Cụ thể, nạc vai heo và thịt ba rọi đang có giá bán lần lượt là 149.900 đồng/kg và 189.900 đồng/kg.

Giá thịt heo tại Công ty Thực phẩm Tươi sống Hà Hiền ghi nhận tiếp tục ổn định so với ngày hôm trước. Hiện mức giá đang bán trong khoảng 56.000 - 130.000 đồng/kg.

Giá thịt lợn tiếp tục không có điều chỉnh
Giá thịt lợn tiếp tục không có điều chỉnh

Cụ thể, thịt nạc vao và ba rọi đang có giá bán lần lượt là 125.000 đồng/kg và 110.000 đồng/kg.

Trong khi đó giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng 40.000 - 45.000 đồng/kg.

Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, giá heo hơi điều chỉnh giảm từ 1.000 đồng/kg đến 2.000 đồng/kg tại một vài nơi trong hôm nay.

Cụ thể, Khánh Hòa và Thanh Hóa cùng giảm 1.000 đồng/kg xuống còn 44.000 đồng/kg, ngang bằng với Nghệ An, Quảng Bình và Ninh Thuận.

Sau khi giảm 2.000 đồng/kg, thương lái tỉnh Thừa Thiên Huế hiện đang thu mua heo hơi với giá 43.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực.

Các địa phương còn lại không có điều chỉnh mới, thu mua heo hơi trong khoảng 44.000 - 46.000 đồng/kg.

Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên dao động trong khoảng 43.000 - 46.000 đồng/kg.

Sau đà tăng vào hôm qua, giá heo hơi tại miền Nam hôm nay bất ngờ quay đầu giảm trở lại.

Trong đó, Bến Tre giảm mạnh 4.000 đồng/kg, đưa giá heo hơi về mốc thấp nhất khu vực là 40.000 đồng/kg.

Giá lúa gạo ngày 19/11

Giá lúa gạo hôm nay (19/11) tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long xu hướng giảm thêm 100-200 đồng/kg đối với một số giống lúa, trong khi đó giá gạo thơm thái hạt dài tăng 1.000 đồng/kg. Sức mua trên thị trường chậm.

Tại An Giang, giá lúa hôm nay giảm 100-200 đồng. Cụ thể lúa IR 50404 giảm 100 đồng, xuống 5.400 - 5.600 đồng/kg; Lúa Đài thơm 8 giảm 200 đồng, xuống còn 6.000 - 6.100 đồng/kg.

Các giống lúa khác giữ ổn định gồm: Nếp vỏ tươi 5.100 - 5.300 đồng/kg; OM 380 tươi 5.400 - 5.600 đồng/kg; Nếp vỏ (khô) 6.600 - 6.900 đồng/kg; Nếp Long An (khô) 7.000 đồng/kg; Lúa OM 18 giá 6.000 đồng/kg; Nàng Hoa 9 giá 6.300 - 6.400 đồng/kg; Lúa Nhật giá 7.500 - 7.600 đồng/kg; Lúa IR 50404 (khô) 6.500 đồng/kg; Lúa Nàng Nhen (khô) 11.500 - 12.000 đồng/kg; lúa OM 5451 (tươi) 5.600 - 5.800 đồng/kg.

Đến nay, các tỉnh phía Nam đã gieo cấy được 300.000 ha trong tổng số trên 1,6 triệu ha vụ Đông Xuân 2021 - 2022. Trong những năm trước, vụ Đông Xuân luôn là vụ sản xuất có sản lượng cao nhất với chi phí thấp nhất.

Giá gạo bán tại chợ lẻ hôm nay ghi nhận tăng 1.000 đồng/kg với thơm thái hạt dài, lên 18.000-19.000 đồng/kg.

Trong khi đó, giá các loại gạo khác tiếp tục ổn định: Gạo thường 11.500 - 12.000 đồng/kg; Nếp ruột 13.000 - 14.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Gạo Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; Gạo Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 14.000 - 15.000 đồng/kg; Cám 7.000 - 8.000 đồng/kg.

Với giá gạo nguyên liệu và thành phẩm tiếp tục đi ngang. Hiện gạo NL IR 504 giá 8.100 - 8.150 đồng/kg; Gạo TP IR 504 giá 8.900-9.000 đồng/kg; tấm 1 IR 504 ổn định ở mức 7.500 đồng/kg và cám vàng là 7.600 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu không có biến động. Hiện giá gạo 5% còn 425-429 USD/tấn; gạo 25% tấm 404-408 USD/tấn; gạo 100% tấm giữ ổn định ở mức 338-342 USD/tấn và gạo Jasmine là 583-587 USD/tấn.

Giá thực phẩm ngày 19/11

Giá thực phẩm ngày 19/11 hôm nay vẫn tiếp tục nhảy múa. Tại các chợ lẻ ở TP HCM, giá rau củ, thịt cá đều tăng khá cao. Chẳng hạn, cá diêu hồng trước đây chỉ khoảng 60.000 đồng/kg, nay tăng lên khoảng 100.000 đồng/kg, cá trê cũng tăng khoảng 20.000 đồng/kg lên hơn 80.000 đồng/kg. Giá rau củ các loại cũng tăng vài ngàn đồng/kg, thậm chí có loại tăng hơn chục ngàn đồng/kg.

Nhiều loại rau gia vị tăng giá
Nhiều loại rau gia vị tăng giá

Đồ hộp các loại đã tăng khoảng 2.000-3.000 đồng/hộp, tương đương 5%-10%, dầu ăn Tường An tăng đến 10.000 đồng/chai 1 lít, đường cũng tăng giá.

Xác nhận với báo chí, một số doanh nghiệp cho biết đã điều chỉnh giá bán ra 5% -10% đối với hầu hết sản phẩm, cá biệt một số mặt hàng tăng giá nhiều hơn do chi phí nguyên phụ liệu, bao bì, chi phí sản xuất, vận chuyển… đã tăng "nóng" nhiều tháng liền.

Tại siêu thị BigC: Đùi tỏi gà nhập khẩu đông lạnh: 44.900 đồng/kg, đầu cá hồi: 39.900 đồng/kg, sườn heo đông lạnh: 119.000 đồng/kg, cam Úc: 59.900 đồng/kg, táo Mỹ: 54.900 đồng/kg, cá cam đông lạnh (trọng lượng 400g): 59.900 đồng/kg, cá viên hấp (gói 500g): 39.900 đồng/gói, chân gà: 52.900 đồng/kg, dưa leo baby (gói 500g): 12.900 đồng/gói, khoai lang giống Nhật: 28.500 đồng/kg, tôm thẻ (trọng lượng 60 – 80 con/kg): 159.000 đồng/kg, chanh không hạt: 12.900 đồng/kg…

Siêu thị Lottemart: Cánh tỏi gà: 85.000 đồng/kg, cá basa cắt khúc: 59.900 đồng/kg, cá basa phi-lê: 69.900 đồng/kg, khổ qua (gói 500g): 10.900 đồng/gói, ổi: 15.900 đồng/kg, bưởi da xanh: 35.500 đồng/kg, cam soàn: 6 – 7 trái/kg: 34.900 đồng/kg, nho đen không hạt: 179.900 đồng/kg, xoài giống úc: 47.900 đồng/kg, cải ngọt gói 450g: 14.900 đồng/gói.

Satrafood: Đậu bắp: 26.500 đồng/kg, bí đỏ hồ lô Vietgap: 20.500 đồng/kg, hành tây Đà Lạt (loại 9 – 12 củ/kg): 32.000 đồng/kg, sả cây: 19.500 đồng/kg, bí xanh Vietgap (màng co): 19.500 đồng/kg, chuối sứ hường: 14.900 đồng/kg, chanh không hạt (loại 12 – 16 trái/kg): 15.500 đồng/kg, trái thơm nguyên vỏ (loại 0,9 – 1,1kg/ trái): 18.900 đồng/kg, su su (loại 3 – 5 trái/kg): 21.900 đồng/kg, khoai tây vàng Vietgap Đà Lạt: 34.900 đồng/kg, khoai mỡ (0,6 – 1,2kg/ trái): 35.500 đồng/kg.

Theo ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP HCM, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong nhiều tháng qua, giá hầu hết nguyên phụ liệu dùng trong sản xuất và chi phí sản xuất đã tăng cao, nguồn nhân lực phục vụ sản xuất trên địa bàn TP HCM chưa ổn định... ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Trong giai đoạn cao điểm, TP HCM và nhiều tỉnh, thành cùng phòng chống dịch, các DN đã nỗ lực kìm giữ giá, tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình Bình ổn thị trường, ổn định nguồn cung, có cơ chế vận hành giá cả linh hoạt phù hợp thị trường; đồng thời, chấp nhận chịu lỗ để chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng, thực hiện trách nhiệm với xã hội. Vì vậy, diễn biến tăng giá hàng hóa trong các tháng cuối năm là điều không tránh khỏi.