Cây Ngải cứu là gì?

Cây Ngải cứu là một cây thân thảo, có tên khoa học là Latin là Artemisia absinthium, thuộc họ Cúc. Cây có mùi hương đặc trưng, rất dễ chịu nên được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia. Cây Ngải cứu còn có nhiều tên gọi khác nhau như cây Ngải Diệp, Thuốc Cứu, Nhả Ngải, Cỏ Linh Li, Quá Sú,..

Cây Ngải cứu thuộc loại thân thảo, thuộc loại thực vật sống lâu năm, cây có chiều cao từ 0,4-1m. Khi cây còn non cành cây Ngải cứu có nhiều lông, lá mọc so le, phiến lá có hình dáng rất giống lông chim, lá cây có màu xanh lục sẫm, mặt dưới phiến lá có hình xanh nhạt, thân cây có màu hơi đỏ tía. Cây Ngải cứu có hoa mọc thành từng chùm, hoa có màu trắng hoặc lục nhạt thường mọc ở đầu cành, quả Ngải cứu nhỏ.

Lá Ngải Cứu thường có vị hơi đắng
Lá Ngải cứu thường có vị hơi đắng

Cây Ngải cứu ban đầu được tìm thấy ở Châu Âu, về sau tác dụng của thảo dược được mọi người biết đến nên cây được trồng rộng rãi ở nhiều châu lục như Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Á. Hiện nay cây được trồng nhiều ở Ấn Độ, Pakistan, Srilanka, Bangladesh, Indonesia, Thái Lan, Lào, Trung Quốc, Việt Nam.

Ở Việt Nam, cây Ngải cứu phân bố rộng rãi từ Nam tới Bắc, thảo dược ưa ẩm nên rất dễ trồng, được trồng hầu hết ở các tỉnh nước ta. Cây không cần phân bón quá nhiều, chỉ cần tưới đủ nước hoặc môi trường đất ẩm thì cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Do đó, ở nước ta cây thường được trồng quanh nhà, chậu kiểng, thùng xốp, vườn nhà,..

Cây Ngải cứu chứa một lượng lớn tinh dầu, hoạt chất flavonoid, acid amin, adenin, cholin, tricosanol, cineol, tricosanol, chamazulene, artemisinin, coumarin.

Trong Đông y, cây Ngải Cứu được xem vị thuốc đa công dụng, chữa đa bệnh
Trong Đông y, cây Ngải cứu được xem vị thuốc đa công dụng, chữa đa bệnh

Tác dụng của Ngải cứu

Ngải cứu là loại rau ăn có tác dụng bổ huyết, giúp an thai, uống nước cây ngải cứu có công dụng hỗ trợ điều kinh, chữa đau xương khớp, trị ho, cảm cúm, thiếu máu,… Có thể nói, rau ngải cứu là vị thuốc quý chữa đa bệnh, tốt cho sức khỏe, ít loại rau dại nào sánh bằng.

Trong dân gian, thảo dược có nhiều tên gọi khác nhau, theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam), ngải cứu khi đã phơi khô, được gọi là ngải diệp. Đem nghiền thành bột, rây ra lấy phần lông tơ trắng, tơi thì được gọi là ngải nhung. Ngoài ra, do có tác dụng chữa bệnh rất hay nên còn gọi là cây thuốc cứu.

Ngải Cứu dùng trong làm đẹp
Ngải cứu dùng trong làm đẹp

Ăn rau ngải cứu giúp an thai: Đối với phụ nữ đang mang thai, khi gặp các triệu chứng như đau bụng, chảy máu ta có thể áp dụng bài thuốc này có thể giúp thai ổn định. Bài thuốc giúp an thai từ ngải cứu áp dụng cho thai kỳ từ 3 tháng trở lên thì sử dụng 20g ngải cứu khô, 15g lá tía tô, sắc nước uống. Chia uống 2 lần/ngày. Đây là bài thuốc có công dụng hỗ trợ an thai rất tốt mẹ bầu. Đối với thai từ 3 tháng trở đi, nếu sử dụng điều độ, hợp lý, ngải cứu không có khả năng gây kích thích cho tử cung, do đó không làm sảy thai hoặc sinh non.

Giúp giảm đau: Từ lâu, những dược chất có trong cây Ngải cứu có tác dụng giảm đau, kháng viêm nên thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh đau nhức xương khớp. Rất nhiều nghiên cứu và thực nghiệm lâm sàng được thực hiện, nhiều bệnh nhân bị viêm khớp, đau nhức xương khớp tình trạng đau, viêm đã được cải thiện một cách đáng kể.

Sơ cứu vết thương: Giống như cây lá lứt (cây cúc tần), ngải cứu là vị thuốc có tác dụng cầm máu rất tốt. Có thể sử dụng sơ cứu trong tình huống khẩn cấp như rắn cắn, chấn thương chảy máu, đứt tay, chân,… Khi bị chảy máu, ta có thể giã nát lá ngải cứu tươi, sau đó thêm vào chút muối để đắp lên miệng vết thương. Cách này có thể giúp cầm máu, sát khuẩn, tiêu viêm và giảm đau rát hiệu quả. Dùng ngải cứu cầm máu chỉ là giải pháp tức thời trong tình huống nguy cấp. Sau khi sơ cứu, bạn nên đưa nạn nhân đến trạm xá gần nhất để xem xét vết thương.

Ngải Cứu hỗ trợ chữa, giảm đau lưng
Ngải cứu hỗ trợ chữa, giảm đau lưng

Diệt giun, hỗ trợ điều trị nhiễm ký sinh trùng: từ xưa, cây Ngải cứu được Ai Cập cổ đại sử dụng trong việc diệt giun, sán, hỗ trợ điều trị những trường hợp nhiễm ký sinh trùng ở đường tiêu hóa. Nền y học phát triển, tác dụng của Ngải cứu trên động vật đã được nhận định có tác dụng diệt sán dây cùng một số ký sinh trùng khác.

Chống oxy hóa: Các nghiên cứu cho thấy dược chất có trong cây Ngải cứu giúp chống oxy hóa, stress, ngăn ngừa ung thư cùng các bệnh nguy hiểm như suy giảm tim mạch, quên trí nhớ ở người lớn tuổi.

Hỗ trợ điều trị viêm da, mề đay, mẩn ngứa: Cây Ngải cứu có hàm lượng tinh dầu cao, có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm rất tốt. Do đó, Ngải cứu được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý ngoài da như viêm da, ghẻ lở, mụn nhọt, mề đay, mẩn ngứa rất hiệu quả.

Điều hòa khí huyết: Trong dân gian, cây Ngải cứu là một vị thuốc tuyệt vời thường được sử dụng trong các bài thuốc giúp điều hòa khí huyết, giúp ấm cơ thể...

Những lưu ý khi sử dụng Ngải cứu để đạt hiệu quả cao

Mặc dù Ngải cứu là một loại rau lành tính đã được Đông y và y học hiện đại công nhận. Nhưng chúng ta vẫn cần lưu ý một số vấn đề.

Ngải Cứu dùng để pha trà
Ngải cứu còn dùng để pha trà

Cụ thể, đối với những người đang bị âm hư hoặc bị huyết nhiệt cần nên cẩn trọng khi sử dụng. Không kết hợp cùng với các loại thuốc chống viêm không có steroid, đặc biệt là Aspirin, đây là chất có thể làm suy giảm khả năng đông máu của thuốc.

Những người đang có vấn đề về huyết áp hoặc gan nên tham khảo tư vấn thầy thuốc trước khi sử dụng. Dù có mặt trong rất nhiều bài thuốc hỗ trợ cho phụ nữ mang thai, nhưng các mẹ lưu ý chỉ nên dùng ngải cứu khi thai kỳ từ 3 tháng trở lên. Ăn ngải cứu trong thời gian đầu mang thai có thể gây hưng phấn các cơ trong tử cung, khiến tử cung co bóp quá mức, có thể dẫn đến thai ra máu, nguy cơ sinh non cao.

Dùng khoa học, điều độ sẽ thấy kết quả tốt.