Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS) đứng vị trì thứ 113 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam hiện nay. FPT IS là gì? Công ty FPT IS hoạt động kinh doanh ra sao?
Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS) đứng vị trì thứ 113 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam hiện nay.
FPT IS là gì?
FPT IS là cách viết tắt, gọi tắt của Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT một đơn vị thành viên của Tập đoàn FPT - là đơn vị phát triển sản phẩm, giải pháp, tích hợp hệ thống, cung cấp dịch vụ CNTT hàng đầu Việt Nam và khu vực. Năng lực của FPT IS trải rộng trong nhiều lĩnh vực bao gồm: Chính phủ, Ngân hàng - Tài chính, Y tế, Giao thông vận tải, Tài chính công, Viễn thông, Năng lượng và Doanh nghiệp.
FPT IS có trụ sở chính đặt ở tầng 22 Keangnam Landmark 72 - E6 Phạm Hùng - Phường Mễ Trì - Quận Nam Từ Liêm - TP. Hà Nội.
Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS) là thành viên của Tập đoàn FPT, được thành lập ngày 31/12/1994. Với 28 năm kinh nghiệm, FPT IS tự hào là nhà tích hợp hệ thống, cung cấp giải pháp hàng đầu Việt Nam và khu vực.
Với năng lực công nghệ được thừa nhận bởi các khách hàng và đối tác toàn cầu, FPT IS đã thiết kế và triển khai nhiều dự án CNTT tổng thể, nhiều dịch vụ và giải pháp góp phần cải cách các lĩnh vực trọng yếu của từng quốc gia, mang lại giá trị cho hàng chục triệu người dân.
Là doanh nghiệp công nghệ lớn mang tính dẫn dắt, FPT IS cũng không nằm ngoài xu hướng “Make in Vietnam” do Bộ Thông tin và Truyền thông phát động. Các sản phẩm mang thương hiệu “Made by FPT IS” được đầu tư nghiên cứu, phát triển bài bản, áp dụng các nền tảng và xu hướng công nghệ mới nhất cũng đang dần khẳng định được những ưu điểm vượt trội so với các sản phẩm trên thị trường, đáp ứng tốt các nhu cầu đa dạng của các khách hàng trong và ngoài nước.
Về nguồn lực, FPT IS sở hữu gần 3.000 cán bộ, trong đó có 2.000 kỹ sư trình độ cao, am hiểu khách hàng và chuyên sâu trong từng ngành kinh tế. Năng lực của chuyên gia FPT IS đã được công nhận với hơn 2.000 chứng chỉ công nghệ quốc tế được cấp bởi các nhà cung cấp giải pháp và dịch vụ dẫn đầu thế giới.
Lãnh đạo FPT IS là ai?
Theo tìm hiểu, hiện tại ông Trần Đăng Hòa sẽ đảm nhiệm vị trí Chủ tịch FPT IS. Cụ thể từ ngày 1/1/2023, ông Dương Dũng Triều - Chủ tịch FPT IS làm Chủ tịch HĐQT Synnex FPT; ông Trần Đăng Hoà - PTGĐ kiêm COO FPT Software đảm nhận vai trò Chủ tịch FPT IS. Sau khi luân chuyển, đội ngũ lãnh đạo cấp cao tại FPT IS gồm Chủ tịch Trần Đăng Hoà và Tổng giám đốc Nguyễn Hoàng Minh. Tại Synnex FPT là Chủ tịch Dương Dũng Triều và Tổng giám đốc Lê Vĩnh Thành.
Chủ tịch FPT IS Trần Đăng Hòa sinh năm 1978 được biết đến là người máu lửa, sắc sảo, nhạy bén, thích làm việc khó. Ông Hòa đã có những đóng góp lớn trong việc thúc đẩy kinh doanh và giữ vững tốc độ tăng trưởng của FPT Software trong nhiều năm liền. Đồng thời, ông Trần Đăng Hòa cũng là người dẫn dắt đội ngũ phát triển sản phẩm Made by FPT. Trong giai đoạn thị trường Nhật gặp khó khăn, ông Hòa được cử sang Nhật với vai trò TGĐ FPT Japan. Ông Hòa đã cùng ban lãnh đạo đưa FPT Japan tăng trưởng vượt bậc liên tục trên 40% trong vòng 3 năm từ 2016 đến 2018, biến đây trở thành thị trường quan trọng nhất của FPT Software trong giai đoạn này.
Chủ tịch FPT IS Trần Đăng Hòa nhận hoa chúc mừng và quyết định bổ nhiệm của lãnh đạo Tập đoàn FPT.
Ông Hòa cũng được ví như “người mát tay” trong vai trò “ông bầu” của nhóm làm sản phẩm nhà Phần mềm với việc cho ra đời và phát triển hàng loạt sản phẩm aka. Những trải nghiệm này của tân Chủ tịch FPT IS được kỳ vọng tạo làn gió mới, thúc đẩy chiến lược “made by FIS” của nhà Hệ thống. Trước đó, ông Hòa từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như Trưởng đại diện Văn phòng Osaka thuộc FPT Japan, Giám đốc Trung tâm Sản xuất phần mềm số 11 (G11) chuyên về các ứng dụng nhúng, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Nghiên cứu và Phát triển phần mềm (FRD), Giám đốc FSU11, ông Hòa từng được bổ nhiệm làm PTGĐ FPT Software từ năm 2015.
FPT IS kinh doanh ra sao?
Công ty cổ phần FPT (HoSE: FPT) được thành lập từ năm 1988 và trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tập đoàn FPT có 3 mảng kinh doanh chính gồm: công nghệ, viễn thông và giáo dục.
Trong đó, mảng công nghệ tiếp tục là đầu tàu đóng góp lớn nhất vào cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của tập đoàn. Trong năm 2021, mảng công nghệ đóng góp 57-58% doanh thu và 44-45% lợi nhuận của FPT. Tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của khối công nghệ xấp xỉ 23,5% trong 5 tháng đầu năm nay.
Khối công nghệ của FPT được phát triển bởi 4 công ty con gồm FPT Software, FPT IS, FPT Digital, FPT Smart Cloud.
Các sản phẩm của FPT IS có thể kể đến như hệ thống thông tin chính quyền điện tử FPT.eGOV, hệ thống quản lý trái phiếu doanh nghiệp, phần mềm quản lý bệnh viện FPT.eHospital 2.0+, trung tâm điều hành và giám sát thông minh cho giao thông – FPT.iTransp …
Chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, năm 2021 chứng kiến làn sóng chuyển đổi số thổi vào tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Bởi vậy, FPT IS cũng có bước phát triển bức phá trong năm 2021. Doanh thu của công ty giai đoạn 2018-2020 khoảng 6.000 tỷ đồng nhưng riêng năm 2021 tăng lên 7.500 tỷ đồng. Lợi nhuận ghi nhận tăng đều đặn từ 142 tỷ đồng lên 242 tỷ đồng.
Cũng trong năm 2021, FPT IS đã ký hợp đồng với nhiều đơn vị trong ngành xây dựng – bất động sản, là tiền đề để phát triển giải pháp chuyên sâu các chuyên ngành khác trong năm nay. Ngoài ra, trong lĩnh vực công, doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh tiếp cận với ccơ quan chính phủ cấp bộ và địa phương khi mở rộng quan hệ với 5 bộ mới, tiếp cận 40 tỉnh thành và triển khai dự án chuyển đổi số cho 14 tỉnh thành.
Ông Piyasak, CEO của công ty tài chính Ngern Tid Lor (NTL) nổi tiếng của Thái Lan, người đứng sau một trong những thương vụ IPO lớn nhất ngành tài chính chứng khoán Thái Lan, đã gia nhập làm thành viên HĐQT độc lập của F88 ngay trước thềm công ty này chuẩn bị lên UPCoM.
Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi (mã chứng khoán QNS : UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2025 với doanh thu thuần gần 2.955,8 tỷ đồng, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trừ đi giá vốn, lợi nhuận gộp đạt gần 1.000,9 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,7%.
Tập đoàn Masan (mã chứng khoán MSN) vừa công bố BCTC quý II kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2025, ghi nhận hoàn thành hơn 50% kế hoạch lợi nhuận năm 2025
CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (mã chứng khoán HAH : HoSE) vừa công bố 07/08 là ngày giao dịch không hưởng quyền để nhận cổ tức năm 2024 với tổng tỷ lệ lên tới 40%, bao gồm 30% bằng cổ phiếu và 10% bằng tiền mặt.
HAGL dự kiến phát hành 210 triệu cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần, tương ứng tổng giá trị phát hành theo mệnh giá đạt 2.100 tỷ đồng. Số cổ phần này sẽ được sử dụng để hoán đổi khoản nợ phải trả trị giá 2.520 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong đợt phát hành này, HAGL cũng để lộ diện trái chủ lớn nhất.
Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS, HoSE: mã chứng khoán FTS) vừa thông báo bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Hạnh giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc từ ngày 23/7/2025. Trước đó, bà Hạnh là Giám đốc Khối Tư vấn Tài chính Doanh nghiệp.
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank - TCB) vừa công bố thông tin về việc ngày 16/7, Bộ Tài chính đã cấp giấy phép số 100/GP/KDBH về việc thành lập Công ty cổ phần Bảo hiểm Nhân thọ Kỹ thương (TCLife).
CTCP Chứng khoán VNDirect (HoSE: VND) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2025 với doanh thu hoạt động đạt 1.698 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Động lực tăng trưởng đến từ nhiều mảng dịch vụ, đặc biệt là hoạt động tư vấn tài chính.
CTCP Sản xuất, Thương mại và Dịch vụ ô tô PTM (Công ty con của Haxaco Group) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2025. Chi phí hoạt động trong kỳ của Dịch vụ ô tô PTM cũng đồng loạt tăng mạnh khi chi phí tài chính chủ yếu là lãi vay đã tăng gấp đôi lên gần 3 tỷ đồng.
Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) vừa bị cơ quan thuế xử phạt và truy thu tổng số tiền hơn 225,5 tỷ đồng do kê khai sai phí bảo vệ môi trường trong nhiều năm.
Với doanh thu vượt 2,500 tỷ đồng và lãi ròng hơn 120 tỷ đồng trong quý 2/2025, TNG thiết lập cột mốc kinh doanh mới, thúc đẩy cổ phiếu tăng hơn 40% trong 3 tháng gần nhất.
Ngày 22/7, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á (VietABank - Mã chứng khoán VAB) đã chính thức niêm yết gần 540 triệu cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE), với tổng giá trị niêm yết đạt hơn 5.399 tỷ đồng theo mệnh giá.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HoSE: mã chứng khoán DGC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2025. Điều gây chú ý là số tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp này tăng thêm 1.500 tỷ đồng so với đầu năm, nâng tổng mức tiền gửi lên 12.000 tỷ đồng, chiếm tới 66% tổng tài sản.
CTCP Dược phẩm Imexpharm (mã chứng khoán IMP) đã công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2025, với doanh thu thuần đạt 1.227 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ, đạt 46% kế hoạch cả năm.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?