Masan Consumer (MCH) tạm ứng cổ tức tiền mặt 25%, dự chi hơn 2.500 tỷ
Với hơn 1 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, Masan Consumer dự chi hơn 2.500 tỷ cho đợt cổ tức lần này.
Tập đoàn Masan (mã chứng khoán MSN) vừa công bố BCTC quý II kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2025, ghi nhận hoàn thành hơn 50% kế hoạch lợi nhuận năm 2025
CTCP Tập đoàn Masan (HoSE: mã chứng khoán MSN) đã công bố báo cáo tài chính chưa kiểm toán của quý II/2025 và 6 tháng đầu năm 2025.
Trong quý II/2025, Tập đoàn Masan đạt 18.315 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế trong quý II và 6 tháng đầu năm 2025 lần lượt đạt 1.619 tỷ đồng và 2.602 tỷ đồng, tăng hơn 80% so với cùng kỳ, vượt mốc 50% kế hoạch cả năm. Tăng trưởng chủ yếu đến từ sự đóng góp tại WinCommerce (WCM) và Masan MEATLife (MML), cùng lợi nhuận từ việc thoái hợp nhất H.C. Starck (HCS).
Trong khi đó, Masan Consumer (MCH) suy giảm do sự gián đoạn tạm thời kênh bán hàng truyền thống (GT), bị ảnh hưởng bởi việc áp dụng các quy định thuế mới đối với hộ kinh doanh cá thể.
Cụ thể kết quả các đơn vị như sau:
WinCommerce (WCM) trong quý II/2025, doanh thu đạt 9.130 tỷ đồng, tăng 16,4% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 10 tỷ đồng, tăng 159 tỷ đồng so với cùng kỳ. Đây là quý thứ tư liên tiếp WCM có lợi nhuận.
Trong nửa đầu năm 2025, doanh thu đạt 17.915 tỷ đồng, tăng 13,4% so với cùng kỳ. Lợi nhuận ròng đạt 68 tỷ đồng, tăng 292 tỷ đồng so với cùng kỳ. Kết quả tích cực này được thúc đẩy bởi tăng trưởng doanh thu LFL và mở rộng mạng lưới tại khu vực nông thôn.
Doanh thu trung bình hàng ngày (ADS) của siêu thị mini tại nông thôn đã đạt gần 90% so với siêu thị mini tại khu vực đô thị, tăng từ mức ~80% trong quý 2/2024. Gần 75% số cửa hàng được mở mới (NSO) trong 6 tháng đầu năm 2025 thuộc mô hình WinMart+ tại nông thôn.
Khu vực miền Trung ghi nhận mức tăng trưởng LFL cao nhất với mô hình siêu thị mini, nhờ vào danh mục sản phẩm phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng và lợi thế tiên phong trong việc chiếm lĩnh các vị trí có lưu lượng khách cao. Trong 6 tháng đầu năm 2025, hơn 50% số cửa hàng mới mở tập trung tại miền Trung.
Masan Consumer Corporation (MCH) ghi nhận doanh thu đạt 6.276 tỷ đồng, giảm 15,1% so với cùng kỳ, và EBITDA (Lợi nhuận trước thuế, lãi vay, khấu hao và phân bổ) đạt 1.605 tỷ đồng, giảm 12,9% so với cùng kỳ. Tuy vậy, doanh thu 6 tháng đầu năm 2025 chỉ giảm 1,5% so với cùng kỳ, nhờ kết quả tích cực trong quý I. Sự suy giảm doanh thu do mức tồn kho tại các kênh giảm và hoạt động bán hàng thận trọng.
Sự gián đoạn xảy ra khi nhiều nhà bán lẻ truyền thống lớn và nhỏ đều giảm tồn kho mạnh, với số ngày tồn kho giảm khoảng 8 ngày đối với nhà bán lẻ lớn và 3 ngày đối với nhà bán lẻ nhỏ. Điều này dẫn đến ước tính doanh thu giảm khoảng 600–800 tỷ đồng cho MCH trong quý.
Để ứng phó, MCH đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang mô hình phân phối linh hoạt và bền vững hơn. Các sáng kiến trọng tâm bao gồm: chuyển dịch sang mô hình phủ trực tiếp, giảm phụ thuộc vào các nhà bán lẻ truyền thống lớn, và tăng cường năng lực đưa hàng ra thị trường. Trong nửa đầu năm 2025, MCH đã mở rộng độ phủ điểm bán tại các khu vực thí điểm tăng 62% so với cùng kỳ, và số lượng điểm bán trung bình mỗi tháng có ít nhất 1 đơn hàng do mỗi nhân viên bán hàng phục vụ tăng 48% so với cùng kỳ.
Masan MEATLife (MML) ghi nhận Doanh thu đạt 2.340 tỷ đồng, tăng 30,7% so với cùng kỳ, được thúc đẩy bởi tăng trưởng hai chữ số ở cả hai mảng: chăn nuôi (tăng 66,4% so với cùng kỳ) và thịt (tăng 20,5% so với cùng kỳ).
Lợi nhuận sau thuế đạt 249 tỷ đồng trong quý II/2025, cải thiện 281 tỷ đồng so với cùng kỳ, tiếp tục duy trì đà tăng trưởng lợi nhuận.
Doanh thu mảng thịt tăng nhờ giá heo hơi tăng, mạng lưới WinCommerce mở rộng, mảng thịt chế biến tăng trưởng nhanh, và các kênh mới nổi như HORECA cho mảng gà thịt.
Quý 2 năm 2025 ghi nhận khoản thu nhập không thường xuyên, không bằng tiền mặt trị giá 196 tỷ đồng. Khoản này là một phần lợi ích từ việc đàm phán lại hợp đồng thương mại dài hạn với nhà cung cấp.
Phuc Long Heritage (PLH): Trong quý II/2025, doanh thu đạt 434 tỷ đồng (Tăng 10,8% so với cùng kỳ), LNST đạt 43 tỷ đồng (Tăng 38,8% so với cùng kỳ). Trong nửa đầu năm 2025, doanh thu đạt 858 tỷ đồng (Tăng 10,3% so với cùng kỳ), LNST đạt 86 tỷ đồng (Tăng 63,5% so với cùng kỳ).
Hoạt động kinh doanh cải thiện nhờ kênh giao hàng tăng mạnh và doanh thu từ mảng thực phẩm gia tăng.
Masan High-Tech Materials (MHT): Trong quý II/2025, doanh thu đạt 1.614 tỷ đồng (Tăng 27,9% so với cùng kỳ trên cơ sở so sánh tương đương, LNST đạt 6 tỷ đồng (Tăng 400 tỷ đồng so với cùng kỳ).Trong nửa đầu năm 2025, doanh thu đạt 3.007 tỷ đồng (Tăng 20% so với cùng kỳ trên cơ sở LFL), LNST ghi nhận -212 tỷ đồng (Tăng 885 tỷ đồng so với cùng kỳ). Hoạt động kinh doanh cải thiện nhờ giá hàng hóa tăng, chi phí sản xuất đơn vị giảm và việc thoái hợp nhất công ty H.C. Starck.
Techcombank (TCB): phần lợi nhuận của MSN từ TCB trong quý II/2025 đạt 1.216 tỷ đồng, giảm nhẹ 1,6% so với cùng kỳ, chủ yếu do tác động pha loãng từ chương trình ESOP của TCB.Tùy thuộc vào phê duyệt nội bộ của Công ty, điều kiện kinh tế vĩ mô và sự phục hồi của thị trường tiêu dùng, Masan dự kiến doanh thu thuần hợp nhất năm 2025 sẽ nằm trong khoảng từ 80.000 tỷ đồng đến 85.500 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng LFL từ 7% đến 14% so với cùng kỳ (sau điều chỉnh cho việc tách hợp nhất HCS).
Trong năm 2025, tổng doanh thu hợp nhất, không bao gồm MHT, dự kiến sẽ nằm trong khoảng từ 74.013 tỷ đồng đến 78.013 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng từ 8% đến 13% so với cùng kỳ. NPAT Pre-MI dự kiến đạt từ 4.875 tỷ đồng đến 6.500 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh mẽ từ 14% đến 52% so với mức 4.272 tỷ đồng trong năm 2024.
Trong nửa cuối năm 2025, ba sáng kiến trọng điểm sẽ được triển khai:
- WinCommerce tiếp tục là đầu tàu trong hệ sinh thái bán lẻ. Doanh thu năm 2025 dự kiến từ 35.600 đến 36.900 tỷ đồng, tăng 8%–12%, hướng đến lợi nhuận sau thuế dương cả năm. Tăng trưởng sẽ đến từ:
- Masan MEATLife hướng tới doanh thu từ 8.250 đến 8.749 tỷ đồng, tăng 8%–14%, với chiến lược gia tăng giá trị từ mỗi con heo nuôi lên mức 10 triệu đồng/con (tăng khoảng 10% so với cùng kỳ). Công ty đẩy mạnh:
- Phúc Long Heritage đặt kế hoạch doanh thu đạt 1.910–2.200 tỷ đồng, tăng mạnh từ 18% đến 36%. Động lực đến từ:
- Masan High-Tech Materials, sau khi thoái hợp nhất HCS, đặt mục tiêu doanh thu đạt 6.487–7.487 tỷ đồng, tăng trưởng LFL từ 3% đến 19%. Động lực tăng trưởng đến từ giá hàng hóa cao (vonfram, fluorspar, đồng), cùng với chiến lược tối ưu chi phí và kế hoạch tiếp tục đàm phán thoái hợp nhất.
Với hơn 1 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, Masan Consumer dự chi hơn 2.500 tỷ cho đợt cổ tức lần này.
CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (mã chứng khoán HAH : HoSE) vừa công bố 07/08 là ngày giao dịch không hưởng quyền để nhận cổ tức năm 2024 với tổng tỷ lệ lên tới 40%, bao gồm 30% bằng cổ phiếu và 10% bằng tiền mặt.
HAGL dự kiến phát hành 210 triệu cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần, tương ứng tổng giá trị phát hành theo mệnh giá đạt 2.100 tỷ đồng. Số cổ phần này sẽ được sử dụng để hoán đổi khoản nợ phải trả trị giá 2.520 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong đợt phát hành này, HAGL cũng để lộ diện trái chủ lớn nhất.
Tập đoàn GELEX (HoSE: mã chứng khoán GEX) vừa công bố kết quả kinh doanh Quý II/2025, với lợi nhuận cao kỷ lục 1.553 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS, HoSE: mã chứng khoán FTS) vừa thông báo bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Hạnh giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc từ ngày 23/7/2025. Trước đó, bà Hạnh là Giám đốc Khối Tư vấn Tài chính Doanh nghiệp.
Doanh thu thuần của Hanoimilk tính đến hết quý II/2025 đạt hơn 182 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,8% so với cùng kỳ năm trước.
Với 19.25 triệu cp đang lưu hành, TNC dự kiến chi khoảng 31 tỷ đồng cho đợt chia cổ tức lần này.
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank - TCB) vừa công bố thông tin về việc ngày 16/7, Bộ Tài chính đã cấp giấy phép số 100/GP/KDBH về việc thành lập Công ty cổ phần Bảo hiểm Nhân thọ Kỹ thương (TCLife).
CTCP Chứng khoán VNDirect (HoSE: VND) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2025 với doanh thu hoạt động đạt 1.698 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Động lực tăng trưởng đến từ nhiều mảng dịch vụ, đặc biệt là hoạt động tư vấn tài chính.
CTCP Sản xuất, Thương mại và Dịch vụ ô tô PTM (Công ty con của Haxaco Group) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2025. Chi phí hoạt động trong kỳ của Dịch vụ ô tô PTM cũng đồng loạt tăng mạnh khi chi phí tài chính chủ yếu là lãi vay đã tăng gấp đôi lên gần 3 tỷ đồng.
Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) vừa bị cơ quan thuế xử phạt và truy thu tổng số tiền hơn 225,5 tỷ đồng do kê khai sai phí bảo vệ môi trường trong nhiều năm.
Với doanh thu vượt 2,500 tỷ đồng và lãi ròng hơn 120 tỷ đồng trong quý 2/2025, TNG thiết lập cột mốc kinh doanh mới, thúc đẩy cổ phiếu tăng hơn 40% trong 3 tháng gần nhất.
Ngày 22/7, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á (VietABank - Mã chứng khoán VAB) đã chính thức niêm yết gần 540 triệu cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE), với tổng giá trị niêm yết đạt hơn 5.399 tỷ đồng theo mệnh giá.
CTCP Đầu tư Nam Long (HoSE: mã chứng khoán NLG) vừa công bố văn bản liên quan đến giao dịch cổ phiếu của người nội bộ và người có liên quan.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HoSE: mã chứng khoán DGC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2025. Điều gây chú ý là số tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp này tăng thêm 1.500 tỷ đồng so với đầu năm, nâng tổng mức tiền gửi lên 12.000 tỷ đồng, chiếm tới 66% tổng tài sản.
CTCP Dược phẩm Imexpharm (mã chứng khoán IMP) đã công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2025, với doanh thu thuần đạt 1.227 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ, đạt 46% kế hoạch cả năm.
VPBank vừa công bố báo cáo tài chính với con số ấn tượng. Ngân hàng tư nhân lớn này cho biết tổng tài sản vượt 1,1 triệu tỷ đồng, lợi nhuận hơn 11.200 tỉ đồng.vượt mốc 1,1 triệu tỷ đồng
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (DHG Pharma) vừa có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh giải trình về kết quả kinh doanh quý II/2025.
Công ty Cổ phần Lilama 10 không có thành viên Hội đồng quản trị độc lập theo quy định vừa bị phạt 112,5 triệu đồng.
Vốn điều lệ của Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) sẽ tăng lên mức 45.942 tỷ đồng sau chi trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 13%, giữ vững vị trí Top 5 Ngân hàng TMCP tư nhân lớn nhất hệ thống
Công ty cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS, mã chứng khoán FTS : HoSE) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2025 với doanh thu hoạt động 239 tỷ đồng, giảm 21,6% so với cùng kỳ.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?