Trong tuần qua (21/7-25/7), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cho các tổ chức tín dụng vay hơn 173.701 tỷ đồng trên kênh cầm cố giấy tờ có giá, với lãi suất 4%.
Đáng chú ý, khối lượng đáo hạn lên tới hơn 110.846 tỷ đồng. Như vậy, tổng bơm ròng qua kênh là 62.855 tỷ đồng.
Trên kênh tín phiếu, không ghi nhận giao dịch mới, song có gần 7.000 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn. Do đó, NHNN đã bơm ròng thêm khoảng 7.000 tỷ đồng qua kênh này.
Như vậy, trong tuần qua, NHNN đã bơm ròng 69.855 tỷ đồng ra thị trường.
Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất qua đêm cũng ghi nhận xu hướng tăng nhẹ. Cụ thể, lãi suất qua đêm tăng từ 4,93% lên 5,26% trong phiên 23/7, tức tăng 0,33 điểm phần trăm. Lãi suất các kỳ hạn từ một tuần đến ba tháng dao động trong khoảng 4,96-5,24%, cao hơn so với đầu tuần.
Theo dữ liệu từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh New York, chênh lệch giữa lãi suất qua đêm có bảo đảm (SOFR) của Mỹ và lãi suất qua đêm của tại Việt Nam ở phiên 23/7 là 0,98 điểm %.
Đối với tỷ giá, dẫn số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tại phiên sáng 25/7, nhà điều hành công bố tỷ giá trung tâm tại 25.164 đồng, giảm 2 đồng so với mức niêm yết hôm trước và tăng 822 đồng so với đầu năm.
Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa công bố trước đó, Ngân hàng Standard Chartered đã nâng dự báo tỷ giá USD/VND lên 26.300 cho cả cuối quý III và cuối năm 2025 (từ mức tương ứng 26.000 và 25.700 trước đó).
Ông Tim Leelahaphan, Chuyên gia Kinh tế Cấp cao phụ trách Việt Nam và Thái Lan, Ngân hàng Standard Chartered cho rằng triển vọng thương mại của Việt Nam vẫn đầy hứa hẹn, nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của xuất khẩu và du lịch.
Mặc dù một số chỉ số kinh tế trong và ngoài nước có thể chững lại trong ngắn hạn, điều này cũng tạo cơ hội cho Ngân hàng Nhà nước tái xây dựng dự trữ ngoại hối .
"Chúng tôi tin rằng Việt Nam có nền tảng vững chắc để ứng phó với những thách thức trước mắt và duy trì đà tăng trưởng”, ông Tim Leelahaphan nhìn nhận.
Trong báo cáo chuyên đề công bố trước đó, các chuyên gia Bộ phận Nghiên cứu Kinh tế và Thị trường Toàn cầu, Ngân hàng UOB, cho rằng tỷ giá VND sẽ duy trì quanh vùng giá yếu trong biên độ giao dịch so với USD trong quý III/2025.
Tuy nhiên, từ quý IV/2025 trở đi, VND có thể bắt đầu lấy lại đà phục hồi, hòa nhịp cùng xu hướng cải thiện chung của các đồng tiền châu Á khi bất ổn thương mại dần lắng dịu.
UOB dự báo tỷ giá USD/VND sẽ ở khoảng 26.400 VND trong quý III/2025, 26.200 VND trong quý IV/2025, 26.000 VND trong quý I/2026 và 25.800 trong quý II/2026.
Ngày 22/7, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết: Từ đầu năm đến nay, lãi suất tiền gửi của các ngân hàng thương mại (NHTM) duy trì tương đối ổn định. Một số ngân hàng đã điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi nhằm phù hợp với tình hình thị trường.
VN-Index hiện đang giao dịch ở mức hơn 1.550 điểm, vượt đỉnh lịch sử giai đoạn đầu năm 2022, với sự bùng nổ của nhiều nhóm ngành cổ phiếu và dòng tiền chảy ồ ạt vào.
CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (mã chứng khoán DBC - HoSE) lên kế hoạch phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2024 với tỷ lệ 15%, nâng vốn điều lệ lên 3.848,7 tỷ đồng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 27/7 đã công bố mức thuế 15% đối với hầu hết hàng hóa nước ngoài từ Liên minh châu Âu (EU), giảm so với mức 30% đã đe dọa.
Bộ Tài chính về Luật Thuế Thu nhập cá nhân sửa đổi. Điểm đáng chú ý là đề xuất mức thuế suất 20% trên thu nhập từ bán chứng khoán sau khi trừ giá mua và chi phí. Điều này đã tạo ra làn sóng tranh luận trái chiều giữa nhà đầu tư, doanh nghiệp, chuyên gia. Vậy việc áp thuế này có những điểm gì khác biệt?
Trước đà tăng của VN-Index cho thấy nhóm vốn hóa lớn vẫn là động lực chính giúp chỉ số duy trì nhịp tăng điểm, bên cạnh đó, dòng tiền cũng không có tín hiệu nghỉ ngơi và liên tục luân chuyển với thanh khoản tiếp tục lớn hơn trung bình 20 phiên. Với diễn biến hiện tại, các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư duy trì nắm giữ cổ phiếu trong xu hướng tăng điểm mạnh mẽ.
Sáng 24/7, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn, Tập đoàn DOJI và Bảo Tín Minh Châu đều giao dịch vàng miếng SJC ở mức 120.000.000 đồng/lượng ở chiều mua và bán ra ở mức 122.000.000 đồng/lượng.
Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục ghi nhận những tín hiệu tích cực trong phiên giao dịch ngày thứ Tư, với hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq đồng loạt lập mức đỉnh mới, nhờ làn sóng lạc quan từ các diễn biến thương mại toàn cầu và sự kỳ vọng vào kết quả kinh doanh của các tập đoàn công nghệ lớn.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/7, VN-Index tăng 2,77 điểm (0,18%) lên 1.512,31 điểm. HNX-Index tăng 1,48 điểm (0,6%) lên 249,33 điểm. UPCoM-Index tăng 0,78 điểm (0,75%) lên mức 104,8 điểm.
Trước sức nóng của vàng thế giới kéo theo giá vàng SJC trong nước sáng nay tăng đến 700.000 đồng/lượng. Giá vàng miếng ở mức 120,7 – 122,7 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Đây là mức cao nhất kể từ đầu tháng 5 đến nay.
Phiên 22/7 phản ánh bức tranh phân hóa cao của Phố Wall: chỉ số chuẩn S&P 500 vẫn miệt mài lập đỉnh nhờ những điểm sáng lợi nhuận, song mặt trái là rủi ro “định giá cao kỳ vọng cao” ngày một lớn. Khi dòng vốn chờ đợi kết quả của khối Big Tech và tín hiệu chính sách mới từ Fed, thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục dao động mạnh theo từng báo cáo.
Theo bảng xếp hạng thời gian thực của Forbes, tài sản của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo hiện đang ở mức 2,8 tỷ USD và là người giàu thứ 1.377 trên thế giới, tăng thêm so với ngày trước đó là 165 triệu USD. Bà Thảo giàu thứ hai trên sàn chứng khoán Việt Nam, xếp sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng (với 11,9 tỷ USD tính đến 21/7).
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/7, VN-Index ở mức 1509,54 điểm, chính thức bước vào vùng đỉnh lịch sử của năm 2022 với mức cao nhất từng chạm tới là 1536,45 điểm ngày 10/1/2022.
Đề xuất áp thuế 20% trên lãi bán chứng khoán, chuyển nhượng vốn được đề cập tại dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến trước khi trình Chính phủ và Quốc hội.
Chứng khoán Rồng Việt sắp phát hành 800 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi, không tài sản đảm bảo, nhằm cơ cấu nợ và thanh toán trái phiếu, nợ vay đến hạn.
Thị trường chứng khoán Mỹ bật tăng trước thông tin tích cực đến từ các doanh nghiệp báo cáo tài chính và dự báo lợi nhuận của các công ty vẫn tăng trưởng mạnh, cộng thêm kỳ vọng vào các thỏa thuận thương mại trước thời hạn 1/8.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?