Theo vasep, Trong 6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường EU đạt hơn 252 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước. EU được coi là thị trường tăng trưởng ổn định nhất của tôm Việt trong nửa đầu năm 2025.
Một số thị trường chủ lực trong khối có mức tăng trưởng đáng chú ý: Đức tăng 24%, Bỉ tăng 31%, Pháp tăng gần 20%. Tuy nhiên, Hà Lan – thị trường vốn lớn – lại sụt giảm nhẹ 4%. Điều này phản ánh sự dịch chuyển cơ cấu tiêu dùng và phân hóa thị trường nội khối EU mà doanh nghiệp Việt cần nắm bắt.
Về cơ cấu sản phẩm, tôm chân trắng tiếp tục là mặt hàng chủ lực với kim ngạch 206 triệu USD, chiếm 81,9% tổng xuất khẩu sang EU và tăng 17,8%. Đáng chú ý, cả hai dòng sản phẩm chính của tôm chân trắng đều ghi nhận mức tăng trưởng tốt: tôm chế biến (HS16) đạt 97,4 triệu USD, tăng 17%; còn tôm sống/tươi/đông lạnh (HS03) đạt 108,7 triệu USD, tăng 18,6%.
Tôm sú đạt kim ngạch 25 triệu USD, chiếm 9,9% và giảm nhẹ 7,1% so với cùng kỳ. Trong đó, sản phẩm đông lạnh giảm 7,6%, còn tôm sú chế biến giảm 3,9%, cho thấy nhu cầu đối với tôm sú chưa phục hồi mạnh tại thị trường EU.
Tôm loại khác đạt 20,7 triệu USD, tăng mạnh 33,2%. Đặc biệt, dòng sản phẩm chế biến khác (HS16) tăng tới 50%, cho thấy EU đang có xu hướng mở rộng tiêu thụ các dòng tôm biển không truyền thống, đặc biệt là sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao – phù hợp với yêu cầu tiện lợi và an toàn thực phẩm ngày càng khắt khe tại khu vực này.
Xu hướng dịch chuyển từ Mỹ sang EU: “Vùng trú ẩn” giữa biến động thuế quan
Trong bối cảnh ông Trump lên kế hoạch áp thuế chống trợ cấp lên hàng hóa thế giới nhập khẩu vào Mỹ, tôm Việt Nam cũng không phải ngoại lệ trong môi trường thương mại toàn cầu thiếu ổn định. EU nổi lên như một điểm đến an toàn, ít rủi ro về chính sách. Các nhà xuất khẩu từ Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia đều đang dần chuyển dịch đơn hàng sang thị trường này. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế EU phục hồi sau đại dịch và kiểm soát lạm phát cũng là yếu tố thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng tăng.
Theo thống kê từ Rabobank và Kontali, nhu cầu nhập khẩu tôm từ EU đã tăng liên tục từ đầu năm 2024. Chỉ tính riêng nửa đầu năm 2025, lượng tôm nhập khẩu vào EU ước tính tăng 25%, doanh số bán ra cho các nước còn lại ở châu Âu cũng tăng 8%.
Theo Kontali, tính đến tuần 23 (ngày 2-8/6/2025), khối lượng nhập khẩu từ Ecuador của EU đã tăng 49% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi khối lượng nhập khẩu từ Ấn Độ cũng tăng 42%.
Thị trường đòi hỏi chất lượng khắt khe
Để thúc đẩy XK tôm sang EU, các doanh nghiệp cần đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt từ EU. Các nhà nhập khẩu ngày càng quan tâm đến:
Mặt khác, EU có xu hướng ưu tiên sản phẩm chất lượng cao, đóng gói có thương hiệu, đặc biệt là các dòng tôm thẻ bóc vỏ, tôm sú nuôi tự nhiên, chứng nhận sinh thái. Madagascar là một ví dụ điển hình khi xây dựng được thương hiệu quốc gia cho tôm sú và bán giá cao tại thị trường Pháp.
Do vậy, các doanh nghiệp Việt muốn gia tăng xuất khẩu vào thị trường EU cần phải có chiến lược tiếp thị rất cụ thể, giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu cho sản phẩm của mình.
Ngoài ra, thị trường bán lẻ tại EU có thể cung cấp cho các nhà cung cấp tôm một cơ hội lớn hơn trong tương lai, vì các cửa hàng thực phẩm đang trở nên cẩn trọng hơn với giá cả do các chi phí khác đang gia tăng, trong khi các nhà hàng và quán ăn (foodservice) trở nên nhạy cảm với giá hơn trước.
Làm gì để giữ vững lợi thế tại thị trường EU?
Để giữ vững và mở rộng thị phần tại EU trong nửa cuối năm 2025 và xa hơn, doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam cần cân nhắc:
Trong nửa đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, tôm chân trắng chiếm tỷ trọng cao nhất với 62,1%, tiếp theo là tôm loại khác (27,4%) và tôm sú (10,5%). Đáng chú ý, tôm loại khác ghi nhận mức tăng trưởng ngoạn mục tới 124%.
Thị trường kim loại chứng kiến lực bán áp đảo với 9 trên 10 mặt hàng đồng loạt giảm giá. Đặc biệt là giá bạc khi có phiên thứ hai liên tiếp suy yếu, ghi nhận mức giảm hơn 0,7% về mức 39,22 USD/oz.
Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều thông tin cho rằng sản lượng vụ mùa cà-phê Arabica của nước này thực tế chỉ đạt 30-32 triệu bao loại 60kg, thấp hơn đáng kể so với mức gần 37 triệu bao mà Cơ quan Cung ứng Quốc gia Brazil (Conab) công bố.
Giá cao su RSS3 trên sàn Osaka ghi nhận mức giảm gần 0,4% về mức 2.231 USD/tấn, trong khi giá cao su TSR20 Trên sàn Singapore đánh mất tới hơn 1% về mức 1.695 USD/tấn.
Thông tin từ Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), từ 1/8 này đơn vị sẽ triển khai mở rộng thí điểm kinh doanh xăng E10 tại một số cửa hàng thuộc hệ thống phân phối ở TPHCM cũng như một số tỉnh thành.
Dữ liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục biến động giằng co trong phiên giao dịch hôm qua. Chốt phiên, lực bán mạnh trên thị trường năng lượng góp phần kéo chỉ số MXV-Index nối dài đà suy yếu sang phiên thứ hai, dừng ở mức 2.238 điểm...
Theo VAsep, 6 tháng đầu 2025, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn ở mức cao hơn so với cùng kỳ, tăng 20%, đạt 5,3 tỷ USD. Xuất khẩu sang các thị trường chính đều tăng so với cùng kỳ.
Giá dầu Brent tiếp tục giảm nhẹ khoảng 0,1%, rơi xuống mốc 69,21 USD/thùng; trong khi giá dầu WTI cũng ghi nhận mức giảm khoảng 0,21%, dừng ở mốc 67,2 USD/thùng.
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 6/2025, kim ngạch XK cá tra Việt Nam đạt 194 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế xuất khẩu (XK) cá tra trong nửa đầu năm nay đạt 1,023 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2024. XK cá tra của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 ghi nhận kết quả tích cực, dù môi trường thương mại quốc tế vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro
Sau chuỗi hồi phục ấn tượng trong tuần trước, thị trường cà phê nội địa hiện đang ở trạng thái “tạm nghỉ”, giá hồ tiêu ghi nhận cao nhất giữ mức 140.000 đồng/kg.
Giá dầu WTI đã ghi nhận mức tăng lên tới 1,75%, dừng ở mốc 67,54 USD/thùng, giá dầu Brent cũng đã tiệm cận ngưỡng 70 USD/thùng, leo lên mốc 69,52 USD/thùng.
Hai mặt hàng dầu thô chính đều giảm nhẹ dưới 0,3%, giá dầu Brent dừng ở mốc 68,52 USD/thùng giảm 0,28%; giá dầu WTI ghi nhận mức giảm 0,21%, xuống mốc 66,38 USD/thùng.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày hôm qua (16/7), sắc xanh bao phủ lên hầu hết các mặt hàng chủ chốt trong nhóm nông sản. Trong đó, giá đậu tương đã chấm dứt chuỗi ba phiên suy yếu liên tiếp, quay đầu phục hồi hơn 1,8%, lên mức 372,4 USD/tấn.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?