'Xứ sở kim chi' là thị trường tiêu thụ mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam
Hàn Quốc hiện vẫn là thị trường tiêu thụ mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 40% tổng giá trị xuất khẩu.
Theo Vasep, 6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam ghi nhận kết quả khả quan với tổng kim ngạch đạt 335 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2024.
Trong đó, mực chiếm 58% với giá trị 194 triệu USD (tăng 24%), bạch tuộc chiếm 42% đạt 141 triệu USD (tăng 7%). Tuy nhiên, kết quả này không đồng đều ở tất cả thị trường, phản ánh rõ những cơ hội, thách thức và cả các rào cản kỹ thuật đang tác động đến doanh nghiệp xuất khẩu.
Xét về thị trường, Hàn Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất, nhập khẩu hơn 122 triệu USD mực, bạch tuộc từ Việt Nam (chiếm 36%), tăng 7% so với cùng kỳ. Các sản phẩm được ưa chuộng tại đây gồm mực ống làm sạch, bạch tuộc chế biến đông lạnh, bạch tuộc nguyên con đông lạnh.
Khối CPTPP cũng ghi nhận mức tăng mạnh 20%, với giá trị đạt hơn 96 triệu USD, trong đó Nhật Bản đóng góp đáng kể với kim ngạch 83 triệu USD (tăng 21%). Các sản phẩm như mực sushi MA, mực tẩm bột chiên và bạch tuộc đông lạnh rất được thị trường Nhật Bản ưa chuộng.
Trung Quốc và Hồng Kông đạt tổng cộng 34 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ, trong đó Trung Quốc tăng mạnh 87% riêng trong tháng 6/2025. Thái Lan cũng là điểm sáng với mức tăng 37%, nhờ nhu cầu cao đối với bạch tuộc luộc đông lạnh, mực khô và mực nút.
Ngược lại, một số thị trường như Đài Loan, Australia và Hồng Kông sụt giảm, phản ánh sự cạnh tranh gay gắt và những rào cản nhất định về kỹ thuật và thương mại.
Doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức
Vấn đề thủ tục và chính sách: Vướng mắc trong cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) theo quy định của Nghị định 31/2018/NĐ-CP khiến nhiều lô hàng gặp trở ngại trong thủ tục xuất khẩu. Ngoài ra, quy định về nguyên liệu nhập khẩu và quy trình kiểm tra an toàn thực phẩm cũng chưa thống nhất, gây ách tắc khi chuyển đổi mục đích sử dụng nguyên liệu.
Thẻ vàng IUU: Xuất khẩu hải sản trong đó có mực, bạch tuộc vẫn bị ảnh hưởng bởi thẻ vàng IUU của EU.
Thuế đối ứng và rủi ro từ Mỹ: Dự kiến áp thuế đối ứng lên tới 20% của Mỹ là một vấn đề đáng lo ngại. Các quy định về xuất xứ hàng hóa (transshipment, 40-20-40…) mơ hồ cũng tạo ra rủi ro bị đánh thuế cao hoặc cấm nhập.
Luật MMPA của Mỹ: NOAA chưa công nhận các biện pháp bảo tồn thú biển của Việt Nam, trong đó có các nghề liên quan đến khai thác mực. Nếu không đạt tương đồng, việc xuất khẩu sang Mỹ có thể bị cấm từ 1/1/2026.
Chiến lược cho doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường nhiều biến động
Các doanh nghiệp xuất khẩu mực, bạch tuộc cần chủ động đa dạng hóa thị trường, trong đó các nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan tiếp tục là điểm tựa ổn định, đồng thời nên tận dụng thêm cơ hội từ các thành viên CPTPP khác.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chuẩn hóa hồ sơ và quy trình, đầu tư vào hệ thống quản lý chất lượng và nguồn gốc nguyên liệu để đảm bảo truy xuất minh bạch và đáp ứng yêu cầu xuất xứ trong bối cảnh các hàng rào kỹ thuật ngày càng siết chặt.
Ngoài ra, doanh nghiệp nên chuẩn bị cho các kịch bản xấu từ thị trường Mỹ, trong đó có khả năng bị áp thuế bằng cách đánh giá lại tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ, điều chỉnh chiến lược thị trường và các hợp đồng dài hạn nếu cần thiết.
Cuối cùng, để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe từ EU và Mỹ về môi trường và truy xuất nguồn gốc, doanh nghiệp cần tăng cường hợp tác với ngư dân, đầu tư vào hệ thống truy xuất minh bạch nhằm bảo đảm khả năng tiếp cận thị trường bền vững.
Hàn Quốc hiện vẫn là thị trường tiêu thụ mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 40% tổng giá trị xuất khẩu.
Theo vasep, Trong 6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường EU đạt hơn 252 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước. EU được coi là thị trường tăng trưởng ổn định nhất của tôm Việt trong nửa đầu năm 2025.
Thị trường kim loại chứng kiến lực bán áp đảo với 9 trên 10 mặt hàng đồng loạt giảm giá. Đặc biệt là giá bạc khi có phiên thứ hai liên tiếp suy yếu, ghi nhận mức giảm hơn 0,7% về mức 39,22 USD/oz.
Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều thông tin cho rằng sản lượng vụ mùa cà-phê Arabica của nước này thực tế chỉ đạt 30-32 triệu bao loại 60kg, thấp hơn đáng kể so với mức gần 37 triệu bao mà Cơ quan Cung ứng Quốc gia Brazil (Conab) công bố.
Từ 15h ngày 24/7, giá xăng RON 95 giảm 220 đồng/lít xuống 19.700 đồng/lít. Từ đầu năm, mặt hàng này đã có 16 lần tăng giá và 15 lần giảm giá.
Giá cao su RSS3 trên sàn Osaka ghi nhận mức giảm gần 0,4% về mức 2.231 USD/tấn, trong khi giá cao su TSR20 Trên sàn Singapore đánh mất tới hơn 1% về mức 1.695 USD/tấn.
Giá quặng sắt sau hai phiên tăng liên tiếp lên mốc cao nhất kể từ cuối tháng 2, giá quặng sắt giảm 0,85% về mức 104,4 USD/tấn.
Thông tin từ Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), từ 1/8 này đơn vị sẽ triển khai mở rộng thí điểm kinh doanh xăng E10 tại một số cửa hàng thuộc hệ thống phân phối ở TPHCM cũng như một số tỉnh thành.
Dữ liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục biến động giằng co trong phiên giao dịch hôm qua. Chốt phiên, lực bán mạnh trên thị trường năng lượng góp phần kéo chỉ số MXV-Index nối dài đà suy yếu sang phiên thứ hai, dừng ở mức 2.238 điểm...
Trước áp lực đàm phán thương mại, Chính phủ Thái Lan vẫn kiên định lập trường không chấp nhận mức thuế nhập khẩu 0% đối với hàng hóa từ Mỹ,
Trong nửa đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, tôm chân trắng chiếm tỷ trọng cao nhất với 62,1%, tiếp theo là tôm loại khác (27,4%) và tôm sú (10,5%). Đáng chú ý, tôm loại khác ghi nhận mức tăng trưởng ngoạn mục tới 124%.
Theo VAsep, 6 tháng đầu 2025, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn ở mức cao hơn so với cùng kỳ, tăng 20%, đạt 5,3 tỷ USD. Xuất khẩu sang các thị trường chính đều tăng so với cùng kỳ.
Giá bạch kim đảo chiều và bật tăng 2,68%, lên mức 1.495,7 USD/oz, tiếp tục neo ở vùng giá cao nhất trong 11 năm qua.
Giá dầu Brent tiếp tục giảm nhẹ khoảng 0,1%, rơi xuống mốc 69,21 USD/thùng; trong khi giá dầu WTI cũng ghi nhận mức giảm khoảng 0,21%, dừng ở mốc 67,2 USD/thùng.
Lần đầu tiên quả vải Việt Nam đã có mặt trên kệ hàng của Costco – chuỗi siêu thị bán lẻ hàng đầu tại Hoa Kỳ và Canada với tổng cộng 635 điểm bán.
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 6/2025, kim ngạch XK cá tra Việt Nam đạt 194 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế xuất khẩu (XK) cá tra trong nửa đầu năm nay đạt 1,023 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2024. XK cá tra của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 ghi nhận kết quả tích cực, dù môi trường thương mại quốc tế vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro
Giá dầu Brent đã lại rơi khỏi ngưỡng 70 USD/thùng, dừng ở mốc 69,28 USD/thùng, tương ứng với mức giảm tuần 1,53%.
Sau chuỗi hồi phục ấn tượng trong tuần trước, thị trường cà phê nội địa hiện đang ở trạng thái “tạm nghỉ”, giá hồ tiêu ghi nhận cao nhất giữ mức 140.000 đồng/kg.
Giá dầu WTI đã ghi nhận mức tăng lên tới 1,75%, dừng ở mốc 67,54 USD/thùng, giá dầu Brent cũng đã tiệm cận ngưỡng 70 USD/thùng, leo lên mốc 69,52 USD/thùng.
Từ 15h00 ngày 17/7, Liên bộ Công Thương - Tài chính đã giảm giá bán lẻ với các mặt hàng xăng.
Hai mặt hàng dầu thô chính đều giảm nhẹ dưới 0,3%, giá dầu Brent dừng ở mốc 68,52 USD/thùng giảm 0,28%; giá dầu WTI ghi nhận mức giảm 0,21%, xuống mốc 66,38 USD/thùng.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?