NÓNG: VN-Index vượt đỉnh lịch sử
VN-Index hiện đang giao dịch ở mức hơn 1.550 điểm, vượt đỉnh lịch sử giai đoạn đầu năm 2022, với sự bùng nổ của nhiều nhóm ngành cổ phiếu và dòng tiền chảy ồ ạt vào.
Chốt phiên giao dịch, VN-Index tăng hơn 26 điểm (1,72%), lên ngưỡng 1.557,42 điểm. Đây là mức đỉnh cao nhất mọi thời đại.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/7, chỉ số VN-Index tăng 26,29 điểm (1,72%) lên 1.557,42 điểm, còn chỉ số HNX-Index tăng 9,23 điểm (3,63%) lên 263,79 điểm.
Rổ cổ phiếu VN30 tiếp tục hỗ trợ tích cực cho thị trường, với 26 mã tăng, chỉ 3 mã giảm và 1 mã đứng giá. Nhóm ngành bất động sản cũng ghi nhận đà tăng rất tích cực.
Với đà tăng giá mạnh và thanh khoản sôi động, rất nhiều các cổ phiếu tăng trần, tăng mạnh. Toàn thị trường có 74 mã tăng hết biên độ. Nhóm chứng khoán ghi nhận nhiều sắc tím nhất, gồm VIX, VND, SHS, MBS, ORS, APS, AGR, DSC, HBS, PHS, PSI, SBS, VIG, WSS. Các mã còn lại cũng hầu hết tăng mạnh, như SSI +5,3%, HCM +5,4%, VCI +4,4%, ABW +12,6%, BMS +10,7%, BVS +9,1%, CTS +4,4%, FTS +5,5%...
Với mức tăng trần, VIX tiếp tục xác lập mức đỉnh lịch sử mới tại giá 25.700 đồng/cp - tăng gần 80% trong vòng một tháng qua. HCM, MBS và CTS cũng đều đã phá đỉnh. SSI, SHS, FTS đang “nhăm nhe” vượt đỉnh.
Nhóm ngân hàng SHB, BAB và VAB tăng trần. SHB trở về vùng đỉnh lịch sử hơn 16.000 đồng/cp từng xác lập hồi tháng 5/2021. Các mã tăng mạnh khác trong nhóm là ABB +12,9%, BVB +5,4%, EIB +6%, KLB +8,5%, PGB +4,6%, TPB +5,5%, VPB +4,4%... Không có mã nào ở chiều giảm.
Nhóm bất động sản chứng kiến sự đồng thuận của bộ ba DIG, CEO, PDR khi cùng tăng trần. Đây từng là những “cổ đất” hút tiền nhất trong giai đoạn thị trường tạo đỉnh hồi cuối năm 2021 đầu năm 2022. Nhiều mã nhỏ khác trong nhóm cũng tăng hết biên độ như NHA, AGG, EVG, TDC, TIG, FIR...
Đa số các mã bất động sản khác kết phiên trong sắc xanh, như DXG +5,3%, TCH +3,1%, HDC +5,3%, VHM +2%, NVL +2,3%, KBC +2,6%, NLG +2,5%, KDH +2,1%...
Tại nhóm thép, HPG tăng hơn 1% lên giá 26.350 đồng/cp - cao nhất kể từ tháng 4/2022. NKG tăng trần, HSG tăng gần 4%, GDA tăng hơn 9%, TLH tăng gần 5%...
Các nhóm ngành khác đều diễn biến tích cực với nhiều mã tăng trần như GEX, VSC, VGC, SAM, IPA... GEX tiếp tục xác lập đỉnh mới ở giá 57.200 đồng/cp. VSC cũng leo lên mới giá cao nhất lịch sử ở vùng 24.550 đồng/cp. Hai mã này cùng tăng 50% giá trị trong vòng một tháng qua.
Khối ngoại giao dịch hơn 7.500 tỷ đồng và bán ròng hơn 1.000 tỷ đồng trên sàn HoSE. Mã bị bán ròng mạnh nhất là HPG với giá trị gần 420 tỷ đồng, kế đến là FPT gần 150 tỷ đồng. Các mã bị bán ròng giá trị lớn khác là GVR, VIX, SSI hơn 100 tỷ đồng; GEX, VHM hơn 80 tỷ đồng; HDB, HCM hơn 70 tỷ đồng...
Chiều mua ròng dẫn đầu là SHB, với giá trị 334 tỷ đồng. Danh sách mua ròng còn có VNM 75 tỷ đồng; LPB, OCB hơn 50 tỷ đồng; EIB, EVF hơn 40 tỷ đồng...
Tuần trước, khối ngoại mua ròng 2 phiên và bán ròng 3 phiên trên HoSE. Tính chung, khối này bán ròng hơn 1.600 tỷ đồng, so với 3 tuần trước đó mua ròng tổng cộng hơn 12.000 tỷ đồng.
Theo các chuyên gia, đà tăng mạnh của VN-Index đang mở ra kỳ vọng chinh phục mốc 1.600 điểm trong ngắn hạn. Tuy nhiên, để duy trì xu thế tăng bền vững, thị trường cần hội tụ các yếu tố như dòng tiền nội bền bỉ, chính sách vĩ mô ổn định, tâm lý nhà đầu tư được củng cố, và đặc biệt là kỳ vọng nâng hạng thị trường.
Ông Nguyễn Thế Minh - Giám đốc phân tích khách hàng cá nhân tại Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam nhận định, tháng 8 qua các năm, VN-Index có xác suất tăng 61% với mức tăng trung bình 1,6%. P/E hiện tại của chỉ số đã tiến sát trung bình 10 năm, nhưng vẫn thấp hơn đỉnh của năm 2021 và 2018. Giai đoạn 2025 được kỳ vọng sẽ ghi dấu chu kỳ tăng trưởng mới, nhờ nới lỏng chính sách tiền tệ và động lực nâng hạng thị trường.
Theo chuyên gia đến từ Chứng khoán ASEAN (ASEANSC), VN-Index thực tế đã xác nhận bước vào chu kỳ tăng trưởng mới sau nhịp “rũ bỏ” vào đầu tháng 4/2025 sau những áp lực từ rủi ro thuế đối ứng của Mỹ.
Trong khi đó, báo cáo chiến lược mới công bố của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng khả năng Việt Nam được tổ chức FTSE Russell nâng hạng lên thị trường mới nổi là rất gần. Khi nâng hạng thành hiện thực, kỳ vọng thị trường Việt Nam sẽ thu hút dòng vốn lớn từ các quỹ tham chiếu toàn toàn cầu quy mô ~ 1 tỷ USD, góp phần cải thiện thanh khoản và định giá.
VDSC dự báo VN-Index có thể hướng đến vùng 1.513 - 1.756 điểm trong vòng 6–8 tháng tới.
Thị trường chứng khoán châu Á và châu Âu phần lớn tăng điểm trong phiên 28/7 sau khi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đạt được một thỏa thuận quan trọng, giúp tránh một cuộc chiến thương mại tiềm ẩn nhiều thiệt hại.
Tại Tokyo (Nhật Bản), chỉ số Nikkei 225 giảm 1,1% xuống 40.998,27 điểm, sau khi tăng khoảng 5% trong phiên 23-24/7 sau thông tin về thỏa thuận thương mại giữa Nhật Bản và Mỹ. Các thị trường Singapore, Manila và Mumbai cũng ghi nhận sắc đỏ.
Tại Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 0,7% lên 25.562,13 điểm, còn chỉ số Shanghai Composite trên sàn Thượng Hải tăng 0,1% lên 3.597,94 điểm.Chứng khoán Sydney, Seoul, Wellington, Đài Bắc and Jakarta ghi nhận đà tăng. Chứng khoán châu Âu cũng nối gót đà tăng của chứng khoán hong Kong và Thượng Hải.
VN-Index hiện đang giao dịch ở mức hơn 1.550 điểm, vượt đỉnh lịch sử giai đoạn đầu năm 2022, với sự bùng nổ của nhiều nhóm ngành cổ phiếu và dòng tiền chảy ồ ạt vào.
Trong tuần qua (21/7-25/7), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cho các tổ chức tín dụng vay hơn 173.701 tỷ đồng trên kênh cầm cố giấy tờ có giá, với lãi suất 4%.
CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (mã chứng khoán DBC - HoSE) lên kế hoạch phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2024 với tỷ lệ 15%, nâng vốn điều lệ lên 3.848,7 tỷ đồng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 27/7 đã công bố mức thuế 15% đối với hầu hết hàng hóa nước ngoài từ Liên minh châu Âu (EU), giảm so với mức 30% đã đe dọa.
Hơn 311,80 triệu cổ phiếu TAL của Taseco Land sẽ có phiên giao dịch đầu tiên trên sàn HOSE vào ngày 1/8/2025
Bộ Tài chính về Luật Thuế Thu nhập cá nhân sửa đổi. Điểm đáng chú ý là đề xuất mức thuế suất 20% trên thu nhập từ bán chứng khoán sau khi trừ giá mua và chi phí. Điều này đã tạo ra làn sóng tranh luận trái chiều giữa nhà đầu tư, doanh nghiệp, chuyên gia. Vậy việc áp thuế này có những điểm gì khác biệt?
Sáng 24/7, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn, Tập đoàn DOJI và Bảo Tín Minh Châu đều giao dịch vàng miếng SJC ở mức 120.000.000 đồng/lượng ở chiều mua và bán ra ở mức 122.000.000 đồng/lượng.
Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục ghi nhận những tín hiệu tích cực trong phiên giao dịch ngày thứ Tư, với hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq đồng loạt lập mức đỉnh mới, nhờ làn sóng lạc quan từ các diễn biến thương mại toàn cầu và sự kỳ vọng vào kết quả kinh doanh của các tập đoàn công nghệ lớn.
Với hơn 80.9 triệu cp đang lưu hành, ước tính Vissan cần chi ra gần 40.5 tỷ đồng cho đợt cổ tức này, thanh toán vào ngày 10/10.
Trước sức nóng của vàng thế giới kéo theo giá vàng SJC trong nước sáng nay tăng đến 700.000 đồng/lượng. Giá vàng miếng ở mức 120,7 – 122,7 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Đây là mức cao nhất kể từ đầu tháng 5 đến nay.
Phiên 22/7 phản ánh bức tranh phân hóa cao của Phố Wall: chỉ số chuẩn S&P 500 vẫn miệt mài lập đỉnh nhờ những điểm sáng lợi nhuận, song mặt trái là rủi ro “định giá cao kỳ vọng cao” ngày một lớn. Khi dòng vốn chờ đợi kết quả của khối Big Tech và tín hiệu chính sách mới từ Fed, thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục dao động mạnh theo từng báo cáo.
Theo bảng xếp hạng thời gian thực của Forbes, tài sản của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo hiện đang ở mức 2,8 tỷ USD và là người giàu thứ 1.377 trên thế giới, tăng thêm so với ngày trước đó là 165 triệu USD. Bà Thảo giàu thứ hai trên sàn chứng khoán Việt Nam, xếp sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng (với 11,9 tỷ USD tính đến 21/7).
Ngày 22/7, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết: Từ đầu năm đến nay, lãi suất tiền gửi của các ngân hàng thương mại (NHTM) duy trì tương đối ổn định. Một số ngân hàng đã điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi nhằm phù hợp với tình hình thị trường.
Đề xuất áp thuế 20% trên lãi bán chứng khoán, chuyển nhượng vốn được đề cập tại dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến trước khi trình Chính phủ và Quốc hội.
Chứng khoán Rồng Việt sắp phát hành 800 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi, không tài sản đảm bảo, nhằm cơ cấu nợ và thanh toán trái phiếu, nợ vay đến hạn.
Mở cửa phiên giao dịch ngày 22/7, giá vàng miếng đồng loạt tăng 500.000 đồng chiều bán ra lên 122 triệu đồng/lượng.
Thị trường chứng khoán Mỹ bật tăng trước thông tin tích cực đến từ các doanh nghiệp báo cáo tài chính và dự báo lợi nhuận của các công ty vẫn tăng trưởng mạnh, cộng thêm kỳ vọng vào các thỏa thuận thương mại trước thời hạn 1/8.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?