CTCP Dược phẩm Imexpharm (mã chứng khoán IMP) đã công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2025, với doanh thu thuần đạt 1.227 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ, đạt 46% kế hoạch cả năm.
Theo Báo cáo tài chính quý II/2025 vừa được công bố, Imexpharm ghi nhận doanh thu thuần đạt 633 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Nhờ biên lợi nhuận được cải thiện, lãi gộp đạt 254 tỷ đồng, tăng 27%.
Trong kỳ, dù chi phí tài chính và quản lý tăng, nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn đạt gần 90 tỷ đồng, tăng 37% - mức lãi quý II cao nhất từ trước đến nay.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, Imexpharm ghi nhận doanh thu hơn 1.200 tỷ đồng và lãi sau thuế 165 tỷ đồng, tăng lần lượt 22% và 29% so với cùng kỳ. Với kết quả này, Công ty đã thực hiện được 46,3% kế hoạch doanh thu và gần 43% mục tiêu lợi nhuận trước thuế cả năm.
Imexpharm cho biết, động lực tăng trưởng của Công ty trong nửa đầu năm 2025 đến từ sự phục hồi mạnh mẽ của kênh bán lẻ thuốc không kê đơn (OTC). Doanh thu từ kênh này tăng tới 32% so với cùng kỳ - lần đầu tiên vượt qua kênh ETC (thuốc kê đơn, đấu thầu bệnh viện) để trở thành động lực tăng trưởng chính sau giai đoạn chững lại trong năm 2023 - 2024.
Sự phục hồi của kênh OTC ghi nhận trên diện rộng, đặc biệt là khu vực miền Bắc, với mức tăng trưởng vượt trội 70%. Trong khi đó, kênh ETC vẫn duy trì mức tăng ổn định 24%, đóng góp 53% vào doanh thu gộp 6 tháng đầu năm.
Ba nhóm sản phẩm chủ lực tiếp tục có kết quả kinh doanh tích cực gồm: thuốc kháng sinh tăng trưởng 25%, thuốc ho tăng mạnh 73%, và nhóm thuốc hỗ trợ tiêu hóa tăng 19% so với cùng kỳ.
Tính đến cuối quý II/2025, tổng tài sản của Imexpharm đạt hơn 3.000 tỷ đồng, tăng 20% so với đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm hơn 1.700 tỷ đồng, tăng 21%. Đặc biệt, lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng tăng mạnh 79%, đạt 544 tỷ đồng.
Tồn kho của công ty tiếp tục được kiểm soát, giảm 6% so với đầu năm, còn 665 tỷ đồng. Tuy nhiên, nợ ngắn hạn lại tăng mạnh lên 646 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với đầu kỳ. Trong đó, khoản vay ngắn hạn ghi nhận 155 tỷ đồng, tăng 79% do phát sinh khoản vay 100 tỷ đồng tại Sacombank chi nhánh Đồng Tháp.
Livzon Pharmaceutical Group – một trong những "ông lớn" ngành dược Trung Quốc – vừa chi hơn 5.700 tỷ đồng để thâu tóm gần 65% cổ phần Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm (IMP), doanh nghiệp dẫn đầu thị trường thuốc kháng sinh tại Việt Nam.
VPBank vừa công bố báo cáo tài chính với con số ấn tượng. Ngân hàng tư nhân lớn này cho biết tổng tài sản vượt 1,1 triệu tỷ đồng, lợi nhuận hơn 11.200 tỉ đồng.vượt mốc 1,1 triệu tỷ đồng
Vốn điều lệ của Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) sẽ tăng lên mức 45.942 tỷ đồng sau chi trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 13%, giữ vững vị trí Top 5 Ngân hàng TMCP tư nhân lớn nhất hệ thống
Công ty cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS, mã chứng khoán FTS : HoSE) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2025 với doanh thu hoạt động 239 tỷ đồng, giảm 21,6% so với cùng kỳ.
Tính đến ngày 30/06/2025, tổng tài sản của Techcombank đạt 1.038 triệu tỷ đồng, tăng hơn 6% so với đầu năm, đánh dấu lần đầu tiên tổng tài sản của Ngân hàng vượt mốc 1 triệu tỷ đồng
Theo báo cáo tài chính quý II/2025, CTCP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC - Mã chứng khoán VEF) ghi nhận doanh thu thuần 4,8 tỷ đồng, gấp gần 20 lần cùng kỳ năm ngoái, hầu hết đều đến từ mảng hoạt động hội chợ, triển lãm.
Công ty Cổ phần BCG Energy (UPCoM: BGE) đã công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024. Công ty cũng cho biết thời gian dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ thường niên vào ngày 14/8 tới.
Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk; HoSE: MCM) với tuổi đời 60 năm vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2025. Công ty này báo lãi gần 76 tỷ đồng trong quý II/2025, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức lợi nhuận cao nhất trong 6 quý trở lại đây của công ty.
Ngày 21/7, Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI đã chính thức bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Thông sinh năm 1988, giữ chức vụ Tổng Giám đốc (CEO) công ty.
Trong mùa báo cáo tài chính quý II/2025, hàng loạt các ông lớn chứng khoán như VPS, ACBS, VIX... ghi nhận các tín hiệu tích cực khi hoàn thành phần lớn kế hoạch năm. Tuy nhiên, bức tranh tài chính tổng thể còn nhiều gam tối.
Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank - Mã chứng khoán NAB) vừa công bố thông tin về kết quả đợt phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu năm 2025.
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - Mã chứng khoán TPB) mới đây đã hé lộ kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm với lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt trên 4.100 tỷ đồng, tăng hơn 12% so với cùng kỳ.
CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh (mã chứng khoán QTP) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2025, với kết quả trái chiều so với 6 tháng đầu năm. Trong đó, lợi nhuận sau thuế quý II/2025 của QTP đạt 190,6 tỷ đồng, tăng gần 18% so với cùng kỳ; Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm giảm 6,5%, còn 363,2 tỷ đồng.
Tổng Công ty CP Bảo hiểm Quân đội (MIC, HoSE: mã chứng khoán MIG) công bố đã nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Tài chính về việc tăng vốn điều lệ từ 2.014 tỷ đồng lên 2.115 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Rượu và Nước giải khát Hà Nội (Halico, mã chứng khoán HNR) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2025, ghi nhận khoản lỗ sau thuế 75 triệu đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2025, Halico đạt doanh thu thuần 69,5 tỷ đồng, tăng 11,6% so với nửa đầu năm 2024.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?