Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/6,VN Index giảm 5,14 điểm (-0,4%) còn 1.274,77 điểm với 169 mã tăng và 275 mã giảm. HNX Index giảm 0,8 điểm (-0,33%) còn 243,16 điểm với 91 mã tăng và 96 mã giảm. UPCoM Index tăng 0,03 điểm (0,03%) đạt 98,09 điểm với 118 mã tăng và 161 mã giảm.

Thanh khoản thị trường giảm khá mạnh so với phiên trước, đạt gần 25,8 nghìn tỷ đồng. Trong đó, sàn HoSE đạt gần 23 nghìn tỷ và rổ VN30 đạt gần 9,5 nghìn tỷ.

Trong rổ VN30, một số mã ngân hàng, thép, hàng tiêu dùng giao dịch tích cực. SSB đóng cửa tăng gần 2%, POW, HPG tăng trên 1%. Một số mã ngân hàng khác như MBB, VPB đóng cửa trong sắc xanh.

Thị trường chứng khoán ngày 17/6 chìm trong sắc đó, cổ phiếu thép đi lên

Cổ phiếu thép là tâm điểm của dòng tiền phiên hôm nay với HSG, SMC đóng cửa trong sắc tím trần. Sắc xanh cũng lan tỏa ở NKG (+4,3%), TVN (+2,8%), VGS (+2,7%), TLH (+1,9%), HPG (+1,2%), … Không chỉ tăng giá, HSG, HPG và NKG lần lượt giữ vị trí thứ nhất, thứ hai và thứ 8 trong Top thanh khoản toàn thị trường với khối lượng khớp lệnh là 43,6 triệu đơn vị,, 34,7 triệu đơn vị và 15,8 triệu đơn vị.

Đáng chú ý, FPT giảm tới 1,68% với giao dịch 631,2 tỷ đồng; MWG giảm 1,59% với 587,4 tỷ; HCM giảm 1,56% với 517,7 tỷ; MSN giảm 2,31% với 479,7 tỷ; DIG giảm 1,46% với 343,1 tỷ; CMG giảm 3% với 264,1 tỷ…

Ở nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng giảm mạnh phiên hôm nay khi lấy đi gần 3,3 điểm. Loạt mã trong ngành đóng cửa trong sắc đỏ, điển hình như BVB giảm 4%, BID giảm 2,1%, HDB giảm 1,7%, LPB giảm 1,2%, TCB giảm 1,1%, VCB giảm 0,5%, …

Ngoài ra, MWG cũng không khá hơn khi lấy đi 0,4 điểm của thị trường, kết phiên mã này giảm 1,59% xuống 62.000 đồng/cổ phiếu. Các mã khác trong ngành bán lẻ như PET, DGW, AAT, BMF, PIV, PSD cũng giảm trong khoảng 1 – 2%. Trái chiều, FRT vẫn tăng 0,57% lên 175.000 đồng/cổ phiếu.

Thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục kéo dài đà giảm từ phiên giao dịch sáng ngày 17/6 sang phiên chiều nay. Đóng cửa giao dịch, chỉ số chứng khoán Nikkei 225 của Nhật Bản đã mất 712,12 điểm, tương đương 1,83%, chạm ngưỡng 38.102,44 điểm.Trên các thị trường chứng khoán Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite của Sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải giảm 16,74 điểm, tương đương 0,55%, còn 3.015,89 điểm. Trong khi, chỉ số Hang Seng trên sàn Hong Kong mất 5,66 điểm, tương đương 0,03%, còn 17.936,12 điểm. Chỉ số CSI 300 của Trung Quốc (đo lường giá trị cổ phiếu của 300 công ty đại chúng lớn nhất) đóng cửa giảm 0,15%, dừng ở mức 3.536,2 điểm.Các dữ liệu kinh tế trái chiều của Trung Quốc được xem là tác nhân chính ngăn chặn đà mua vào trên các thị trường chứng khoán. Hơn nữa, việc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, tức ngân hàng trung ương) giữ nguyên lãi suất kỳ hạn cho vay một năm đã dập tắt một số suy đoán về việc cơ quan này sẽ cắt giảm lãi suất, sau khi dữ liệu cho vay của các ngân hang thương mại thấp đáng ngạc nhiên.Trên các thị trường chứng khoán khác của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, các chỉ số chứng khoán chính như Kospi của Hàn Quốc, ASX 200 của Australia… đều ngập trong sắc đỏ.

Tại châu Âu và Mỹ, chỉ số chứng khoán toàn châu Âu Eurostoxx 50 phục hồi 0,3% sau đợt giảm mạnh vào tuần trước, trong khi chỉ số S&P 500 giữ ổn định và chỉ số Nasdaq tăng 0,1% sau khi thiết lập kỷ lục vào tuần trước.

Hiện các thị trường đang chờ dữ liệu về doanh số bán lẻ mới nhất của Mỹ, sẽ được công bố ngày 18/6, và một loạt các phát biểu từ ít nhất 10 nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), sẽ diễn ra trong tuần này, để làm cơ sở cho các quyết định đầu tư tiếp theo.