Giá cà phê hôm nay 23/9 trong khoảng 119.500 - 120.000 đồng/kg. Cụ thể: Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 119.500 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 120.000 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 119.900 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 120.000 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 120.000 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 120.000 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 110.900 đồng/kg.

Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 120.000 đồng/kg.

Thị trường cà phê trong nước giữ ổn định so với cùng thời điểm hôm qua.

Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn London ngày 23/9 giảm, giao dịch ở mức 4.485 - 5.059 USD/tấn. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 11-2024 là 5.059 USD/tấn, giảm 186 USD/tấn; kỳ hạn giao hàng tháng 1-2025 là 4.803 USD/tấn, giảm 186 USD/tấn; kỳ hạn giao hàng tháng 3-2025 là 4.614 USD/tấn, giảm 184 USD/tấn và kỳ hạn giao hàng tháng 5-2025 là 4.485 USD/tấn, giảm 174 USD/tấn.

Giá cà phê Arabica trên sàn New York sáng 23-9 sắc đỏ chiếm ưu thế, mức giảm 10,8 - 11,05 cent/lb. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 12-2024 là 250,75 cent/lb (giảm 4,17%); kỳ giao hàng tháng 3-2025 là 248,65 cent/lb (giảm 4,25%); kỳ giao hàng tháng 5-2025 là 246,45 cent/lb (giảm 4,25%) và kỳ giao hàng tháng 7-2025 là 243,8 (giảm 4,24%).

Giá cà phê Arabica Brazil sáng 23/9 tăng, giảm trái chiều. Cụ thể, kỳ hạn giao hàng tháng 12-2024 là 302,3 USD/bao 60kg, giảm 2,36%; kỳ giao hàng tháng 3-2025 là 304,8 USD/bao 60kg (tăng 0,33%); kỳ giao hàng tháng 5-2025 là 303,5 USD/bao 60kg (tăng 0,56%) và giao hàng tháng 7-2025 là 301,75 USD/bao 60kg (giảm 4,58%).

Giá cà phê ngày 23/9 trong nước ổn định, giá cà phê Robusta xuất khẩu tăng mạnh

Trong nửa đầu tháng 9, giá cà phê nhân Robusta của Việt Nam xuất khẩu tăng mạnh và vượt xa giá cà phê nhân Arabica tới gần 1.000 USD/tấn. Đây là điều chưa từng có trong lịch sử ngành cà phê Việt Nam khi giá cà phê Robusta thường chỉ có giá bằng 1/3 đến ½ cà phê Arabica.

Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA) thông tin xuất khẩu cà phê nửa đầu tháng 9 của Việt Nam đạt 17.305 tấn, mang về hơn 87 triệu USD, giảm khoảng 18% về khối lượng nhưng tăng khoảng 55,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, chủ lực vẫn là cà phê Robusta với 15.155 tấn, đơn giá bình quân 5.053 USD/tấn, mang về 76,583 triệu USD.

Cà phê Arabica xuất khẩu được 1.129 tấn, đơn giá bình quân 4.166 USD/tấn, mang về 4,705 triệu USD. Như vậy, giá cà phê Robusta Việt Nam xuất khẩu đã vượt giá cà phê Arabica 887 USD/tấn.

Giá cà phê Robusta xuất khẩu lần đầu được ghi nhận cao hơn giá cà phê Arabica vào tháng 5 vừa qua với khoảng cách 32 USD/tấn (cà phê nhân Robusta 3.920 USD/tấn và cà phê Arabica giá 3.888 USD/tấn) và sau đó khoảng cách càng kéo giãn khi tốc độ tăng giá của cà phê Robusta mạnh hơn.

Theo Tổ chức cà phê Quốc tế (ICO), trên thế giới có 2 loại cà phê phổ biến là Arabica, chiếm 55%-60% sản lượng và Robusta, chiếm từ 40%-45% sản lượng.

Trong khi đó, tại Việt Nam, VICOFA cho biết do điều kiện về thổ nhưỡng, sản lượng cà phê Robusta chiếm đến 94% sản lượng, Arabica chỉ có 6%.

Một chuyên gia thị trường cà phê cho biết trước đây, giá cà phê Robusta chỉ bằng 1/3 đến 1/3 giá cà phê Arabica. Chỉ cách đây 2 năm, tại niên vụ cà phê (tính từ tháng 10 năm trước đến tháng 9 năm sau) 2021-2022, giá cà phê Robusta xuất khẩu bình quân chỉ 1.980 USD/tấn, chưa bằng một nửa giá cà phê Arabica (4.333 USD/tấn).

Do giá cà phê Robusta rẻ và chất lượng ngày càng cải thiện nên các nhà rang xay trên thế giới đã tăng tỉ lệ sử dụng khiến nhu cầu tăng cao. Trong khi đó, sản lượng cà phê Robusta lại giảm do ảnh hưởng thời tiết và nông dân chuyển đổi cây trồng sau một thời gian dài giá cà phê ở mức thấp.

Theo tính toán của các nhà vườn, với mức giá cà phê đầu vụ năm nay là 120.000 đồng/kg, các vườn trồng cà phê có thể đạt lợi nhuận từ 200 – 250 triệu đồng/ha. Tuy là mức lợi nhuận rất cao so với nhiều năm trồng cà phê nhưng vẫn thấp hơn so với trồng sầu riêng, với mức lợi nhuận lên đến 500 – 700 triệu đồng/ha nên những vùng đất thích hợp với cây sầu riêng, nông dân cà phê vẫn có thể chuyển đổi.