Hai nền tảng thương mại điện tử tai tiếng Shein và Temu đang chuẩn bị đối mặt trong phiên tòa dự kiến diễn ra vào năm 2026 tại Tòa án cấp cao London (Anh), khi cả hai kiện nhau với các cáo buộc về vi phạm bản quyền và hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Cạnh tranh “khốc liệt” giữa Shein và Temu
Vụ tranh chấp giữa
hai công ty đã đẩy mạnh sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành thời trang nhanh trực
tuyến. Trong
cuộc chiến giành thị phần, hai bên đã không ngừng kiện tụng lẫn nhau với nhiều
cáo buộc.
Năm ngoái, Temu đã đệ đơn kiện Shein với cáo buộc vi
phạm bản quyền và "đe dọa" các nhà cung cấp để buộc họ ký các thỏa thuận
độc quyền. Temu cáo buộc rằng Shein sử dụng áp lực để ngăn chặn các nhà cung cấp
của mình hợp tác với Temu, gây ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Temu.
Đáp trả lại vào tháng 12/2023, Shein
đệ đơn kiện Temu tại Mỹ, cáo buộc nền tảng này sao chép thiết kế, vi phạm bản
quyền và thực hiện các hành vi gian lận. Shein cho rằng Temu bán các sản phẩm
giá thấp nhưng kém chất lượng, và chỉ có thể duy trì bằng cách khuyến khích người
bán vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và bán hàng giả. Shein cũng cáo buộc rằng một
nhân viên của Temu đã đánh cắp các bí mật thương mại quan trọng liên quan đến
thông tin về sản phẩm bán chạy và chiến lược giá nội bộ của Shein.
Temu sau đó “phản
công”
vào tháng 2 năm nay, cáo buộc Shein ép buộc các nhà cung cấp thời trang nhanh
phải ký thỏa thuận độc quyền, vi phạm luật cạnh tranh tại Anh. Đại diện Shein
bác bỏ các cáo buộc này.
Đặc biệt vào tháng 8/2024, Shein
tiếp tục kiện Temu lần thứ hai tại tòa án liên bang Washington, cáo buộc Temu
“giả mạo” là một sàn thương mại hợp pháp bằng cách khuyến khích người bán sao
chép thiết kế từ các thương hiệu khác và không cho phép họ gỡ bỏ sản phẩm vi phạm
khỏi nền tảng, ngay cả khi đã thừa nhận vi phạm.
Trong đơn kiện,
Shein cáo buộc Temu về hành vi "trơ tráo," bao gồm cả việc đánh cắp
“bí mật thương mại quan trọng” từ Shein. Temu đã chỉ đạo
người bán sao chép các sản phẩm bán chạy của Shein và đưa lên nền tảng Temu.
“Temu không phải là một kẻ vi phạm thông thường,” Shein nhấn mạnh, cho biết
Temu đã sao chép hình ảnh của Shein để quảng bá sản phẩm giả trên trang web và ứng
dụng.
Shein còn cáo buộc
Temu giả mạo là Shein trên mạng xã hội để chuyển hướng khách hàng từ nền tảng của
Shein sang Temu. Đơn kiện bao gồm ảnh chụp màn hình quảng cáo Google của Temu
hiển thị tiêu đề Shein nhưng địa chỉ web lại là Temu.
Ngoài ra, Temu còn
hướng dẫn các influencer trên mạng xã hội tuyên bố sai sự thật rằng sản phẩm
Temu (thường là hàng nhái của Shein) có chất lượng cao hơn và giá rẻ hơn hàng
chính hãng của Shein. Shein đã nêu ra hơn một chục ví dụ về thiết kế và quần áo
bị sao chép trong đơn kiện dài 80 trang, và yêu cầu tòa án ra lệnh cấm Temu sử
dụng thông tin bảo mật của mình.
Shein đã yêu cầu
tòa án ra lệnh cấm Temu sử dụng thông tin bảo mật của mình và ngăn chặn Temu tiếp
tục các hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ. Đơn kiện của Shein bao gồm hơn một chục
ví dụ về thiết kế và sản phẩm bị sao chép.
Phản hồi, đại diện của Temu gọi cáo buộc của Shein là
“trơ trẽn,” cho rằng Shein, vốn đã dính vào nhiều vụ kiện sở hữu trí tuệ, đang
cáo buộc Temu bằng những hành vi mà chính Shein cũng đang bị chỉ trích.
Diễn biến gần đây nhất, trong hồ sơ chuẩn bị cho phiên điều
trần sơ bộ ngày 5/11,
luật sư Temu cho rằng Shein liên tục đưa ra các thông báo về vi phạm bản quyền
"vô lý" gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ.
Trong khi đó, phía
Shein cho biết vụ kiện giữa hai bên dự kiến được xét xử vào cuối năm 2026 tại
Tòa án cấp cao London. Rõ ràng, những vụ kiện này
chỉ là một phần nhỏ trong cuộc chiến toàn cầu giữa hai công ty, khi cả hai cũng
có các vụ kiện tương tự ở Mỹ.
Có phải “chó chê mèo lắm lông”?
Đáng chú ý, cả
hai công ty đều bị chỉ trích vì điều kiện lao động kém và mối liên hệ với chính
phủ Trung Quốc, cùng với cáo buộc thường xuyên sử dụng thiết kế từ các thương
hiệu khác mà không được phép.
Cụ thể, Shein cho rằng Temu thường xuyên thua lỗ trên mỗi lần bán
hàng và sử dụng hành vi vi phạm thương hiệu để bù đắp cho những khoản lỗ này. Cáo buộc này nâng lên thành “vi phạm quyền sở hữu
trí tuệ và lừa đảo”. Trong khi đó, chính Shein cũng
đang đối mặt với những cáo buộc tương tự từ nhiều thương hiệu và nghệ sĩ độc lập, bao
gồm Levi Strauss và H&M.
Shein, vốn đã ngập trong hàng loạt vụ kiện về quyền sở hữu trí tuệ, lại dám bịa đặt cáo buộc người khác với những hành vi mà chính họ thường xuyên bị kiện.
Hai gã khổng lồ
thương mại điện tử này đã gây bão ngành bán lẻ với sản phẩm giá rẻ cùng khả
năng nắm bắt xu hướng nhanh hơn các đối thủ lâu đời. Đồng thời, họ cũng đối
mặt với nhiều chỉ trích từ các chính phủ trên toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam,
liên quan đến các vấn đề như vi phạm bản quyền, cạnh tranh không lành mạnh và
tuân thủ pháp luật địa phương. Trong bối cảnh mở rộng thị trường
quốc tế với các sản phẩm giá rẻ, cả hai công ty đều đối diện với sự giám sát chặt
chẽ từ các cơ quan chức năng.
Shein phải đối mặt
với chỉ trích về lao động và bảo vệ môi trường, còn Temu bị Ủy ban châu Âu điều
tra vì bị nghi ngờ vi phạm các quy định về chống bán hàng trái phép. Điều
này phản ánh mối lo ngại về việc các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới
có thể phá vỡ thị trường nội địa và gây hại cho người tiêu dùng.
Tại Việt Nam, Bộ Công Thương đã cảnh báo người tiêu dùng
về việc mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu
và Shein. Cụ thể, các nền tảng này chưa đăng ký hoạt động tại Việt Nam, dẫn đến
việc không chịu sự giám sát về chất lượng hàng hóa và dịch vụ hậu mãi. Bộ Công
Thương khuyến cáo người tiêu dùng thận trọng và tránh giao dịch trên các nền tảng
chưa được xác nhận đăng ký tại Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện
tử.
Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần thay đổi diện mạo ngành bán lẻ toàn cầu, tuy nhiên chỉ một phần nhỏ có thể khai thác hết tiềm năng của AI. Với doanh nghiệp Việt, việc ứng dụng AI nhanh chóng vẫn còn gặp nhiều trở ngại, bỏ ngỏ câu hỏi về thời điểm sẵn sàng và khả năng triển khai.
Tại Nghị quyết 09/NQ-CP Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2024, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu, sửa đổi theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại điện tử để định danh người bán trên các sàn thương mại điện tử thông qua VneID.
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế - Mai Sơn cho biết, trên cả nước, tổng số cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại điện tử bị đưa vào diện rà soát nghĩa vụ thuế là 76.428 người. Trong đó hơn 30 nghìn người bị xử lý về nghĩa vụ nộp thuế, tổng số tiền truy thu, xử phạt khoảng 1.223 tỷ đồng.
Mỹ yêu cầu các Giám đốc điều hành của Apple và Alphabet - công ty mẹ của Google phải sẵn sàng xóa TikTok khỏi các cửa hàng ứng dụng tại Mỹ trước ngày 19/1/2025.
Theo thông tin từ Tổng cục Thuế, lũy kế 11 tháng năm 2024, số thuế các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đã nộp khoảng 108.000 tỷ đồng, tăng 22% so với số thuế bình quân 11 tháng năm 2023.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số Bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Các nhà cung cấp nước ngoài, gồm: Meta (Facebook), Google, Microsoft, TikTok, Netflix, Apple…, nộp ngân sách nhà nước khoảng 8.200 tỷ đồng, tăng 18,9% so với cùng kỳ thực hiện, bằng 164% so với dự toán giao năm 2024.
Theo thông báo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương phát đi chiều ngày 1/11, hiện nay, nhiều người tiêu dùng Việt Nam bị thu hút bởi các sản phẩm trên nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới nhờ mức giá rẻ và sự đa dạng về mẫu mã. Tuy nhiên, việc mua sắm trên các nền tảng chưa đăng ký và chưa được cơ quan Nhà nước quản lý có thể dẫn đến nhiều rủi ro về mặt thông tin, lợi ích...
Shopee và TikTok Shop chiếm đến 93,4% thị phần tổng giao dịch quý II/2024, tăng so với mức 91,25% hồi quý I/2024. Thị trường bán lẻ trực tuyến hiện chỉ còn là "cuộc chơi" giữa Shopee và TikTok Shop.
Mới đây, báo cáo về thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á của nền tảng OpenGov Asia cho biết, Việt Nam và Thái Lan đã nổi lên là 2 thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á. Đáng chú ý, Việt Nam vượt qua Philippines để trở thành thị trường thương mại điện tử lớn thứ ba trong khu vực.
Lũy kế đến nay đã có 102 NCCNN đăng ký, khai thuế và nộp thuế qua Cổng TTĐT đến từ nhiều quốc gia như Hoa kỳ, Hà Lan, Hàn Quốc, Singapore... Trong đó, Google, Facebook, Apple, Netflix,... và loạt doanh nghiệp nước ngoài đã nộp bao nhiêu tiền thuế trong 6 tháng năm 2024?
Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, tổng doanh thu trên 5 sàn ước đạt 156.000 tỷ đồng (tương đương 6 tỷ USD). Đáng chú ý, trung bình mỗi người dân mua hàng trực tuyến gần 4 lượt mỗi tháng, và dành ra hơn 8 giờ mỗi tuần để mua sắm online.
Đề xuất trên được ông Lê Quang Mạnh, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội - nêu khi trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) chiều 17/6.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 123/2020 quy định về áp dụng hóa đơn điện tử đối với các giao dịch thương mại điện tử, dịch vụ livestream, dịch vụ ăn uống...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 56/CĐ-TTg ngày 6/6/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?