Tài sản hàng trăm tỷ phú thế giới bốc hơi trong 1 ngày
Thuế quan của ông Trump khiến giới siêu giàu toàn cầu “bốc hơi” hơn 200 tỷ USD trong một ngày. Các tỷ phú Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Từng được xem là mỏ vàng tỷ USD của thương mại điện tử, ngành livestream bán hàng giờ đây đang phải đối mặt với làn sóng khủng hoảng niềm tin và hiệu quả.
Ngành livestream bán hàng từng được xem là mỏ vàng tỷ USD của thương mại điện tử Trung Quốc, giờ đây đang phải đối mặt với làn sóng khủng hoảng niềm tin và hiệu quả. Những hình ảnh hào nhoáng trên sóng trực tuyến dường như không còn phản ánh thực tế đằng sau hậu trường – nơi mà nhiều streamer "nói khô cả cổ" nhưng vẫn không bán nổi một sản phẩm.
Gần đây, việc nhiều tên tuổi lớn như Dong Yuhui – giáo viên tiếng Anh từng nổi tiếng nhờ livestream – rút lui khỏi lĩnh vực, càng khiến giới quan sát đặt dấu hỏi lớn về tương lai của ngành. Một số người như Crazy Little Brother Yang đã chuyển hướng sang điều hành doanh nghiệp và mở rộng sang các mảng như du lịch, đào tạo. Những người khác như Lý Giai Kỳ quay lại lĩnh vực giải trí truyền thống.
Trên thực tế, khi thị trường livestream trở nên bão hòa và người tiêu dùng ngày càng cảnh giác hơn, nhiều doanh nghiệp và streamer chuyển sang mô hình đào tạo. Các khóa học dạy livestream mọc lên như nấm sau mưa, hứa hẹn “đổi đời” chỉ sau vài ngày học. Tuy nhiên, theo điều tra của tờ Worker’s Daily, nhiều lớp học thực chất chỉ là công cụ thu phí, giảng dạy sơ sài, thiếu thực hành và hiệu quả thực tế gần như bằng không. Không ít học viên sau khóa học vài nghìn nhân dân tệ vẫn không thể thu hút người xem hay tạo doanh thu.
Không chỉ những streamer nhỏ lẻ bị ảnh hưởng. Theo công ty tư vấn iiMedia Research, thu nhập trung bình của các streamer ở các thành phố lớn như Thượng Hải hay Hàng Châu đã giảm khoảng 30% từ năm 2022 đến 2023. Người tiêu dùng trở nên dè dặt, việc “xuống tiền” giờ không còn dễ dàng như trước.
Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc suy thoái, các nền tảng livestream cũng phải cắt giảm nhân sự. Chính phủ Trung Quốc, lo ngại tình trạng lạm phát nội dung và tác động xã hội, đã bắt đầu siết chặt quản lý ngành công nghiệp phát trực tiếp.
Bởi những lý do đó, ngành từng được xem là hình thức thương mại đột phá, livestream bán hàng tại Trung Quốc giờ đang đối mặt với giai đoạn chuyển mình khó khăn. Khi các tên tuổi lớn rút lui, các lớp đào tạo chất lượng kém bùng phát, còn người xem ngày càng khó tính, ngành công nghiệp này đứng trước nguy cơ từ bong bóng trở thành… "ảo vọng".
Đáng nói, ngành livestream bán hàng tại Trung Quốc vốn từng là hình mẫu và nguồn cảm hứng cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam.
Gần đây, vụ bê bối liên quan đến các KOL mạng như Hằng Du mục, Quang Linh Vlogs,... chính là tiếng chuông cảnh tỉnh cho dư luận về hoạt động livestream tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, trong vài năm qua, livestream bán hàng bùng nổ trên các nền tảng như Facebook, TikTok và Shopee Live. Nhiều cá nhân, doanh nghiệp nhỏ đã nhanh chóng tận dụng hình thức này để tiếp cận người tiêu dùng, nhờ chi phí thấp, tương tác cao và mang tính cá nhân hóa.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển chóng mặt là tình trạng cạnh tranh khốc liệt, nội dung nhàm chán, thông tin sai lệch và sự bão hòa của thị trường. Hàng nghìn livestream mỗi ngày nhưng không phải ai cũng bán được hàng – tình trạng “nói khản cổ, không bán nổi sản phẩm” cũng không còn xa lạ ở Việt Nam.
Đặc biệt, việc các khóa học “dạy làm giàu nhờ livestream” xuất hiện tràn lan – từ online đến offline – có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc. Một số lớp học được quảng bá quá mức, hứa hẹn thu nhập khủng sau vài buổi huấn luyện, nhưng lại thiếu nội dung thực tế, không phù hợp với bối cảnh và năng lực học viên. Nếu không được kiểm soát chặt chẽ, đây có thể trở thành “lò lừa đảo” đúng nghĩa, như đã xảy ra ở thị trường tỷ dân.
Bài học từ Trung Quốc cho thấy: Livestream không còn là “chiếc đũa thần” để ai cũng có thể làm giàu. Người bán cần có chiến lược nội dung bài bản, sản phẩm chất lượng và kỹ năng tương tác thực sự. Đồng thời, cần sự điều tiết từ cơ quan quản lý để ngăn chặn các mô hình đào tạo trá hình, tạo môi trường minh bạch, lành mạnh cho thương mại số.
Trong bối cảnh kinh tế đang chịu nhiều áp lực, nếu không thay đổi kịp thời, ngành livestream tại Việt Nam hoàn toàn có thể rơi vào vết xe đổ như Trung Quốc – nơi một thị trường từng trị giá hàng trăm tỷ USD giờ đang phải vật lộn để duy trì lòng tin người tiêu dùng.
Việt Nam đang hướng tới điều chỉnh, củng cố hệ thống pháp lý, minh bạch hóa thông tin và chuẩn hóa hành vi của người livestream.
Hiện nay hoạt động livestream tồn tại rất nhiều bất cập. Dù các cá nhân bán hàng qua mạng đều phải thực hiện nghĩa vụ thuế và công bố thông tin hàng hóa theo quy định, nhưng việc giám sát, xử lý vi phạm còn lỏng lẻo.
Nhiều buổi livestream giới thiệu hàng kém chất lượng, không có hóa đơn, không rõ nguồn gốc, thậm chí vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn ngang nhiên tồn tại. Một số cá nhân lợi dụng kẽ hở để “trốn thuế” bằng hình thức giao dịch ngoài nền tảng.
Vì vậy, các cơ quan quản lý cần sớm hoàn thiện khung pháp lý riêng cho thương mại qua livestream, bao gồm đăng ký kinh doanh, kiểm soát nội dung, xử lý quảng cáo sai sự thật và nghĩa vụ thuế.
Đáng chú ý, về minh bạch thông tin, người livestream cần có trách nhiệm công bố rõ ràng các thông tin liên quan đến sản phẩm như: nguồn gốc, giá cả, chính sách đổi trả, bảo hành...
Việc này không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà còn xây dựng lòng tin lâu dài với khách hàng. Đồng thời, các nền tảng cũng cần có cơ chế xác minh danh tính người bán, đánh giá chất lượng nội dung và cảnh báo sớm các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo.
Đặc biệt, về chuẩn mực giao tiếp, một bộ phận streamer hiện nay có hành vi phản cảm, dùng lời lẽ thiếu kiểm soát, thậm chí xúc phạm người xem hoặc đối thủ nhằm thu hút tương tác. Đây là hành vi cần lên án, bởi livestream không chỉ là hoạt động thương mại mà còn là nội dung công khai trên môi trường mạng.
Streamer, đặc biệt là những người có sức ảnh hưởng, cần có đạo đức nghề nghiệp, ngôn từ lịch sự, tôn trọng người xem và tuân thủ các giá trị văn hóa Việt Nam.
Hiện, đã có bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng, cụ thể là Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, nhưng trong thời gian tới, cơ quan chức năng có thể cân nhắc ban hành bộ quy tắc ứng xử riêng dành cho ngành livestream, kết hợp với tuyên truyền giáo dục từ sớm để định hướng nghề nghiệp lành mạnh cho giới trẻ.
Tóm lại, livestream là cơ hội lớn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chỉ khi có khung pháp lý vững chắc, thông tin minh bạch và hành vi chuẩn mực, ngành này mới có thể phát triển bền vững, tạo ra giá trị thật cho cả người bán và người mua.
Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội ban hành theo Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ngày 17/6/2021 quy định:
Điều 3. Quy tắc ứng xử chung (áp dụng cho tất cả các nhóm đối tượng)
1. Quy tắc Tôn trọng, tuân thủ pháp luật: Tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Quy tắc Lành mạnh: Hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
3. Quy tắc An toàn, bảo mật thông tin: Tuân thủ các quy định và hướng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin.
4. Quy tắc Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử trên mạng xã hội; phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý hành vi, nội dung thông tin vi phạm pháp luật.
Điều 4. Quy tắc ứng xử cho tổ chức, cá nhân
1. Tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội trước khi đăng ký, tham gia mạng xã hội.
2. Nên sử dụng họ, tên thật cá nhân, tên hiệu thật của tổ chức, cơ quan và đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ để xác thực tên hiệu, địa chỉ trang mạng, đầu mối liên lạc khi tham gia, sử dụng mạng xã hội.
3. Thực hiện biện pháp tự quản lý, bảo mật tài khoản mạng xã hội và nhanh chóng thông báo tới các cơ quan chức năng, nhà cung cấp dịch vụ khi tài khoản tổ chức, cá nhân bị mất quyền kiểm soát, bị giả mạo, lợi dụng và sử dụng vào mục đích không lành mạnh, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
4. Chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy.
5. Có các hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam; không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo.
6. Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mĩ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép... gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.
7. Khuyến khích sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về đất nước - con người, văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, chia sẻ thông tin tích cực, những tấm gương người tốt, việc tốt.
8. Vận động người thân trong gia đình, bạn bè, những người xung quanh tham gia giáo dục, bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh.
Thuế quan của ông Trump khiến giới siêu giàu toàn cầu “bốc hơi” hơn 200 tỷ USD trong một ngày. Các tỷ phú Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Tại Dự thảo Nghị định Quản lý thuế với kinh doanh trên sàn thương mại điện tử (TMĐT), Bộ Tài chính đề xuất tổ chức quản lý sàn bán lẻ online trong và ngoài nước được khấu trừ, nộp thay thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân của người bán với mỗi giao dịch trên nền tảng ngay khi đơn hàng được xác nhận thành công và người mua chấp nhận thanh toán.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ phối hợp với cơ quan liên quan đánh giá tác động của việc điều chỉnh này và yêu cầu các sàn báo cáo về cơ chế thu phí.
Từ 1/4, hai nền tảng thương mại điện tử lớn gồm Shopee, TikTok Shop tại Việt Nam sẽ đồng loạt điều chỉnh chính sách phí sàn, phí hoa hồng... những thay đổi này có thể dẫn đến sự dịch chuyển trong thị trường thương mại điện tử.
Kết quả kinh doanh của Sea Group trong quý IV và cả năm 2024 cho thấy tầm quan trọng của Shopee đối với tập đoàn. Doanh thu của công ty tăng 29% so với năm trước, mức tăng nhanh nhất kể từ năm 2021. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp Sea Group có lãi.
Nghị định 24/2025/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 100-200 triệu đồng đối với tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian không xác thực danh tính tổ chức, cá nhân bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ trên nền tảng số trung gian của mình.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử.
02 "gã khổng lồ" ShopeeFood và Grab chia nhau phần lớn thị phần ở Việt Nam trong cuộc đua mảng giao đồ ăn qua ứng dùn với tỷ lệ lần lượt là 47% và 48%. Lượng thị phần ít ỏi còn lại thuộc về Be (4%) và Gojek (1%) - ứng dụng đã rời đi từ tháng 9/2024.
Sản phẩm “hot trend” đem lại doanh số cao nhất năm qua lại là táo đỏ Tân Cương, với tổng cộng 322 tỷ đồng trên 5 sàn TMĐT.
Từng là một trong những sàn thương mại điện tử (TMĐT) lớn nhất Việt Nam, Tiki đang dần "hụt hơi", đứng trước nguy cơ bị "xóa sổ". Câu chuyện của sàn TMĐT này ẩn hàm 4 bài học "đắt" và "đắng" cho các startup bản địa Việt Nam trong bối cảnh thị trường TMĐT ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn trên chính sân nhà.
Yêu cầu thương nhân, tổ chức sở hữu 120 website và 44 ứng dụng làm rõ việc đã dừng hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc đã giải thể hoặc ngừng hoạt động hoặc không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký.
Sau khi âm thầm hoạt động "chui" sàn thương mại điện tử TEMU vẫn đang trong thời gian chờ đợi xin cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Temu sẽ phải hoàn tiền và bồi thường cho những khách hàng đã đặt mua sản phẩm trên nền tảng này mà chưa nhận được hàng.
Tính chung cả năm 2024, tổng doanh số giao dịch trên 5 sàn thương mại điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay (Shopee, Lazada, TikTok Shop, Tiki và Sendo), trung bình mỗi ngày, người Việt chi khoảng hơn 873,6 tỷ đồng để mua hàng online.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Tại Nghị quyết 09/NQ-CP Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2024, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu, sửa đổi theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại điện tử để định danh người bán trên các sàn thương mại điện tử thông qua VneID.
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế - Mai Sơn cho biết, trên cả nước, tổng số cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại điện tử bị đưa vào diện rà soát nghĩa vụ thuế là 76.428 người. Trong đó hơn 30 nghìn người bị xử lý về nghĩa vụ nộp thuế, tổng số tiền truy thu, xử phạt khoảng 1.223 tỷ đồng.
Số liệu của Tổng cục Thuế cũng cho thấy, kể từ thời điểm triển khai vận hành Cổng điện tử, tổng số thu NSNN từ các NCCNN đã đạt 20.261 tỷ đồng.
Mỹ yêu cầu các Giám đốc điều hành của Apple và Alphabet - công ty mẹ của Google phải sẵn sàng xóa TikTok khỏi các cửa hàng ứng dụng tại Mỹ trước ngày 19/1/2025.
Theo thông tin từ Tổng cục Thuế, lũy kế 11 tháng năm 2024, số thuế các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đã nộp khoảng 108.000 tỷ đồng, tăng 22% so với số thuế bình quân 11 tháng năm 2023.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số Bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Sàn thương mại điện tử Việt Nam đang chứng kiến những biến động mạnh mẽ khi các nền tảng lớn thay đổi thứ hạng cạnh tranh.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?