Nguyễn Đăng Quang có thể là cái tên mà nhiều người vẫn còn mơ hồ khi nhắc đến. Nhưng nhắc đến tập đoàn hàng tiêu dùng Masan chắc người Việt nào cũng thấy quen thuộc. Ông chính là người sáng lập và lãnh đạo tập đoàn sản xuất, buôn bán hàng tiêu dùng Masan.

Sở hữu đế chế hàng tiêu dùng Masan, vị tỷ phú đô la kín tiếng Nguyễn Đăng Quang khiến nhiều người ngưỡng mộ với khối tài sản khổng lồ. Cũng khởi nghiệp với mỳ gói từ Đông Âu, ông đã đưa Masan trở thành “trùm” thương hiệu thân thuộc với hàng triệu gia đình người Việt. Đại gia gốc Quảng Trị tuy kín tiếng nhưng có các sản phẩm hiện diện hàng ngày trong mâm cơm gia đình Việt.

Chân dung tỷ phú Nguyễn Đăng Quang - 'Ông trùm' của đế chế hàng tiêu dùng Masan
Chân dung tỷ phú Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch tập đoàn Masan.

Tóm tắt tiểu sử ông Nguyễn Đăng Quang

Nguyễn Đăng Quang (sinh ngày 23/08/1963) quê gốc ở Quảng Trị, tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh (tại Nga) và tiến sĩ vật lý hạt nhân (tại Belarus). Ông là doanh nhân thành công trong ngành hàng tiêu dùng (FMCG), đồng thời là tỷ phú USD tự thân người Việt. Ông hiện là nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Masan, phó chủ tịch tập HĐQT ngân hàng Techcombank và là 1 trong 7 người có tên trong danh sách tỷ phú USD người Việt Nam của tạp chí Forbes năm 2022.

Vợ của ông là bà Nguyễn Hoàng Yến sinh năm 1963, cũng là một du học sinh tại Nga. Bà Yến tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Nga Văn. Hiện nay, bà là người đang nắm giữ khoảng 42.415.234 cổ phiếu của tập đoàn Masan và giữ 300.535 cổ phiếu của Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan. Với số lượng cổ phiếu đang nắm giữ, ước tính tổng giá trị tài sản của bà lên đến 3.500 tỉ đồng.

Ngoài vợ, người đang nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu khác của Masan trong gia đình ông Quang là mẹ ruột của ông - Bà Nguyễn Quý Định hiện đang nắm giữ 1.990.896 cổ phiếu Masan.

Tuổi thơ

Khác với suy nghĩ của nhiều người, vị doanh nhân có xuất hiện không hề giàu sang. Ông sinh ra trong một gia đình bình thường tại Quảng Trị. Sớm hiểu được cái nghèo, ông đã luôn cố gắng học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Suốt những năm tháng học sinh, ông luôn là cái tên tiêu biểu được nhà trường ngợi ca. Nhờ thành tích xuất sắc, vị doanh nhân có cơ hội được cử đi du học nước ngoài.

Thời thơ ấu của ông tuy nghèo khó nhưng không bất hạnh. Ông trưởng thành từ sớm và được cha mẹ dạy dỗ rất tốt. Bởi vật, ý thức làm giàu vượt khó từ lâu đã hình thành trong tư tưởng của vị doanh nhân. Sau này, khi đứng đầu một tập đoàn lớn, ông cũng từng gặp không ít thử thách khó khăn. Dù vậy, Nguyễn Đăng Quang vẫn chèo lái doanh nghiệp vượt qua và khẳng định vị thế dẫn đầu trên thị trường.

Học vấn

Ngay từ khi còn nhỏ, vị doanh nhân đã được nhận xét là sáng dạ, ham học hỏi. Trong nhiều năm liền, ông luôn là học sinh tiêu biểu khiến nhà trường tự hào. Sau này, bằng nỗ lực của bản thân. ông có được suất tài trợ du học ở Nga. Sau nhiều năm ông tốt nghiệp và theo học Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại trường ĐH Kinh tế Plekhanov. Đồng thời, ông cũng học Tiến sĩ ngành Vật lí hạt nhân tại Viện Hàn lâm khoa học Belarus.

Sau khi học xong, ông không về nước mà ở lại Nga lập nghiệp. Dựa vào những kiến thức được học cùng trí lược tài tình, ông bắt đầu mở ra thị trường mì gói cho người Việt tại đây. Rất nhanh, hoạt động kinh doanh của ông tiến triển thuận lợi. Cùng với mì gói, ông bắt đầu nghiên cứu sản xuất ra các loại gia vị.

Nếu như ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup từng nổi tiếng với mì tôm tại Ukraine thì ông Nguyễn Đăng Quang cùng các thành viên khác của Tập đoàn Masan nổi tiếng với mì gói tại Nga. Trong số những doanh nghiệp thành công với mì tôm tại Đông Âu thì hiện chỉ có Tập đoàn Masan là tiếp tục kinh doanh mặt hàng này tại Việt Nam.

Chân dung tỷ phú Nguyễn Đăng Quang - 'Ông trùm' của đế chế hàng tiêu dùng Masan
Các sản phẩm của Masan trở thành phần không thể thiếu trong căn bếp của người Việt.

Hành trình xây dựng sự nghiệp: Từ “con buôn” mỳ gói đến tỷ phú USD tự thân

Học vật lý hạt nhân nhưng... đi buôn mỳ gói

Trong tâm thư của Chủ tịch Masan, một điểm nhấn đáng nhớ là bên cạnh những chia sẻ thêm về phương cách hoạt động, mô hình kinh doanh của tập đoàn, ông còn nhớ lại những bước đi ban đầu, về xuất thân từ một Tiến sĩ Vật lý Hạt nhân đến tỷ phú mỳ gói. "Nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng tôi có học vị Tiến sĩ chuyên ngành Marketing bởi bằng Tiến sĩ Vật lý Hạt nhân của tôi chẳng liên quan gì đến ngành tiêu dùng. Tuy nhiên, tôi tin rằng sự kết hợp giữa khoa học, công nghệ và marketing sẽ tạo ra "phản ứng hạt nhân" bùng nổ giúp chúng ta phụng sự người tiêu dùng tốt hơn." - Ông nói.

Xây dựng thương hiệu mì gói Massan tại Nga

Ông Nguyên Đăng Quang là tiến sỹ vật lý hạt nhân nhưng thành công trong lĩnh vực kinh doanh. Ông được biết đến là người mang ngành sản xuất mì gói và tương ớt sang Nga. Mảng thực phẩm, đồ uống (Masan Consumer Holdings) được xem là thế mạnh của Masan và cũng là mảng sản xuất truyền thống của ông Nguyễn Đăng Quang.

Thời gian ở Nga, ông Quang khởi nghiệp kinh doanh bằng việc bán mì ăn liền cho cộng đồng người Việt tại Nga. Ông Quang bắt đầu khởi nghiệp từ những năm 1990 sau thời gian học tập tại Nga thông qua việc bán mì gói cho những người Việt sinh sống tại đây. Công việc kinh doanh thuận lợi đã giúp ông Quang xây dựng nhà máy sản xuất với công suất 30 triệu gói mì mỗi tháng và sau đó mở rộng đầu tư sang đậu nành, cá và tương ớt.

Trong lịch sử phát triển của Masan, mì ăn liền có thể xem là anh cả. Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang của Tập đoàn Masan được giới truyền thông gọi là “người dạy người Nga dùng mì gói và tương ớt” khi những lô mì gói đầu tiên của ông đã thành công trên thị trường Nga cách đây khoảng 20 năm.

Giải thích về việc chọn mì gói khởi nghiệp, ông Quang chia sẻ “Có người từng hỏi tôi, này ông Quang, nghe nói nhà nước cho ông học hành dữ dằn, học về vật lý hạt nhân (học vị Tiến sĩ) nhưng sao lại đi buôn mì gói?”. Câu trả lời là vào thời điểm ban đầu, ông không có ý định chọn mì gói nhưng bối cảnh khiến cho ông phải lựa chọn. Hai mươi năm trước, tình hình kinh tế Việt Nam còn khó khăn, nhu cầu “no bụng” người Việt Nam là rất cấp thiết, cách tốt nhất và nhanh nhất mà họ có được là một gói mì.

Mang thương hiệu Masan về Việt Nam

Năm 2001, Nguyễn Đăng Quang quay trở về Việt Nam với thương hiệu Masan Food, đánh dấu thương hiệu vào 3 thị trường nước tương, nước mắm và mì ăn liền. Trong vòng 1 năm, các sản phẩm hàng tiêu dùng thương hiệu Masan Food đã có mặt tại Việt Nam. Sản phầm đầu tiên và tồn tại lâu nhất chính là nước tương Chin-su. Kế đến là nước mắm, mì gói ăn liền, hạt nêm….

Tháng 11/ 2004, Công ty Cổ phần Hàng hải Masan (MSC) được thành lập với vốn điều lệ ban đầu là 3.200.000.000 đồng.

Tháng 7/2009 MSC được chuyển giao toàn bộ cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan, tăng vốn từ 32 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng thông qua việc phát hành riêng lẻ cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan;

Năm 2007, Masan bắt đầu đánh chiếm thị trường mì gói Việt Nam bằng sản phẩm Omachi.

Tháng 8/2009 Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Masan (Masan Group) và chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Trên thực tế, công ty này là đơn vị quản lý vốn đầu tư và tài sản cho hai doanh nghiệp chính là CTCP Thực phẩm Masan Food và Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Techcombank.

Cuối năm 2015, Masan ký kết đối tác chiến lược với Singha (Singha Asia Holding Pte Ltd) của Thái Lankèm theo tuyên bố sẽ mở rộng thị trường kinh doanh thực phẩm và đồ uống ra các nước ASEAN. Theo giao dịch giữa hai bên, Masan nhận 1,1 tỷ USD, còn Singha được sở hữu 25% cổ phần Masan Consumer Holdings và 33,3% cổ phần Masan Brewery. Singha cũng là tập đoàn từng dành sự quan tâm tới việc mua cổ phần của Sabeco. Việc các nhà đầu tư nước ngoài rót một lượng vốn khổng lồ vào Masan không còn lạ nhưng tuyên bố sẽ tiến vào thị trường 250 triệu người tiêu dùng ở các nước "In-land ASEAN" sau ký kết với Singha là điều mới.

Cuối tháng 9/2016, chỉ trong vòng 9 tháng kể từ ngày hợp đồng với Singha được ký, Masan tung sản phẩm nước mắm với tên gọi "Chin-Su Yod Thong" cho thị trường Thái Lan.

Chân dung tỷ phú Nguyễn Đăng Quang - 'Ông trùm' của đế chế hàng tiêu dùng Masan
Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang: Từ "con buôn" mỳ gói đến tỷ phú USD tự thân.

Lấn sân sang ngành khai thác mỏ

Năm 2010, ông Nguyễn Đăng Quang chính thức trở thành Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Khai thác chế biến khoáng sản lớn nhất tỉnh Thái Nguyên. Công ty sở hữu mỏ đa kim Núi pháo có trữ lượng Vonfram lớn nhất thế giới.

Cũng trong năm 2010, ông Quang thành lập Công ty cổ phần Tài nguyên Masan với mục tiêu thực hiện hoạt động khai thác khoáng sản và tài nguyên thuộc Tập đoàn Masan. Ngày 29/07/2015, Công ty được UBCKNN chấp thuận hồ sơ đăng ký công ty đại chúng.

Cuối năm 2015, công ty Masan ký kết đối tác chiến lược với Singha (Singha Asia Holding Pte Ltd) của Thái Lan kèm theo tuyên bố sẽ mở rộng thị trường kinh doanh thực phẩm và đồ uống ra các nước ASEAN. Ngày 30/10, sản phẩm nước mắm Chin-su Yod Thong chính thức ra mắt thị trường Thái Lan.

Sau nhiều lần tái cơ cấu, CTCP Tập đoàn Masan hiện đang trực tiếp sở hữu và quản lý 3 công ty con: Masan Consumer Holding (kinh doanh hàng tiêu dùng với thương hiệu chủ chốt của Masan Consumer bao gồm Chin-su, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Omachi, Kokomi, Vinacafé, Wake Up, Kachi và Vĩnh Hảo.); Cty TNhh tầm nhìn Masan (kinh doanh lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản Núi Pháo) và CTCP Masan Nutri-Science (hiện nay là Masan Meatlife, chuyên kinh doanh thức ăn chăn nuôi, chế biến thịt).

Quan điểm trong kinh doanh

Để đạt được những thành công vang dội như ngày hôm nay, ông Nguyễn Đăng Quang đã phải vượt qua vô vàn khó khăn, thử thách. Nhờ có đầu óc kinh doanh thiên phú, tư duy và quan điểm kinh doanh thông thái, ông đã gặt hái được nhiều thành tựu trong đời.

Được tạp chí Forbes bình chọn là một trong những tỷ phú USD tự thân của Việt Nam, ông Quang thẳng thắn chia sẻ quan điểm của ông trong kinh doanh là: “Thứ nhất, thị trường luôn đúng, không cãi nhau với thị trường. Thứ hai là phải có niềm tin vào ngày mai.”. Ông nhận định: “Nhu cầu không phải là cách mà người tiêu dùng nhận thức về nhu cầu mà là cách nhà kinh doanh nhận biết, tưởng tượng và tìm cách thoả mãn các nhu cầu ấy.”.

Trong quá trình kinh doanh, ông luôn theo đuổi lý tưởng là mang Tập đoàn Masan trở thành niềm tự hào của Việt Nam. Để đạt được mục tiêu đó, ông luôn cố gắng hết mình mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng nhất, mang tinh thần và văn hoá người Việt Nam ra quốc tế.

Chia sẻ tại ĐHCĐ thường niên 2017 của Masan, ông Nguyễn Đăng Quang liên tục đưa ra hình tượng của huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long để minh họa cho chiến lược của công ty. Ông Quang cho rằng Lý Tiểu Long không có nhiều lợi thế về sức vóc và cơ bắp nhưng thường chiến thắng bằng cách lựa chọn đúng giá trị của bản thân.

Lãnh đạo Masan cho biết ông rất thích câu nói của nhân vật này: "Chiến binh bất khả chiến bại cũng chỉ là một người bình thường, nhưng họ có sự tập trung cao độ. Hãy luôn là chính bạn, thể hiện bạn thân bạn, có niềm tin vào chính bạn đừng hình tượng hóa một cá nhân thành công nào và cố gắng bắt chước họ".

Khối tài sản của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang

Mặc dù ông Nguyễn Đăng Quang đang sở hữu đế chế Masan hùng mạnh nhưng lại là doanh nhân kín tiếng nên rất khó thống kê chính xác khối tài sản của ông.

Theo số liệu thống kê thu được, hiện ông Quang chỉ nắm giữ khoảng 15 cổ phiếu MSN của tập đoàn Masan. Nhưng ông Nguyễn Đăng Quang đang gián tiếp nắm giữ khoảng 252 triệu cổ phiếu MSN tương đương gần 22% cổ phần Masan (thông qua CTCP Masan và Hoa Hướng Dương), trị giá tương đương khoảng 22,6 ngàn tỷ đồng theo vốn hóa của Masan trên sàn.

Ngoài ra, người thân của ông Quang là bà Nguyễn Hoàng Yến – vợ ông đang nắm giữ 3,65% cổ phần MSN. Mẹ ông bà Nguyễn Quý Định (nắm giữ 1.990.896 cổ phiếu MSN trị giá 152,9 tỷ đồng). Ngoài ra, ông Quang cũng trực tiếp nắm giữ các cổ phiếu Masan Consumer (MCH), Techcombank (TCB), Coninco (CNN)… Như vậy, Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang và những người có liên quan đang nắm gần 50% cổ phần tại Masan Corp.

Không dừng lại ở đó, công ty Masan của ông Quang hiện cũng đang là chủ sở hữu mỏ quặng quý hiếm hàng đầu thế giới sau khi công ty con mua lại 49% để sở hữu 100% nhà máy chế biến hóa chất vonfram hàng đầu thế giới Núi Pháo.

Tỷ phú Masan vẫn nuôi 'tham vọng' với ngành Bia?

Theo thông tin mới đây, UBND tỉnh Hậu Giang vừa quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Trung tâm Công nghiệp thực phẩm Miền Tây 2 của Masan. Trong đó Masan sẽ dành một phân khu riêng cho nhà máy sản xuất bia đóng lon, đóng chai, bia hơi các loại với công suất lên đến 100 triệu lít/năm.

Đây không phải là lần đầu tiên Masan sản xuất bia. Năm 2013, Masan mua lại CTCP Bia và Nước giải khát Phú Yên (PYBECO) và ngay lập tức nghiên cứu, cho ra đời dòng bia Sư tử trắng vào năm 2014. Thời điểm đó, ông Hoàng Tùng - một doanh nhân nhiều năm quan sát ngành F&B từng chia sẻ nhận định với chúng tôi, rằng Masan cho ra đời thương hiệu Sư Tử Trắng nhằm thể hiện vai trò cạnh tranh đối nghịch với bia Tiger (vốn có biểu tượng con hổ).

Lúc mới ra mắt bia Sư Tử Trắng rất được đón nhận vì chiến lược giá rẻ và các chương trình quảng cáo hấp dẫn. Thậm chí, nhà máy còn sản xuất không đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường. Masan ngay sau đó rót tiền xây nhà máy mới ở Hậu Giang với công suất gấp 4 lần. Doanh thu năm 2015 của Masan Brewery đã đạt hơn 706 tỷ đồng với sản lượng tiêu thụ đạt 45 triệu lít. Bộ phận kinh doanh này tiếp tục ghi nhận tăng trưởng hai con số trong năm 2016.

Chân dung tỷ phú Nguyễn Đăng Quang - 'Ông trùm' của đế chế hàng tiêu dùng Masan
Mới đây, Masan đầu tư dự án Trung tâm Công nghiệp thực phẩm Miền Tây 2, dành một phân khu riêng cho nhà máy sản xuất bia.

Cuối năm 2015, thị trường đón nhận tin Masan ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Singha Asia Holding Pte Ltd của Thái Lan. Giao dịch trị giá 1,1 tỷ USD gồm vốn mới cho phép Singha sở hữu 25% cổ phần Masan Consumer Holdings và 33,3% cổ phần Masan Brewery. Singha Asia là một công ty thành viên của Tập đoàn Boon Rawd Brewery, hãng bia lớn nổi tiếng tại Thái Lan được thành lập năm 1933.

Đầu năm 2016, Singha cho biết đã chuyển khoản vốn đầu tư 650 triệu USD cho Masan. Trong đó, 600 triệu USD được chuyển sẽ chiếm 14,3% cổ phần tại Masan Consumer Holdings. Phần còn lại, khoảng 450 triệu USD, sẽ được chuyển vào đợt sau, để hoàn tất việc nâng sở hữu của Singha tại Masan Consumer Holdings lên 25%. 50 triệu USD trong 650 triệu USD sẽ để mua thêm cổ phiếu nhằm tăng sở hữu tại Masan Brewery lên 33,3%. Thời điểm đó, cả Singha và Masan cùng nuôi tham vọng về việc bắt tay sẽ cho phép cả 2 tập đoàn có cơ hội mở rộng thị trường kinh doanh thực phẩm và đồ uống lên quy mô khu vực, trong đó, trọng tâm là các nước “inland Asean” (Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Lào).

Tuy nhiên, đến năm 2017, Sư tử Trắng "không còn gầm" nữa. Doanh thu nửa đầu năm 2017 sụt giảm tới 15 lần so với cùng kỳ khi công ty mạnh tay tăng chiết khấu cho nhà phân phối để giải phóng hàng tồn kho.

Những năm sau, Masan không còn nhắc đến Sư tử trắng. Lãnh đạo công ty trong cuộc gặp gỡ tháng 10/2019 thừa nhận không thể làm tốt như Sabeco, và họ lỗ khoảng 15 triệu USD với mảng bia. Masan đồng thời cũng tính chuyện rút lui nếu không có sản phẩm mới đủ khả năng cạnh tranh trong vòng 18 tháng tới.

Cách đây 2 năm, "tham vọng bia" được ban lãnh đạo Masan nhắc lại khi họ vui mừng thông báo mảng bia tăng trưởng tới 60% trong quý 2/2020, nhờ việc ra mắt nhãn hiệu bia mới Red Ruby bất chấp ngành bia nói chung bị ảnh hưởng bởi quy định trong Nghị định 100 và đại dịch Covid-19. Mặc dù vậy, cho đến nay thị phần của Masan vẫn chỉ là 'dấu phẩy nhỏ' so với các tên tuổi như Sabeco, Heineken, Habeco...