5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sầu riêng chỉ đạt 386 triệu USD, giảm 58% so với cùng kỳ 2024. Xuất khẩu sầu riêng giảm tháng thứ 5 liên tiếp do Trung Quốc siết chặt kiểm định, doanh nghiệp e ngại ký hợp đồng vì lo chậm thông quan, hàng dễ hư hỏng.
Theo Hải quan, 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sầu riêng chỉ đạt 386 triệu USD, giảm 58% so với cùng kỳ 2024. Riêng trong tháng 5, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tiếp tục giảm, đánh dấu tháng thứ 5 liên tiếp đi xuống. Tỷ trọng sầu riêng trong nhóm rau quả xuất khẩu cũng rớt từ 35% xuống còn 17%.
Nguyên nhân là Trung Quốc - thị trường chiếm đến 72% lượng sầu riêng xuất khẩu - giảm mạnh nhập khẩu . 5 tháng qua, Việt Nam chỉ thu về 278 triệu USD từ thị trường này, giảm 67% so với cùng kỳ. Sầu riêng - mặt hàng chủ lực lao dốc đã kéo theo tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả 5 tháng đầu năm chỉ đạt 2,3 tỷ USD, giảm 13,5%.
Hiện xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc vẫn gặp nhiều khó khăn do nước này liên tục gia tăng kiểm soát kỹ thuật, đặc biệt là đối với hóa chất Vàng O – chất bị cấm vì nguy cơ gây ung thư. Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau Quả Việt Nam, cho biết Trung Quốc còn siết chặt kiểm tra dư lượng kim loại nặng, kiểm dịch thực vật và gian lận mã số vùng trồng, khiến quá trình thông quan thêm phức tạp.
Vì rủi ro cao, nhiều doanh nghiệp hiện chỉ dám xuất theo đơn nhỏ lẻ, không ký hợp đồng lớn, do lo ngại hàng hư nếu bị chậm thông quan. Một số doanh nghiệp thậm chí ngừng xuất khẩu để hoàn thiện hồ sơ, thủ tục.
Theo ông Nguyên, muốn khắc phục tình trạng này cần lập các phòng xét nghiệm chất cấm mini tại vùng trồng giống Thái Lan, nhằm xã hội hóa quy trình kiểm định từ gốc. Nông dân sẽ được kiểm tra ngay tại địa phương, cấp chứng nhận đạt chuẩn, sau đó hàng hóa tiếp tục qua phòng lab do Trung Quốc công nhận trước khi xuất khẩu. "Kiểm soát từ gốc sẽ giúp thông quan thuận lợi hơn", ông nói.
Trước đó, trong khuôn khổ hội đàm giữa Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam và Tổng cục trưởng Hải quan Trung Quốc ngày 28/5, hai bên thống nhất tăng thời gian làm việc, bổ sung nhân lực tại cửa khẩu, nhằm giảm ùn tắc mùa vụ.
Trung Quốc cũng đã cập nhật thêm 829 mã số vùng trồng và 131 cơ sở đóng gói của Việt Nam được phép xuất khẩu sầu riêng. Theo Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, đây là bước tiến kỹ thuật và động viên lớn với doanh nghiệp, nông dân.
Việt Nam đã đề xuất 3 hướng hợp tác: điều chỉnh chính sách an toàn thực phẩm theo hướng thuận lợi hơn, tăng tốc thông quan và phê duyệt thêm phòng lab đầy đủ điều kiện kiểm định Cadimi, Vàng O... Việt Nam cũng đã gửi báo cáo chứng minh nỗ lực kiểm soát chuỗi sản xuất - sơ chế - xuất khẩu.
Theo Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), ngày 21/5, Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) đã chính thức cập nhật 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng mạnh sau tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc đạt được thỏa thuận với Việt Nam, cùng việc Iran đình chỉ hợp tác với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).
Sau khi tăng mạnh trên 20% trong tháng 5, xuất khẩu (XK) thủy sản trong tháng 6 vẫn cao hơn cùng kỳ nhưng mức tăng khiêm tốn chỉ còn 4%, đạt 876 triệu USD. Nguyên nhân là sự sụt giảm XK sang thị trường Mỹ, giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đã giảm xuống mức 48,9 điểm trong tháng 6/2025. Trọng tâm của sự suy giảm này là do số lượng đơn đặt hàng mới giảm. Đáng chú ý, tác động thuế quan của Mỹ là nguyên nhân dẫn đến số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới.
Giá dầu thế giới giảm nhẹ trong phiên giao dịch ngày 30/6, trong bối cảnh các nhà đầu tư cân nhắc giữa tình hình đang hạ nhiệt tại Trung Đông và khả năng OPEC+ sẽ tăng sản lượng vào tháng Tám.
6 tháng đầu năm 2025, tổng giá trị xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 57 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu ước đạt 33,5 tỷ USD và nhập khẩu 23,5 tỷ USD.
Sản lượng công nghiệp Nhật Bản tăng 0,5% trong tháng 5 so với tháng trước, thấp hơn nhiều so với dự báo trung bình là 3,5%, theo số liệu Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) công bố ngày thứ Hai.
Kết thúc tuần, hầu hết các mặt hàng xăng dầu đều quay đầu giảm hơn 10%. Trong đó, giá của cả hai mặt hàng dầu Brent và dầu WTI đều ghi nhận mức giảm tuần kỷ lục.
Theo Cục Hải quan, từ ngày 1/7/2025, hàng hóa thuộc diện được giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) còn 8% sẽ phải khai báo theo mã riêng trên hệ thống hải quan điện tử.
Tháng 5/2025, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam có sự phục hồi nhẹ. Giá trị xuất khẩu cá ngừ đạt hơn 91 triệu USD, đạt mức cao nhất kể từ đầu năm, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2024. .
Hôm nay (27/6), khảo sát thị trường cho thấy tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có ít biến động, một số mặt hàng gạo nguyên liệu tăng nhẹ, lúa tươi vững giá.
Sau 2 ngày giảm mạnh, giá cà phê 2 phục hồi trong phiên gần cuối tuần. Giá tiêu trong nước hôm nay có xu hướng phục hồi rõ rệt và tiếp tục đà tăng cao, mức tăng từ 2.000 - 3.000 đồng/kg so với hôm qua.
Theo một số doanh nghiệp xăng dầu dự báo, hôm nay (26/6) giá xăng có thể tăng 330 đồng/lít, giá dầu diesel tăng 520 đồng/lít, dầu hỏa tăng 460 đồng/lít.
Theo ghi nhận từ MXV, phiên giao dịch ngày hôm qua chứng kiến đà lao dốc mạnh trên thị trường năng lượng, khi cả 5 mặt hàng chủ chốt trong nhóm đều giảm sâu trước bối cảnh những lo ngại về nguy cơ gián đoạn nguồn cung từ Trung Đông gần như đã được xóa bỏ.
Giá cà phê trong nước tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên hôm nay duy trì ổn định và đi ngang so với phiên giao dịch hôm qua. Hiện giá thu mua cà phê trung bình tại các địa bàn trọng điểm ở mức 96.000 đồng/kg.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?