Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc (Trung Quốc) cho biết Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Đài Loan (TFDA) vừa có văn bản thông báo sẽ gia hạn lệnh tăng cường kiểm tra sầu riêng nhập khẩu từ Việt Nam.
Thông báo của TFDA nêu rõ, để đảm bảo an toàn vệ sinh đối với sản phẩm nhập khẩu, theo quy định tại Khoản 1, Điều 10, Mục 4 của "Quy định về kiểm tra nhập khẩu thực phẩm và các sản phẩm liên quan", Đài Loan sẽ tiếp tục áp dụng biện pháp kiểm tra từng lô đối với sản phẩm mã hàng "0810.60.00.00.7 – sầu riêng tươi" nhập khẩu từ Việt Nam đến 30/4/2025.
Trước đó, tại thông báo số 1132004255B ngày 7/8/2024, TFDA đã ban hành yêu cầu kiểm tra từng lô sầu riêng tươi nhập khẩu từ Việt Nam kể từ ngày 12/8/2024 đến ngày 11/02/2025, do trong vòng 6 tháng gần nhất phát hiện 4 lô hàng nhập khẩu không đạt tiêu chuẩn.
Việc tăng cường kiểm tra này diễn ra sau bão Gaemi, khi nhu cầu rau xanh tại Đài Loan gia tăng đột biến, buộc nước này phải nhập khẩu nhiều hơn từ Việt Nam để ổn định giá cả trong nước. Vì vậy, TFDA đã kêu gọi các cơ quan chức năng của Việt Nam phối hợp chặt chẽ hơn trong việc hướng dẫn các doanh nghiệp xuất khẩu đảm bảo rằng các sản phẩm đáp ứng các quy định nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trước đó, theo thông tin do TFDA công bố trên cổng thông điện tử của Cơ quan này, năm 2024, có tổng cộng 8 lô hàng sầu riêng tươi của Việt Nam xuất khẩu vào Đài Loan không đạt.
Thông báo của tổ chức này cũng cho biết nếu trước khi biện pháp kiểm tra trên hết hiệu lực, sau khi đánh giá thấy cần thiết phải gia hạn thời gian kiểm soát, Đài Loan sẽ công bố trên cổng thông tin điện tử của cơ quan này mà không ra thông báo riêng.
Ảnh minh họa
TFDA thông tin thêm, theo quy định tại Điều 7 của "Luật quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm", doanh nghiệp thực phẩm phải thực hiện tự quản lý. Nếu thuộc đối tượng phải lập kế hoạch giám sát an toàn thực phẩm và thực hiện kiểm tra, doanh nghiệp phải tuân thủ quy định và lưu giữ hồ sơ liên quan để đảm bảo sản phẩm nhập khẩu phù hợp với quy định của Luật quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm của Đài Loan.
Nếu phát hiện sản phẩm có nguy cơ gây hại đến vệ sinh và an toàn, doanh nghiệp phải chủ động ngừng bán, thu hồi sản phẩm và thông báo cho cơ quan quản lý địa phương.
Theo Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, Đài Loan chủ yếu nhập khẩu sầu riêng từ Thái Lan và Việt Nam. Trong những năm gần đây, do giá cả hợp lý, chất lượng sầu riêng ngày càng được cải thiện nên sầu riêng Việt Nam ngày càng được ưa chuộng tại thị trường Đài Loan và liên tục tăng trưởng.
Hiệp hội doanh nghiệp nhập khẩu hoa quả Đài Loan, cho biết sầu riêng Việt Nam hiện có chỗ đứng vứng chắc tại Đài Loan do có sức cạnh tranh tốt, có sản lượng lớn, giá cả hợp lý. Hơn nữa, người Đài Loan khá ưa thích loại trái cây này trong khi thị trường nội địa không sản xuất được. Đây là cơ hội cho sầu riêng Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu và duy trì thị phần.
Thời gian gần đây, Trung Quốc quy định 100% lô hàng sầu riêng Thái Lan và Việt Nam muốn xuất khẩu vào nước này phải có giấy kiểm định chất vàng O (Auramine O, Basic Yellow 2 - BY2) dùng để tạo màu trong công nghiệp.
Khi làm thủ tục xuất nhập khẩu, phía Trung Quốc sẽ tiếp tục lấy mẫu, kiểm tra 100% lô hàng, nếu không có dư lượng chất vàng O thì mới được thông quan.
Tuy nhiên, tính đến ngày 26/1, Việt Nam mới có 9 trung tâm, phòng kiểm nghiệm vàng O trong sầu riêng được Trung Quốc công nhận, khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó.
Trong bối cảnh này, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng kiểm tra kỹ hàng hóa trước khi xuất sang Trung Quốc. Đặc biệt, lô hàng phải có giấy chứng nhận nghiêm ngặt của trung tâm, phòng kiểm nghiệm chất vàng O trong sầu riêng.
Thị trường EU gần đây cũng nâng tần suất kiểm tra sầu riêng Việt Nam tại biên giới từ 10% lên 20%, chủ yếu do mặt hàng này chưa tuân thủ các quy định về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Dù vậy, về trung hạn, Vinafruit cho rằng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi hiệu lực từ các Nghị định thư và nhu cầu từ các thị trường như Trung Quốc, Ấn Độ.
Năm 2025, ngành rau quả đặt mục tiêu xuất khẩu lập mốc kỷ lục mới, tăng 15% so với 2024 lên khoảng 8 tỷ USD. Trong đó, sầu riêng tiếp tục đóng vai trò là lực đẩy chính và vẫn còn dư địa tăng trưởng. Dự báo, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng có thể đạt 3,6-3,8 tỷ USD trong năm nay, cao hơn 13-15% so với năm 2024.
Tính chung 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu rau quả đã đạt 6,16 tỷ USD, tăng 27,8% so với tháng trước. Kết quả xuất khẩu nêu trên cũng là mức kỷ lục mà ngành hàng rau quả đạt được từ trước đến nay. Đáng chú ý, sầu riêng là loại trái cây mang lại những kết quả xuất khẩu đầy bất ngờ.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết sau khi giảm trong quý 2/2024, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc và Hồng Kông tăng mạnh trở lại trong quý 3 và 4.
Ô tô nhập khẩu trong tháng đầu năm 2025 là 7.226 chiếc, tương ứng đạt 163 triệu USD, thấp hơn nhiều so với thực hiện trong tháng 12/2024 với 12.881 chiếc, trị giá đạt 304 triệu USD.
SPS Việt Nam cho biết, từ đầu năm 2025 đến nay, đơn vị này nhận được 12 cảnh báo từ Hệ thống an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của EU đối với các thực phẩm, nông thủy sản xuất khẩu của Việt Nam do vi phạm các quy định của EU dẫn đến bị cảnh báo, thu hồi hoặc tiêu hủy sản phẩm.
Nhóm kim loại quý, giá bạc giảm nhẹ 0,18% xuống 32,73 USD/ounce, dù vẫn duy trì ở mức cao nhất kể từ cuối tháng 10/2024. Giá bạch kim cũng suy yếu 0,51% về 1.043 USD/ounce, nhưng vẫn neo ở vùng giá cao nhất trong hơn ba tháng qua.
Tình trạng lạm phát tiêu dùng tại Mỹ đang tăng mạnh khi Tổng thống Trump đang có nhiều thay đổi đáng kể với các chính sách của nước này. Trong đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,5% trong tháng 1, trong đó nhà ở, thực phẩm, xăng dầu dẫn đầu mức tăng giá trên diện rộng.
Thị trường nông sản chứng kiến đà suy yếu của giá đậu tương sau khi báo cáo WASDE công bố. Kết phiên, chỉ số MXV-Index tăng nhẹ 0,13% lên mức 2.344 điểm.
Phiên giao dịch đầu tuần, thị trường chứng kiến sắc xanh phủ kín hầu hết các mặt hàng kim loại sau những thông tin mới nhất về chính sách thuế quan của Mỹ và triển vọng tiêu thụ lạc quan.
Kết thúc tuần giao dịch vừa qua (3-9/2), giá dầu thô thế giới rơi xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 12/2024 trong bối cảnh lo ngại về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung căng thẳng trong tương lai.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?