Kim ngạch xuất khẩu rau quả ước đạt hơn 3,8 tỷ USD trong 7 tháng
Đây là số liệu mới nhất được tính toán từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam, dựa trên thông tin từ hải quan. Con số này tăng trên 23% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu rau quả đã đạt 6,16 tỷ USD, tăng 27,8% so với tháng trước. Kết quả xuất khẩu nêu trên cũng là mức kỷ lục mà ngành hàng rau quả đạt được từ trước đến nay. Đáng chú ý, sầu riêng là loại trái cây mang lại những kết quả xuất khẩu đầy bất ngờ.
Theo số liệu thống kê sơ bộ do Tổng cục Hải quan công bố ngày 11/11, tháng 10 xuất khẩu rau quả đạt gần 520 triệu USD, giảm 43,3% so với tháng trước.
Kết quả xuất khẩu rau quả giảm mạnh do một số mặt hàng chủ lực đã hết mùa hoặc vào cuối vụ, đặc biệt là mặt hàng xuất riêng- nhóm hàng có kim ngạch lớn nhất của ngành rau quả.
Mặc dù giảm mạnh trong tháng 10 nhưng tính chung 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu rau quả đã đạt 6,16 tỷ USD, tăng 27,8% so với tháng trước.
Kết quả xuất khẩu nêu trên cũng là mức kỷ lục mà ngành hàng rau quả đạt được từ trước đến nay.
Bởi như năm 2023, xuất khẩu rau quả dù có kim ngạch cao nhất lịch sử nhưng cả năm cũng chỉ đạt 5,6 tỷ USD.
Với kim ngạch 6,16 tỷ USD, ngành hàng rau quả cũng về đích sớm so với mục tiêu xuất khẩu cả năm 2024 (mục tiêu từ 6 đến 6,4 tỷ USD).
10 tháng qua, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành hàng rau quả với kim ngạch đạt xấp xỉ 4,1 tỷ USD, chiếm 66,52% kim ngạch cả nước.
Thái Lan vượt Hoa Kỳ, trở thành thị trường lớn thứ hai với 225 triệu USD, tăng 87%. Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh với tỷ lệ tăng hai chữ số.
Xét về từng loại trái cây, sầu riêng tiếp tục là mặt hàng đóng góp lớn nhất, mang về 3,1 tỷ USD trong 10 tháng, chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu. Các sản phẩm khác như chuối, xoài, thanh long và hàng chế biến cũng góp phần quan trọng.
“Sầu riêng là loại trái cây mang lại những kết quả xuất khẩu đầy bất ngờ. Dù chính vụ kết thúc vào tháng 10, Việt Nam vẫn có hàng trái vụ, giúp dự báo kim ngạch xuất khẩu sầu riêng năm nay có thể chạm mốc 3,5 tỷ USD, tăng 45% so với năm ngoái – đây là một con số hiếm loại trái cây nào đạt được”, ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhận định.
Các chuyên gia dự báo, đến năm 2025, lượng thị trường sầu riêng của Trung Quốc có thể đạt 20 tỷ USD và cả thế giới là 28,6 tỷ USD. Nhu cầu tiêu thụ sầu riêng ở thị trường Trung Quốc rất lớn, cộng tất cả các nước xuất khẩu sầu riêng ở khu vực Đông Nam Á vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu thị trường này. Trong khi đó, so với các quốc gia trong khu vực thì sầu riêng của Việt Nam xuất sang Trung Quốc có nhiều lợi thế cạnh tranh về logistics và chất lượng. Vì vậy, dư địa cho tăng xuất khẩu sầu riêng vẫn còn nhiều.
Theo ông Nguyên, ngoài sầu riêng, các loại trái cây khác cũng hưởng lợi khi bước vào mùa đông - thời điểm nhiều quốc gia gặp khó khăn trong thu hoạch, còn Việt Nam vẫn giữ được điều kiện thuận lợi. Trong đó, xuất khẩu dừa tươi có thể tăng gấp rưỡi so với năm ngoái nhờ Nghị định thư về kiểm dịch dừa tươi với Trung Quốc được ký kết và có hiệu lực trong năm 2024.
Với kết quả tăng trưởng ấn tượng trong 10 tháng qua, Hiệp hội Rau quả Việt Nam dự báo xuất khẩu rau quả 2024 chắc chắn sẽ lập mốc kỷ lục 7 tỷ USD, thậm chí có thể vượt mọi dự báo với con số 7,5 tỷ USD - một kỷ lục mới.
Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Trung Quốc sắp bước vào mùa đông nên cây trái, rau quả nhiều sẽ thu hoạch kém, trong khi tại Việt Nam, mùa đông lại là mùa khô nên thuận lợi để trồng rau quả, từ đó sản lượng nhiều. Hơn nữa, Việt Nam có kết nối về đường bộ, đường biển, đường sắt với thị trường Trung Quốc, tạo thuận lợi giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian vận chuyển.
Đồng thời, các doanh nghiệp đang đẩy mạnh cho khâu chế biến, nâng cao giá trị nông sản, nhằm tối ưu hóa chuỗi cung ứng từ vùng nguyên liệu đến sản xuất, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Ví dụ, Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Doveco Sơn La) đã đầu tư nhà máy chế biến rau quả tại tỉnh Sơn La được kỳ vọng sẽ là một trong những trung tâm chế biến rau quả hàng đầu Sơn La. Năm 2024, Doveco Sơn La dự kiến xuất khẩu khoảng 40.000 tấn sản phẩm sang thị trường chủ yếu là châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, Israel.
Ngoài những thuận lợi, ngành hàng rau quả Việt Nam còn đối mặt nhiều thách thức như sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều nước xuất khẩu, các rào cản kỹ thuật khắt khe về chất lượng, về bao bì, truy suất nguồn gốc của những thị trường nhập khẩu… Tuy nhiên, những khó khăn trên sẽ không thể cản bước được đà tăng trưởng xuất khẩu.
Hiệp hội Rau quả Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu rau quả cần xây dựng vùng sản xuất tập trung, tạo điều kiện người dân liên kết sản xuất rau quả đạt các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP… Hỗ trợ các hợp tác xã chuyên canh rau quả về vốn, kỹ thuật, tạo điều kiện để các hợp tác xã tham gia chuỗi giá trị.
Đây là số liệu mới nhất được tính toán từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam, dựa trên thông tin từ hải quan. Con số này tăng trên 23% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (3/12) ghi nhận ở mức 125.800 - 126.500 đồng/kg, giảm 4.000 - 4.300 đồng/kg so với ngày 2/12.
Theo MXV, giá các mặt hàng dầu thô đồng loạt lao dốc trong bối cảnh tình hình căng thẳng tại Trung Đông có dấu hiệu hạ nhiệt và tâm lý nghe ngóng của thị trường trước ngày OPEC+ họp bàn chính sách về sản lượng.
Năm 2024 đang chứng kiến đà tăng trưởng mạnh mẽ trong ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, đang tiến sát tới mốc 10 tỷ USD, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển xuất khẩu của ngành này.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (29/11) ghi nhận ở mức 128.000 - 128.800 đồng/kg, tăng 1.700 đồng/kg so với ngày hôm qua. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái giá đã tăng gấp đôi.
Theo MXV, nhóm nguyên liệu công nghiệp ghi nhận 8/9 mặt hàng tăng giá trong phiên giao dịch. Tâm điểm chú ý của thị trường dồn về sự tăng vọt của giá hai mặt hàng cà phê.
Trên thị trường năng lượng, giá hai mặt hàng dầu giảm nhẹ trong bối cảnh tồn kho xăng Mỹ tăng mạnh và khả năng Fed thu hẹp lãi suất vào năm tới.
Giá xăng E5 RON92 được dự báo tăng 500 - 600 đồng/lít; xăng RON95 dự báo tăng 350 - 500 đồng/lít. Giá các loại dầu cũng dự báo tăng từ 250 - 400 đồng/lít,kg. Trong trường hợp, cơ quan điều hành chi sử dụng quỹ bình ổn thì giá xăng có thể tăng ít hơn.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (27/11) ghi nhận ở mức 121.800-122.700 đồng/kg, tăng so với ngày hôm qua. Mức giá này cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Trên thị trường nông sản, giá ngô nối dài chuỗi giảm sang phiên thứ 4 trước triển vọng vụ mùa bội thu tại Nam Mỹ.
Với Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) vừa được thông qua, mặt hàng phân bón được đưa vào diện chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) với mức thuế suất 5%.
Ngày 25/11, Ủy ban EU cho biết đã chính thức đưa các biện pháp chống bán phá giá tạm thời do Trung Quốc áp dụng đối với rượu mạnh nhập khẩu từ EU lên Tổ chức Thương mại Thế giới, diễn biến mới nhất trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai khối.
Giá cà phê hôm nay (26/11) trong khoảng 120.000 - 122.000 đồng/kg, tăng khoảng 1.000 đồng/kg.
Đóng cửa ohieen giao dịch ngày 25/11 (theo giờ thế giới), giá bạc giảm 3,51% xuống 30,2 USD/ounce, giá bạch kim cũng giảm hơn 3% xuống 944,5 USD/ounce.
Đóng cửa, giá dầu thô WTI giảm 3,23% xuống gần 69 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô Brent cũng giảm 2,87% xuống 73 USD/thùng.
Theo Vasep, xuất khẩu (XK) tôm Việt Nam sang Mỹ tháng 10 năm nay đạt hơn 80 triệu USD, tăng 17%. Lũy kế 10 tháng, XK tôm sang thị trường này thu về 646 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ.
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu (XK) cá ngừ của Việt Nam trong tháng 10 đạt gần 93 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch XK đạt hơn 821 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.
Giá cà phê hôm nay 25/11 ghi nhận tăng mạnh ở thị trường nội địa, giao dịch ở mức 118.000 - 119.000 đồng/kg.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11, tuần trước, nguy cơ leo thang xung đột Nga-Ukraine là tâm điểm khiến các nhà đầu tư lo lắng và cũng là yếu tố chính hỗ trợ giá dầu tăng vọt hơn 5%.
Việt Nam nằm trong top 30 nền kinh tế xuất khẩu lớn nhất thế giới với vị trí 23. Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 354 tỷ USD hàng hóa, chiếm tỷ trọng 1,5% toàn cầu.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (22/11) ghi nhận ở mức 114.400 - 115.100 đồng/kg, giảm nhẹ 100 đồng/kg so với ngày hôm qua.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?