Giá cà phê thế giới diễn biến trái chiều
Thị trườngĐầu tuần, giá hai mặt hàng cà phê bất ngờ giảm sâu, đặc biệt là cà phê Robusta khi đánh mất hơn 15% chỉ trong hai phiên giao dịch.
Theo số liệu thống kê, mức tiêu thụ mì của mỗi người Việt Nam đã tăng đều đặn từ 55 phần vào năm 2019, lên 72 phần năm 2020 và 87 phần vào năm 2021.
Theo dữ liệu từ Hiệp hội mì thế giới (WINA), trong 2 năm đại dịch Covid-19, tiêu thụ mì gói tại Việt Nam tăng vọt. Vượt qua Ấn Độ và Nhật Bản, trong năm 2020, Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 3 về tiêu thụ sản lượng mì gói với 7 tỷ gói (tăng 29%). Đến năm 2021, Việt Nam tiêu thụ hơn 8,5 tỷ gói mì (tăng 22%). Xét về tốc độ tăng trưởng, không có thị trường nào trong Top 10 vượt qua được Việt Nam.
Theo tờ Koreal Herald của Hàn Quốc, Việt Nam đã vượt qua Hàn Quốc về mức tiêu thụ mì gói trên đầu người, trung bình một người Việt Nam ăn khoảng 87 gói mì mỗi năm, trong khi người Hàn Quốc trung bình có 73 gói. Mức tiêu thụ của mỗi người Việt Nam đã tăng đều đặn từ 55 phần vào năm 2019, lên 72 phần 2020 và 87 phần vào năm 2021.
Một đại diện của Nongshim - Doanh nghiệp Hàn Quốc kinh doanh mì tại Việt Nam cho biết Việt Nam có sức mua cao với tốc độ phát triển kinh tế ngày càng cao. Ngoài ra, mọi người có xu hướng ăn ở nhà hơn là ăn ở ngoài do Covid-19.
Số liệu thống kê từ Hiệp hội mì ăn liền thế giới. |
Việt Nam hiện có khoảng 50 công ty sản xuất mì ăn liền, bao gồm các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong nhiều năm, thị trường nằm trong thế 'chân vạc', dẫn đầu là Acecook với thương hiệu mỳ Hảo Hảo, xếp thứ hai là Masan Consumer (thành viên của CTCP Tập đoàn Masan) với các thương hiệu Omachi, Kokomi và thứ 3 là Asia Food với thương hiệu mỳ Gấu đỏ. Vài năm gần đây, Uniben với thương hiệu mỳ 3 Miền 'tấn công' thị trường rất mạnh và trở thành 'tay chơi' thứ 4 đáng gờm.
Chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995, Acecook đã thành công xây dựng thương hiệu mì Hảo Hảo trở thành mì quốc dân của Việt Nam, chiếm thị phần mì ăn liền lớn nhất cả nước. Năm 2021, doanh thu của Acecook là 12.263 tỷ đồng, tăng 6%, lợi nhuận sau thuế đạt 1.367 tỷ đồng, giảm 28%.
Trong khi đó, bằng hệ sinh thái khổng lồ tại Việt Nam, đặc biệt là hệ thống siêu thị/cửa hàng tiện ích WinMart/Winmart+ hàng nghìn điểm, sản phẩm mì của Masan Consumer có lợi thế rất lớn về phân phối. Theo số liệu từ báo cáo phân tích của CTCK VNDIRECT, mì ăn liền Omachi thống trị phân khúc cao cấp với 45% thị phần. Năm 2021, doanh thu từ mì của Masan Consumer đạt 8.800 tỷ đồng, tăng 28% và tương đương 72% doanh thu của Acecook.
Đứng thứ 4 thị trường, Uniben đạt doanh thu hơn 3.400 tỷ đồng, tăng 12%.
Điều khá bất ngờ trên thị trường mì ăn liền là dù nhu cầu tăng cao nhưng doanh thu của vị trí thứ 3 - Asia Food năm 2021 lại giảm 4%, còn hơn 5.500 tỷ đồng. Công ty cũng chỉ lãi 14 tỷ đồng trong năm vừa rồi.
Asia Food, Safoco và Colusa-Miliket (mì 2 con tôm) là các doanh nghiệp mì ghi nhận sự sụt giảm doanh thu.
Từng là một trong những biểu tượng của sản phẩm mì ăn liền lâu đời tại Việt Nam, gắn liền với ký ức của rất nhiều người Việt, vị thế của mì Miliket hay còn gọi là mì 2 con tôm đã giảm đi đáng kể trước sức mạnh của các ông lớn trong ngành. Năm 2021, doanh thu của Mikiket là 571 tỷ đồng, giảm 7%.
Thị trường mì ăn liền Việt Nam được đánh giá là 'mỏ vàng' cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Ảnh minh hoạ. |
Trong những năm gần đây, mì gói Hàn Quốc đang nhận được sự yêu thích tại thị trường Việt Nam, đặc biệt đến từ các bạn trẻ. Theo làn sóng Hallyu mang văn hoá Hàn Quốc thâm nhập vào Việt Nam thông qua phim ảnh, âm nhạc, các món ăn đến từ Hàn Quốc đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam, như kim chi, cơm cuộn, tokbukki, mì cay, mì tương đen...
Các doanh nghiệp kinh doanh mì ăn liền Hàn Quốc như Paldo Vina (mỳ Koreno) và Nongshim (mì Shin) đang thu về hàng trăm tỷ đồng từ thị trường Việt Nam. Trong năm 2021, Paldo Vina ghi nhận doanh thu 912 tỷ đồng, tăng 8% và lãi 49 tỷ đồng cao hơn cả Asia Food. Paldo Vina đem đến Việt nam các sản phẩm nguyên bản nhập từ Hàn Quốc như mì trộn tương đen Jjajangmen có trọng lượng gấp bốn lần gói mì sản xuất theo quy chuẩn cho thị trường Việt Nam. Nongshim là thương hiệu mì hàng đầu Hàn Quốc du nhập vào Việt Nam chưa lâu. Năm 2018, Nongshim Vietnam mới được thành lập, đến năm 2021, Nongshim đạt doanh thu 150 tỷ đồng và lãi 9 tỷ đồng. Nhà sản xuất này lắp đặt máy nấu mì tại một số cửa hàng tiện lợi và vận hành xe bán đồ ăn tại TP Hồ Chí Minh.
Đầu tuần, giá hai mặt hàng cà phê bất ngờ giảm sâu, đặc biệt là cà phê Robusta khi đánh mất hơn 15% chỉ trong hai phiên giao dịch.
Cán cân thương mại hàng hóa sau 11 tháng năm 2024 đang nghiêng về xuất siêu 24,31 tỷ USD. Bộ Công Thương dự báo xuất nhập khẩu sẽ duy trì đà tăng trưởng tốt từ nay tới quý I/2025, tăng trưởng đều ở các nhóm hàng và thị trường.
Giá khô đậu tương giảm nhẹ do sức ép từ việc dầu đậu tăng giá. ANEC cho biết xuất khẩu khô đậu tương của Brazil trong tháng 12 được dự báo đạt 1,44 triệu tấn, giảm hơn 500.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá hai mặt hàng cà phê Arabica và Robusta nối dài đà tăng sang phiên thứ hai liên tiếp. Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (6/12) ghi nhận ở mức 116.000 - 117.200 đồng/kg.
Giá gạo xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2024 ước đạt 627,9 USD/tấn, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (5/12) ghi nhận ở mức 108.000 - 109.500 đồng/kg, tăng 2.500 - 3.000 đồng/kg so với ngày 4/12.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (3/12) ghi nhận ở mức 125.800 - 126.500 đồng/kg, giảm 4.000 - 4.300 đồng/kg so với ngày 2/12.
Theo MXV, giá các mặt hàng dầu thô đồng loạt lao dốc trong bối cảnh tình hình căng thẳng tại Trung Đông có dấu hiệu hạ nhiệt và tâm lý nghe ngóng của thị trường trước ngày OPEC+ họp bàn chính sách về sản lượng.
Năm 2024 đang chứng kiến đà tăng trưởng mạnh mẽ trong ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, đang tiến sát tới mốc 10 tỷ USD, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển xuất khẩu của ngành này.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (29/11) ghi nhận ở mức 128.000 - 128.800 đồng/kg, tăng 1.700 đồng/kg so với ngày hôm qua. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái giá đã tăng gấp đôi.
Theo MXV, nhóm nguyên liệu công nghiệp ghi nhận 8/9 mặt hàng tăng giá trong phiên giao dịch. Tâm điểm chú ý của thị trường dồn về sự tăng vọt của giá hai mặt hàng cà phê.
Trên thị trường năng lượng, giá hai mặt hàng dầu giảm nhẹ trong bối cảnh tồn kho xăng Mỹ tăng mạnh và khả năng Fed thu hẹp lãi suất vào năm tới.
Giá xăng E5 RON92 được dự báo tăng 500 - 600 đồng/lít; xăng RON95 dự báo tăng 350 - 500 đồng/lít. Giá các loại dầu cũng dự báo tăng từ 250 - 400 đồng/lít,kg. Trong trường hợp, cơ quan điều hành chi sử dụng quỹ bình ổn thì giá xăng có thể tăng ít hơn.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong sáng nay (27/11) ghi nhận ở mức 121.800-122.700 đồng/kg, tăng so với ngày hôm qua. Mức giá này cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Trên thị trường nông sản, giá ngô nối dài chuỗi giảm sang phiên thứ 4 trước triển vọng vụ mùa bội thu tại Nam Mỹ.
Với Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) vừa được thông qua, mặt hàng phân bón được đưa vào diện chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) với mức thuế suất 5%.
Ngày 25/11, Ủy ban EU cho biết đã chính thức đưa các biện pháp chống bán phá giá tạm thời do Trung Quốc áp dụng đối với rượu mạnh nhập khẩu từ EU lên Tổ chức Thương mại Thế giới, diễn biến mới nhất trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai khối.
Giá cà phê hôm nay (26/11) trong khoảng 120.000 - 122.000 đồng/kg, tăng khoảng 1.000 đồng/kg.
Đóng cửa ohieen giao dịch ngày 25/11 (theo giờ thế giới), giá bạc giảm 3,51% xuống 30,2 USD/ounce, giá bạch kim cũng giảm hơn 3% xuống 944,5 USD/ounce.
Đóng cửa, giá dầu thô WTI giảm 3,23% xuống gần 69 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô Brent cũng giảm 2,87% xuống 73 USD/thùng.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?