Công ty cổ phần Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay (HoSE: mã chứng khoán NVT) mới đây đã công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022. Đáng chú ý, tổng thu nhập năm 2022 của ban lãnh đạo công ty được chi trả hơn 3 tỷ đồng, Hoa hậu Ngọc Hân được nhận gần 1 tỷ/năm.
Ảnh minh họa
Theo BCTCKT, Phó Tổng Giám đốc Đặng Thị Ngọc Hân (Hoa hậu Ngọc Hân) được chi trả mức thu nhập hơn 933 triệu đồng từ khi đảm nhiệm vị trí này vào tháng 3/2022. Như vậy, thu nhập trung bình mỗi tháng của cô là hơn 93 triệu đồng.
Theo báo cáo, mức thu nhập của hoa hậu Ngọc Hân cao thứ 3 tại công ty này, đứng sau cựu Chủ tịch HĐQT Phạm Thành Thái Lĩnh với mức thu nhập gần 1,2 tỷ đồng và Tổng Giám đốc Vũ Hồng Quỳnh với thu nhập 935 triệu đồng.
Hoa hậu Đặng Thị Ngọc Hân được bổ nhiệm là Phó tổng giám đốc Ninh Vân Bay từ ngày 16/3/2022. Ngọc Hân sinh năm 1989, từng đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2010. Ngoài hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, những năm gần đây, cô liên tiếp tham gia vào lĩnh vực kinh doanh và đầu tư.
Trước đó, Ngọc Hân tiết lộ giữ chức vụ Giám đốc đối ngoại tại Công ty CP Nhựa Đồng Nai (DNP). Đầu năm 2021, Ngọc Hân trở thành cổ đông lớn của chuỗi cầm đồ T99 với khoản đầu tư hơn 20 tỷ đồng. Cô cũng có thương hiệu thời trang riêng Ngoc Han Boutique.
CTCP Bất động sản du lịch Ninh Vân Bay là chủ sở hữu của khu resort cao cấp 5 sao Six Senses Ninh Van Bay (tỉnh Khánh Hòa) với những căn villa giá thuê tới hơn 100 triệu đồng/đêm.
Ngoài Six Senses Ninh Van Bay, hiện Ninh Vân Bay còn đang khai thác, vận hành khu nghỉ dưỡng hạng sang Ana Mandara Villas Resort & Spa (Tp.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) và đang có kế hoạch phát triển giai đoạn 2 của Six Senses Ninh Van Bay, Dự án khu nghỉ dưỡng Mũi Né quy mô 4 ha.
Tiền thân của Ninh Vân Bay là CTCP Đầu tư và Xây dựng Tuấn Phong, được thành lập năm 2006 tại Hà Nội và hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, mua bán vật liệu xây dựng, nội thất. Năm 2009, Công ty Tuấn Phong đổi tên, tái cấu trúc và hợp nhất 2 đơn vị thành viên để đẩy mạnh phát triển lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp. 2009 cũng là năm công ty khởi công dự án Six Senses Sai Gon River tại tỉnh Đồng Nai.
Về tình hình kinh doanh của công ty này, trong năm 2022, NVT ghi nhận doanh thu thuần đạt 337,3 tỷ đồng, tăng gấp 2,7 lần so với năm trước đó. Cấn trừ đi các chi phí, công ty ghi nhận 16,3 tỷ đồng lãi sau thuế, cách xa khoảng lỗ 62,1 tỷ đồng của năm 2021 do sự phục hồi mạnh mẽ của các hoạt động du lịch trong nước và quốc tế.
Tuy nhiên, tại thời điểm cuối năm 2022, công ty ghi nhận khoản lỗ lũy kế 717,6 tỷ đồng, khoản lỗ này giảm nhẹ so với mức lỗ 742 tỷ đồng trong báo cáo tự lập.
Phía doanh nghiệp cho biết, nguyên nhân từ năm 2015 và năm 2017 ghi nhận khoản lỗ ròng hàng trăm tỷ đồng. Những năm khác, dù có lãi nhưng cũng chỉ khoảng vài chục tỷ đồng, nên doanh nghiệp này vẫn chật vật trong khoản lỗ lũy kế lớn.
Tính tới 31/12/2022, tổng tài sản của NVT tăng 1,3% so với đầu năm lên 1.100 tỷ đồng; nợ vay tài chính ở mức 320,4 tỷ đồng và chiếm 29,1% tổng nguồn vốn.
Đáng nói, do vẫn còn ghi nhận khoản lỗ lũy kế tới 742 tỷ đồng nên vốn chủ sở hữu của công ty hiện chỉ còn 534 tỷ đồng. Việc lỗ lũy kế khiến cho cổ phiếu NVT bị Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) đưa vào diện cảnh báo kể từ cuối năm 2020.
Ngày 6/4/2023, Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE) thông báo về việc chuyển cổ phiếu NVT của Ninh Vân Bay từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM quyết định về việc chuyển cổ phiếu Công ty Cổ phần Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay (mã CK: NVT) từ diện cảnh báo sang điện kiểm soát kể từ ngày 12/04/2023
Lý do là lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2021 là âm 49,96 tỷ đồng, năm 2022 là âm 12,9 tỷ đồng, thuộc diện chứng khoán bị kiểm soát theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 38 Quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định số 17 của Hội đồng thành viên Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
Trước đó, doanh nghiệp cho biết đang triển khai các biện pháp để khắc phục như xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, tăng cường công tác giám sát, tiết kiệm chi phí, cân nhắc đầu tư thận trọng để đảm bảo sự ổn định của dòng tiền
Trong tài liệu họp đại hội cổ đông (ĐHCĐ) năm 2025 vừa công bố, "ông lớn ngành sữa" - Vinamilk dự kiến cổ tức 2025 tối thiểu bằng 50% kế hoach lợi nhuận sau thuế hợp nhất của năm, lên kế hoạch lãi sau thuế gần 9.700 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest (mã chứng khoán VPI : HoSE) vừa công bố nghị quyết về việc nhận chuyển nhượng 46,72 triệu cổ phần, tương đương 99% vốn Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Newtech.
Ninh Vân Bay là đơn vị khai thác và vận hành Khu nghỉ dưỡng cao cấp Six Senses Ninh Van Bay đạt chuẩn 5 sao tại Nha Trang có giá trăm triệu đồng/đêm. Doanh nghiệp này vừa công bố tài liệu ĐHCĐ thường niên 2025 với nhiều điểm đáng chú ý.
Tại ĐHCĐ sắp tới, CII trình cổ đông kế hoạch cổ tức tiền mặt năm 2024 với tỷ lệ 12% và dự kiến tiếp tục trả cổ tức tỷ lệ 12% trong năm 2025. CII đặt mục tiêu lãi ròng năm 2025 đạt 335 tỷ đồng, người cũ Capella Holdings ứng cử vào HĐQT.
Ngày 28/3, Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam A (Nam A Bank, mã chứng khoán NAB: HoSE) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, thông qua các kế hoạch chia cổ tức 25%, tăng vốn lên hơn 18.000 tỷ đồng, dự kiến mở văn phòng đại diện ở Mỹ, châu Âu....
CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House, HoSE: TDH) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán bởi Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam trong đó đáng chú ý là việc công ty đã tăng mức lỗ ròng so với báo cáo tự lập trước đó và bị nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục.
Chiều 27/3, tiếp ông Klaus Zellmer, Chủ tịch Tập đoàn Skoda Auto đang thăm, làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Skoda cùng phát triển hệ sinh thái công nghiệp ô tô Việt Nam, nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm, cung cấp trang thiết bị cho các hãng xe khác, cũng như các lĩnh vực khác như đường sắt, hàng không, đáp ứng nhu cầu cả trong nước và ngoài nước.
Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã chứng khoán DIG – HoSE) công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông năm 2025, Đại hội dự kiến tổ chức ngày 18/4.
Nhiệt điện Thăng Long đã nhầm cột “kỳ trước” thành “kỳ báo cáo” và ngược lại chuyển lỗ thành lãi trong khi thực tế lỗ hơn 528 tỷ đồng. Đáng nói, điều này xảy ra khi doanh nghiệp này phát hành 2 lô trái phiếu mới, với tổng cộng gần 1.800 tỷ đồng cho thị trường trong nước.
Ngày 27/3, Tập đoàn FWD chính thức công bố bổ nhiệm ông Phương Tiến Minh làm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam (FWD Việt Nam), có hiệu lực ngay từ ngày công bố.
Tại thời điểm cuối năm 2024, SK chú thích phần nắm giữ của SK tại Vingroup được phân loại thành tài sản nắm giữ chờ bán (held for sale). Báo cáo thường niên cũng cho thấy SK không còn nắm giữ cổ phần tại CTCP Tập đoàn Masan nhưng vẫn nắm một số khoản đầu tư.
Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (Hoàng Huy HHS, mã chứng khoán: HHS) vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) thông qua chủ trương tái cấu trúc khoản đầu tư tại công ty liên kết là Công ty Cổ phần Tập đoàn Bất động sản CRV.
CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: mã chứng khoán HPG) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2025. Theo đó, doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu 170.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 15.000 tỷ đồng, lần lượt tăng 22% và 25% so với thực hiện năm 2024.
Ngân hàng BIDV chi nhánh Thành Đô thông báo bán đấu giá lần 5 khoản nợ của Công ty Cổ phần Hằng Hà với tổng dư nợ tính đến hết ngày 31/10/2024 là hơn 730 tỷ đồng.
CTCP Ống thép Việt Đức VG PIPE (mã chứng khoán VGS) vừa thông báo nhận đơn từ nhiệm của ông Lê Minh Hải – Chủ tịch HĐQT. Trước đó không lâu, ông Lê Minh Hải đã chuyển nhượng 8,34 triệu cổ phiếu VGS (tương đương 15% vốn của công ty) cho vợ là bà Nguyễn Thị Thanh Thủy nhằm giảm tỷ lệ sở hữu.
Năm 2025, Năm Bảy Bảy (NBB) đặt mục tiêu khiêm tốn với 404 tỷ đồng doanh thu (tăng 4,4%) và lợi nhuận sau thuế vỏn vẹn 2 tỷ đồng – mức lợi nhuận thấp nhất trong hơn một thập kỷ qua.
CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (HNX: mã chứng khoán SHS) vừa công bố thông báo về việc phát hành hơn 894 triệu cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ thông qua 3 phương án.
CTCP Đường Man là thành viên của Công ty TNHH Hòa Bình (Hòa Bình Group), một tập đoàn đa ngành do ông Nguyễn Hữu Đường sáng lập và nắm giữ 88% vốn điều lệ. Theo đó, doanh nghiệp này chậm trả hơn 200 tỷ gốc, lãi lô trái phiếu DMBOND2017.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?