Theo HoREA, điều 25, điều 26 dự thảo luật Nhà ở (sửa đổi) đã không còn sử dụng các khái niệm gây tranh cãi như "sở hữu nhà chung cư có thời hạn" hoặc "gia hạn thời hạn sở hữu nhà chung cư" như trong các dự thảo luật Nhà ở (sửa đổi) trước đây, nhưng lại thay thế bằng các quy định về "quyền sở hữu nhà chung cư chấm dứt khi có thông báo phá dỡ nhà chung cư" hoặc "UBND cấp tỉnh thông báo về việc phá dỡ nhà chung cư thì quyền sở hữu ghi trong giấy chứng nhận đã cấp cho các chủ sở hữu nhà chung cư không còn giá trị pháp lý" hoặc "xử lý nhà chung cư khi chấm dứt quyền sở hữu".

Thực chất, dự thảo luật Nhà ở (sửa đổi) vẫn giữ quan điểm sở hữu nhà chung cư có thời hạn nên cần phải được tiếp tục xem xét thận trọng các quy định này để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của các quy định pháp luật. Đồng thời đáp ứng đúng nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của đa số người dân mong muốn được sở hữu nhà chung cư không xác định thời hạn gắn liền với quyền sử dụng đất ổn định lâu dài và để cho các chủ sở hữu nhà chung cư yên tâm, không làm phát sinh tâm lý bất an trong xã hội.

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân sống trong các chung cư, HoREA kiến nghị không quy định chấm dứt quyền sở hữu nhà chung cư khi UBND cấp tỉnh thông báo phá dỡ nhà chung cư. Trong trường hợp chung cư được đập đi xây lại, vẫn cần thiết phải quy định xác lập quyền sở hữu đất cho người dân. Điều này nhằm bảo đảm sự phù hợp với Hiến pháp 2013, pháp luật về dân sự, pháp luật về đất đai và phù hợp với tâm tư nguyện vọng của đa số người dân và để cho các chủ sở hữu nhà chung cư yên tâm, không làm phát sinh tâm lý bất an trong xã hội.

HoREA kiến nghị không đưa ra quy định chấm dứt quyền sở hữu khi phá dỡ nhà chung cư
Một khu chung cư cũ tại Hà Nội.

Theo HoREA, hiện nay, cả nước có hơn 4.500 khu nhà chung cư tại các đô thị. Riêng TP HCM có hơn 1.569 khu nhà chung cư với hơn 2.550 tòa nhà (block) với hàng trăm ngàn căn hộ nhà chung cư, trong đó có 474 khu nhà chung cư xây dựng trước 1975.

Nếu các quy định nói trên không được sửa đổi, không những không đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của đa số người dân mua căn hộ nhà chung cư mà còn chưa phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành.

HoREA kiến nghị không quy định chấm dứt quyền sở hữu nhà chung cư khi UBND cấp tỉnh thông báo phá dỡ nhà chung cư. Trong trường hợp chung cư được đập đi xây lại, vẫn cần thiết phải quy định xác lập quyền sở hữu đất cho người dân.

Điều này nhằm bảo đảm sự phù hợp với Hiến pháp 2013, pháp luật về dân sự, pháp luật về đất đai và phù hợp với tâm tư nguyện vọng của đa số người dân và để cho các chủ sở hữu nhà chung cư yên tâm, không làm phát sinh tâm lý bất an trong xã hội.