Hàng giả đang trở thành vấn đề lớn đối với các nhà thiết kế hàng cao cấp trên toàn cầu. Không chỉ làm mất lợi nhuận, rủi ro còn đến với danh tiếng của thương hiệu – đó là lý do tại sao nhiều thương hiệu đang tìm đến các công nghệ mới để bảo vệ sản phẩm, giá trị thương hiệu và người tiêu dùng của mình.

Vì vậy dù đang là đối thủ của nhau, các tập đoàn xa xỉ phẩm như LVMH, Prada và Cartier vẫn đứng chung với nhau để lập nên Aura Blockchain Consortium, một nền tảng blockchain phi lợi nhuận để tạo nên "một bản sao kỹ thuật số" với các sản phẩm của những nhà thiết kế.

Nền tảng này sử dụng công nghệ blockchain, có các tính năng minh bạch và bất biến để đảm bảo rằng người tiêu dùng của các thương hiệu đang mua hàng thật.

bao ve thuong hieu

Thông qua blockchain, Aura tạo ra các mã nhận dạng kỹ thuật số duy nhất cho các sản phẩm xa xỉ và cho đến nay, 20 thương hiệu đã đăng ký trên nền tảng này với hơn 17 triệu sản phẩm được liệt kê. Daniella Ott, tổng thư ký của nền tảng, lưu ý rằng mặc dù các thương hiệu là đối thủ cạnh tranh, “họ đang hợp tác trên công nghệ này để tiến nhanh hơn, theo cách an toàn nhất”.

Để tạo ra “phiên bản số” cho các sản phẩm như giày hoặc túi xách, phần mềm của Aura biên soạn một sổ cái thông tin gồm loại vật liệu và nguồn gốc, địa điểm và thời gian sản xuất cũng như số lượng sản phẩm được tạo ra. Hàng hóa phiên bản số hoạt động như một chứng chỉ xác thực kỹ thuật số, sử dụng thông tin “mã hóa cấp độ ngân hàng” và “không thể làm giả”. Nó có thể được truy cập thông qua trang web hoặc ứng dụng di động và giúp nâng cao “khả năng truy xuất nguồn gốc và sự tin cậy”.

Đầu năm 2022, Aura đã đưa phần mềm lên kho lưu trữ đám mây và cho biết các thương hiệu có thể thêm thông tin sản phẩm mà “không cần có kiến thức về blockchain”. Nó cũng cho phép các thương hiệu quyền kiểm soát thông tin được chia sẻ, cũng như bảo vệ an toàn dữ liệu thương hiệu và người tiêu dùng.

Aura không phải nền tảng duy nhất khi ngày càng nhiều thương hiệu thời trang khác đang tìm đến các công cụ blockchain. Audermars Piguet và Vacheron Constatin cũng đã tham gia vào nền tảng blockchain mã nguồn mở Arianee, trong khi kho lưu trữ ảnh của Karl Lagerfeld đang được xác thực trên nền tảng blockchain công khai của Lukso Network.

Không chỉ các thương hiệu, việc tạo ra các mã xác thực cũng là một yếu tố ngày càng quan trọng đối với những người buôn bán hàng xa xỉ phẩm đã qua sử dụng – một thị trường đang ngày càng nở rộ. Các nền tảng trực tuyến như Hardly Ever Worn It và Vestiaire Collective đều yêu cầu xác thực sản phẩm trước khi bán chúng – một quy trình nhiều bước liên quan đến cả kiểm tra vật lý và kỹ thuật số, Victoire Boyer Chammard, người đứng đầu bộ phận xác thực tại Vestiaire Collective.