Tại sao nhiều người chuyển sang ăn bún gạo lứt?
Bún gạo lứt là gì? Bún gạo lứt khác gì bún trắng?
Bún gạo lứt được sản xuất từ 100% hạt gạo lứt trồng tự nhiên không hoá chất, phẩm màu hay phụ gia bảo quản thực phẩm công nghiệp. Hạt gạo lứt được xay nhỏ thành bột, sau đó nhào với nước, rồi chia nhỏ thành từng sợi, sau đó được trần với nước sôi để chế biến thành món bún tươi.
So với bún trắng, bún gạo lứt có hai ưu điểm như sau:
Thứ nhất, về lượng calo, trung bình 100g bún gạo lứt tươi sẽ chứa khoảng 380 calo trong khi lượng calo trong 100g bún trắng tươi chỉ khoảng 100 calo, theo FatSecret - ứng dụng theo dõi lượng calo trong thực phẩm của Úc, được lập ra từ năm 2007, với khoảng 45 triệu người dùng trên toàn thế giới.
Bún gạo lứt thường có màu đỏ hoặc nâu đặc trưng |
Thứ hai, về giá trị dinh dưỡng, bún gạo lứt có chứa tinh bột nguyên cám giàu vitamin nhóm B, đồng thời mang đến rất nhiều chất xơ tạo cảm giác no lâu, hạn chế sự thèm ăn, phù hợp với những người đang giảm cân. Bản thân lớp cám của gạo lứt đã chứa nhiều canxi, kẽm, sắt,… và các chất chống oxy hoá có lợi cho cơ thể.
Vậy nên khi so với bún trắng thì bún gạo lứt có nhiều dinh dưỡng hơn hẳn. Không chỉ giúp giảm lượng cholesterol, các sản phẩm từ gạo lứt còn được coi là “thực phẩm vàng” giúp phòng ngừa bệnh về tiêu hoá, đái tháo đường và tăng sức đề kháng.
Gạo lứt được coi là “thực phẩm vàng” giúp phòng ngừa bệnh về tiêu hoá, đái tháo đường và tăng sức đề kháng. |
Ngày nay, khi nhu cầu ăn sạch-sống khỏe dần được quan tâm thì bún gạo lứt cũng dần được người tiêu dùng ưa chuộng hơn bởi giá trị dinh dưỡng cao. Với những ai đã quen ăn cơm gạo lứt, bún gạo lứt giúp cho thực đơn của họ trở nên đa dạng hơn với các món ăn được chế biến từ bún như: bún trộn, bún thang, bún gà, bún xào rau củ, bún bò, bún riêu cua... Còn với những ai đã quen ăn bún trắng, việc thay thế bún gạo lứt giúp họ vẫn có thể thưởng thức những món ăn yêu thích của mình với một nguyên liệu giàu dinh dưỡng hơn cho cơ thể.
Hai công thức nấu ăn ngon tuyệt từ bún gạo lứt
1. Bún gạo lứt trộn gà
Nguyên liệu
+ Bún gạo lứt khô: 200g
+ Ức gà: 1 miếng
+ Dưa chuột: 1 quả
+ Cà chua bi: 10 quả
+ Ớt chuông: 1 quả
+ Rau ăn kèm tuỳ chọn
+ Sốt trộn: Giấm, dầu mè, mật ong hoặc đường
Bạn có thể biến tấu món ăn bằng những nguyên liệu có sẵn trong tủ lạnh |
Cách làm
– Chuẩn bị nồi nước sôi, thả bún gạo khô vào luộc khoảng 5-7 phút tùy độ to của sợi bún. Bún chín thì vớt ra rồi đổ luôn vào bát nước lạnh rồi để ráo nước.
– Cắt ức gà thành miếng vuông nhỏ. Ướp gà cùng muối, tiêu, nước mắm và một xíu mật ong rồi xào chín.
– Ớt chuông và dưa chuột thái miếng vuông nhỏ, cắt đôi cà chua.
– Cho 3 thìa giấm gạo, 2 thìa dầu mè, 2 thìa mật ong, xíu muối, tiêu đen vào bát rồi trộn đều
– Cho bún ra đĩa. Thêm rau củ và thịt gà lên trên. Rưới nước sốt trộn đều rồi thưởng thức
2. Bún gạo lứt xào rau củ
Nguyên liệu
+ cà rốt: 1 củ
+ bắp cải: 300g
+ cà chua: 1-2 quả
+ nấm hương: 100g
+ bún gạo lứt: 75 g
+ chanh: 1 quả
+ hạt mè rang
+ dấm: 10ml
+ Dầu ăn, dầu mè
+ Tỏi băm nhỏ, gừng, hành tây, hành tây, ngò
Bún gạo lứt xào rau củ phù hợp với những người ăn chay |
Cách làm
– Thả bún gạo khô vào nồi nước sôi luộc khoảng 2 phút rồi để cho ráo nước.
– Cho tương đen, dấm, hạt mè, dầu mè và một chút mật ong vào bát rồi khuấy đều.
– Cho dầu ăn vào chảo rồi cho hành, tỏi băm vào phi thơm. Cho nấm, bắp cải, cà rốt, cà chua vào đảo cùng. Đổ một phần nước sốt đã pha vào và tiếp tục nấu trong khoảng 3 phút.
– Cho bún gạo lứt và rau vào chảo, đổ hết phần nước sốt còn lại vào và đun khoảng 3 phút rồi tắt bếp.
– Cho bún ra đĩa rắc một chút hành lá và vừng rang lên trên rồi vắt thêm nước cốt chanh, ăn kèm với lạc nếu thích.
Bún gạo lứt là nguyên liệu tuyệt vời cho những ai đang muốn giảm cân, tập gym hoặc đang tìm kiếm chế độ ăn uống lành mạnh. Mùi vị thơm ngon cùng giá thành rẻ của nó xứng đáng để bạn nếm thử một lần.