Công thức bánh đúc nóng - Món quà vặt ấm áp mà giản dị
Bánh đúc nóng - thức quà vặt quen thuộc khi gió đông về |
Có gì hấp dẫn trong một bát bánh đúc nóng?
Đúng như tên gọi của mình, bánh đúc nóng không ăn khi nguội như những “người anh em” của nó mà được thưởng thức khi còn nóng hôi hổi. Bánh đúc nóng được làm từ bột gạo nếp được xay mịn, tạo ra kết cấu vừa mịn màng lại sánh dẻo. Lấy thìa xắn một miếng thấy bột trắng dai, dính lại với nhau lại là đạt chuẩn. Nhân bánh gồm thịt lợn xay xào với mộc nhĩ và hạt tiêu cay cay, ăn cùng chút rau thơm, hành khô tròn vị.
Ngoài phần bánh đúc, nước dùng ăn kèm cũng là phần được quan tâm đặc biệt. Nước mắm chan được pha theo bí quyết riêng của từng gia đình. Tuy vậy, vị chua ngọt thanh thanh là yếu tố bắt buộc để nước mắm chan có thể hoà quyện với các thành phần khác.
Bánh đúc ngon, nhưng nhiều người không dám ăn nhiều vì sợ béo. Ước tính, 100g bánh đúc nóng kèm thịt và nước dùng sẽ chứa khoảng 480 calo. Trung bình một người trưởng thành mỗi bữa sẽ cần khoảng 667 calo, như vậy khoảng 100g bát bánh đúc nóng đã cung cấp lượng năng lượng gần bằng 1 bữa ăn chính.
100g bánh đúc nóng đầy đủ cung cấp năng lượng gần bằng một bữa ăn chính cho người trưởng thành |
Tuy vậy, nếu bỏ qua nỗi lo tăng cân sang một bên thì trong bánh đúc nóng vẫn có rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ. Đầu tiên là phần bánh đúc làm từ bột gạo nếp với rất nhiều protein, vitamin, axit amin, nguyên tố vi lượng và chất xơ. Trong 100g gạo nếp có chứa khoảng 1.2mg sắt, giúp bổ sung thêm sắt cho phụ nữ sau khi sinh và bệnh nhân thiếu máu. Chất xơ trong gạo nếp còn thúc đẩy tiêu hoá, ngăn chứng táo bón, ợ hơi. Việc chứa ít chất béo khiến gạo nếp được lựa chọn cho những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao.
Mộc nhĩ cũng là nguyên liệu được những bệnh nhân khí huyết suy kém hoặc mặc một số bệnh lý tin mạch sử dụng trong các bữa ăn. Ăn mộc nhĩ sẽ giúp những người tăng huyết áp ngăn chặn bệnh tắc hoặc vỡ mạch máu, hạn chế tai biến nhồi máu cơ tim, giúp máu lưu thông toàn thân, giảm lượng cholesterol, đưa máu lên não đầy đủ và duy trì trí nhớ.
Nguyên liệu cho bánh đúc nóng không dùng vôi và hàn the
Dước đây là công thức bánh đúc nóng mềm dẻo mà không cần dùng đến hàn the và vôi cho những ai không kiếm được hoặc e ngại hai nguyên liệu này.
Nguyên liệu
Phần bánh đúc:
● 100g bột gạo
● 100g bột năng
● 600ml nước
● 1/4 muống cà phê muối
● 30ml dầu ăn
Phần thịt xào và nước chấm
● 200g thịt lợn xay
● 10g mộc nhĩ
● 10g nấm hương
● Hành phi
● 50ml nước mắm
● 5 quả chanh
● 2 quả ớt
● 2 củ tỏi
● 100g hành tím
● 30g hành lá
● 50g rau mùi
Cách làm:
Bước 1: Làm bột bánh
- Cho bột gạo, bột năng, muối và nước vào một cái nồi lớn và khuấy đều cho tan hết rồi lọc qua rây phòng ngừa việc bột bị vón cục.
- Để nồi bột nghỉ trong vòng 1 – 1.5 giờ cho bột lắng xuống đáy.
- Khi hỗn hợp bột đã lắng xuống thì đổ phần nước trên mặt đi rồi thêm vào đúng lượng nước đã đổ đi và lại khuấy đều.
- Bắc nồi bột đã ngâm lên bếp và dùng phới khuấy đều, liên tục trên lửa vừa cho đến khi bột bắt đầu đặc sệt lại thì hạ nhỏ lửa và tiếp tục khuấy để tránh bột dưới đáy nồi bị cháy
- Khuấy đến khi thấy nặng tay là bột đã đặc (càng đặc càng hạ nhỏ lửa) và ngả màu trắng đục thì thêm dầu ăn vào rồi khuấy tiếp đến khi bột mịn và hỗn hợp trở nên dính, dẻo, có thể kéo thành sợi.
Bột thành phẩm cần chín trong, có màu trắng đục, không có mùi khét, không còn vị bột sống |
Bước 2: Xào thịt
- Bắc chảo lên bếp, cho chút dầu ăn vào nồi và phi thơm hành lá trên lửa vừa, sau đó cho thịt băm, nấm hương, mộc nhĩ đã sơ chế vào xào và nêm nếm vừa khẩu vị.
Xào chín thịt với nấm hương và mộc nhĩ |
Bước 3: Pha nước mắm
- Pha nước cốt chanh với đường và nước theo tỉ lệ 1: 1: 1. Điều chỉnh lại theo khẩu vị. Từ từ thêm nước mắm tới khi nước chấm có độ mặn như bạn mong muốn. Có thể thêm ớt bếu muốn. Nước mắm đúng chuẩn cần có vị chua cay mặn ngọt vừa phải.
Nước mắm đúng chuẩn cần có vị chua cay mặn ngọt vừa phải. |
Bước 4: Trình bày:
- Múc bột đã nấu chín ra bát, thêm thịt bằm, hành phi và rau mùi lên trên, chan cùng nước mắm chua ngọt.
Món ăn có đủ màu sắc và hương vị phong phú |