Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ra quyết định thu hồi sản phẩm Nước muối Vĩnh Phú trên toàn quốc vì không đáp ứng yêu cầu chất lượng về giới hạn vi sinh vật trong mỹ phẩm.
Nước muối Vĩnh Phúc loại 500ml được rao bán trên website của nhà thuốc Long Châu với giá 12.000 đồng/chai ngày 4/10.
Ngày 30/9, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ra Công văn Số: 9684/QLD-MP về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Cụ thể, theo Công văn ngày 31/8/2022 của Trung tâm kiểm nghiệm Thuốc, Mỹ phẩm, Thực phẩm Đắk Lắk, Phiếu phân tích số L-02/22/MP ngày 31/8/2022 và hồ sơ liên quan báo cáo kết quả kiểm nghiệm sản phẩm Nước muối Vĩnh Phúc (Natri clorid 0,9%) - Chai 500ml (Số lô: 010622 275; HSD: 010625); trên nhãn mẫu thử ghi thông tin: “Số TNCB: 005065/19/CBMP-HCM; Nhà sản xuất: Chi nhánh Công ty CP TM Thiết bị y tế Vĩnh Phúc (59/13E-F-H ấp Tiến Lân 1, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh); Chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường: Công ty CP TM Thiết bị y tế Vĩnh Phúc (23/23-25 Tân Thới Nhất 18, phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP Hồ Chí Minh)”.
Mẫu mỹ phẩm trên do Trung tâm kiểm nghiệm Thuốc, Mỹ phẩm, Thực phẩm Đắk Lắk lấy mẫu tại Công ty cổ phần dược phẩm FPT Long Châu - Nhà thuốc Long Châu 673 (Địa chỉ: Số 41 Lý Tự Trọng, phường Tân An, TP Ban Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk để kiểm tra chất lượng. Mẫu thử không đáp ứng yêu cầu chất lượng về giới hạn vi sinh vật trong mỹ phẩm (chỉ tiêu tổng số vi sinh vật đếm được) theo quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 và Quy định hòa hợp mỹ phẩm ASEAN (Tổng số vi khuẩn đếm được: 1,87.104 CFU/g) trong khi đó theo quy định của ASEAN về vi sinh vật trong sản phẩm mỹ phẩm là =<500 CFU/g đối với sản phẩm dành cho trẻ em dưới 03 tuổi, sản phẩm tiếp xúc với vùng mắt hoặc niêm mạc hoặc =<1000 CFU/g đối với sản phẩm khác.
Do đó, Cục Quản lý Dược thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc lô sản phẩm Nước muối Vĩnh Phúc (Natri clorid 0,9%) - Chai 500ml (Số lô: 010622 275; HSD: 010625); trên nhãn mẫu thử ghi thông tin: “Số TNCB: 005065/19/CBMP-HCM; Nhà sản xuất: Chi nhánh Công ty CP TM Thiết bị y tế Vĩnh Phúc (59/13E-F-H ấp Tiến Lân 1, xã Bà Điểm, H. Hóc Môn, Tp, Hồ Chí Minh); Chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường: Công ty CP TM Thiết bị y tế Vĩnh Phúc (23/23-25 Tân Thới Nhất 18, P. Tân Thới Nhất, Q. 12, Tp. Hồ Chí Minh)”.
Với lý do sản phẩm Nước muối Vĩnh Phúc không đáp ứng yêu cầu chất lượng về giới hạn vi sinh vật trong mỹ phẩm (chỉ tiêu tổng số vi sinh vật đếm được) theo quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm và Hiệp định mỹ phẩm ASEAN.
Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng sản phẩm trên địa bàn ngừng ngay việc lưu thông, sử dụng lô sản phẩm nêu trên, trả về cơ sở cung ứng sản phẩm và tiến hành thu hồi lô sản phẩm nêu trên; kiểm tra, giám sát các đơn vị thực hiện thông báo này; xử lý các đơn vị vi phạm theo quy định hiện hành.
Ngoài ra, Công ty CP - TM thương mại thiết bị y tế Vĩnh Phúc, Chi nhánh Công ty CP - TM TBYT Vĩnh Phúc - Xưởng sản xuất có trách nhiệm gửi thông báo thu hồi tới những nơi phân phối, sử dụng lô sản phẩm nêu trên; Tiếp nhận sản phẩm trả về từ các cơ sở kinh doanh và tiến hành thu hồi toàn bộ lô sản phẩm không đáp ứng quy định. Gửi báo cáo thu hồi lô sản phẩm không đáp ứng quy định về Cục Quản lý Dược trước ngày 31/10/2022.
Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế TP Hồ Chí Minh kiểm tra Công ty CP - TM thương mại thiết bị y tế Vĩnh Phúc, Chi nhánh Công ty CP - TM TBYT Vĩnh Phúc - Xưởng sản xuất trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý mỹ phẩm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm. Giám sát việc thu hồi lô mỹ phẩm không đáp ứng quy định; Xử lý, xử phạt vi phạm theo quy định hiện hành và báo cáo kết quả về Cục Quản lý Dược trước ngày 15/11/2022.
Tiêu chuẩn giới hạn vi sinh vật trong mỹ phẩm là gì?
Tiêu chuẩn giới hạn vi khuẩn, nấm mốc trong mỹ phẩm là văn bản của nhà nước quy định về số lượng tối đa vi khuẩn, nấm mốc không được phép vượt quá trong mỹ phẩm và phương pháp thử để xác định vi khuẩn, nấm mốc trong mỹ phẩm.
Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước rất nhỏ, thường được đo bằng micromet, và phải sử dụng kính hiển vi mới quan sát được. Nó bao gồm vi khuẩn, nấm men v.v… Có thể nói vi sinh vật tồn tại ở khắp nơi trong tự nhiên, trong không khí, trong thực phẩm chúng ta dùng, trong dầu ăn và dầu làm mỹ phẩm, trong đường ruột của chúng ta và trên làn da của chúng ta. Mới đây, các nhà khoa học còn khám phá rằng vi sinh vật cũng tồn tại rất nhiều trong máu của chúng ta, điều mà họ chưa từng ngờ trước đây.
Nếu sử dụng mỹ phẩm có nhiều vi sinh vật và có những loài vi sinh vật có hại thì làn da của chúng ta sẽ trở nên yếu hơn và chức năng bảo vệ cơ thể của làn da sẽ bị hỏng hóc. Chính vì thế, cơ quan quản lý ban hành ra 4 chỉ tiêu này.
Vi sinh vật bị giới hạn trong quy định là những vi sinh vật hiếu khí, tức là những loài mà gặp không khí sẽ phát triển tốt. Người ta không kiểm tra những loài vi sinh vật yếm khí, tức là những loài cứ gặp không khí thì sẽ chết, bởi mỹ phẩm là thứ bôi ngoài da và vi sinh vật yếm khí không sống được một khi đã bôi lên da.
Giới hạn tổng số vi sinh vật đếm được là 500 hoặc 1000 CFU trên 1 gram. CFU là đơn vị tạo thành khuẩn lạc. Nói dễ hiểu thì CFU là một con vi sinh vật sau khi được nuôi cấy, nó không chết mà lại sinh sôi nảy nở thành một cụm vi sinh vật có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Mỗi một con có thể sinh sôi như vậy là một đơn vị CFU. Ở đây người ta sẽ cho một mẫu mỹ phẩm chẳng hạn như kem dưỡng vào một môi trường nuôi cấy vi sinh vật, sau một thời gian họ mang mẫu đấy ra để đếm và xác định xem là, với mỗi gram kem dưỡng đấy thì có bao nhiêu CFU. Nếu với mỗi gram kem dưỡng mà có trên 500 hoặc 1000 (tùy cấp độ an toàn) con vi sinh vật sống và sinh sôi được trong môi trường nuôi cấy thì mỹ phẩm đó không đạt chất lượng và phải thu hồi, tiêu hủy.
Đáng chú ý, nước muối Vĩnh Phúc bị thu hồi vì tổng số vi khuẩn đếm được lên tới 1,87.104 CFU/g, trong khi đó theo quy định của ASEAN về vi sinh vật trong sản phẩm mỹ phẩm là =<500 CFU/g đối với sản phẩm dành cho trẻ em dưới 03 tuổi, sản phẩm tiếp xúc với vùng mắt hoặc niêm mạc hoặc =<1000 CFU/g đối với sản phẩm khác.
Xuất khẩu tôm Việt Nam trong quý I/2025 đạt 939 triệu USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2024. Mức tăng trưởng ấn tượng này đến từ sự phục hồi nhu cầu tại nhiều thị trường lớn, đặc biệt là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và khối CPTPP. Tuy nhiên, phía sau con số lạc quan vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro trước thuế đối ứng của Trump với toàn thế giới và bối cảnh thương mại toàn cầu tiếp tục bất ổn.
Các nhà chế biến thủy sản tại Ấn Độ và Đông Nam Á đang gấp rút lên kế hoạch vận chuyển sản phẩm sang Hoa Kỳ trong khoảng từ ngày 15 đến 20 tháng 5, nhằm đảm bảo hàng đến nơi trước ngày 9 tháng 7 – thời điểm được xem là hạn chót để tránh các mức thuế quan bổ sung do Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump áp đặt.
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 3/2025, xuất khẩu (XK) cá tra sang các thị trường tiếp tục tăng trưởng dương 16%, đạt 182 triệu USD. Lũy kế XK cá tra quý I/2025 đạt hơn 465 triệu USD, tăng 13% so với quý I/2024.
Theo sự điều hành của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h hôm nay (ngày 24/4), các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đồng loạt điều chỉnh giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu.
Lực bán áp đảo trên thị trường năng lượng trong phiên giao dịch hôm qua. Trên thị trường dầu thô thế giới, những thông tin về nguồn cung từ nhóm OPEC+ lan truyền đã gây áp lực lớn khiến giá đảo chiều giảm mạnh.
Theo The Korea Times, các quan chức ngành bán lẻ cho biết ngày càng có nhiều khách du lịch Nhật Bản đến Hàn Quốc mua gạo giữa bối cảnh giá gạo tại Nhật Bản liên tục leo thang,
Sáng 23/4, tiếp tục chương trình của phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026.
Trên thị trường năng lượng, ngoại trừ khí tự nhiên, toàn bộ 4 mặt hàng còn lại trong nhóm đều ghi nhận mức tăng đáng kể sau khi mối quan hệ Mỹ - Iran lại có những dấu hiệu căng thẳng trở lại.
Tại thị trường trong nước, ghi nhận trong sáng nay (23/4), giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên dao động trong khoảng 128.500 - 129.200 đồng/kg, ổn định so với ngày trước đó.
Phiên giao dịch đầu tuần chứng kiến xu hướng phân hóa rõ nét trên thị trường kim loại. Trên thị trường kim loại quý, giá bạc đóng cửa nhích nhẹ 0,16% lên mức 32,52 USD/ounce. Trong khi giá bạch kim quay đầu suy yếu 1,01% xuống còn 967,1 USD/ounce.
Reuters đưa tin, ngày 22/4, Bộ Thương mại Mỹ đã chính thức hoàn tất việc áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với pin và tấm pin mặt trời nhập khẩu từ Malaysia, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
Tại thị trường trong nước, ghi nhận vào sáng nay (21/4), giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên dao động trong khoảng 129.000 - 129.700 đồng/kg, ổn định so với ngày hôm qua nhưng giảm từ 3.500 - 4.000 đồng/kg so với ngày 17/4.
Giá của 4 trên 5 mặt hàng đồng loạt tăng mạnh từ 4-6% so với tuần trước. Trong đó, hai mặt hàng dầu thô cùng tăng khoảng 5% trong bối cảnh thị trường dần thích ứng với các chính sách thuế quan mới của Mỹ.
Sau điều chỉnh của cơ quan quản lý, ngày 17/4, giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường) giảm 350 đồng, xuống 18.850 đồng một lít, thấp nhất 5 năm.
Theo đại lý ô tô và các phân tích trong ngành, nguồn cung xe mới và xe đã qua sử dụng tại Mỹ đang giảm nhanh chóng, khi người tiêu dùng đổ xô mua ô tô và xe tải trước khi giá có thể tăng do thuế quan.
Theo khung giá điện nhập khẩu từ Lào về Việt Nam giai đoạn 2025-2030 được Bộ Công Thương ban hành, mức giá trần cho thủy điện và điện gió là 6,95 USCent/kWh, nhiệt điện than là 7,02 USCent/kWh.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?