Ngành thủy sản toàn cầu đối mặt với rủi ro ngày càng tăng
Ngành thủy sản toàn cầu đối mặt với rủi ro ngày càng tăng

Sự nóng lên toàn cầu đang gây ra sự di cư và xâm lấn của các loài, tảo nở hoa, nhiệt độ nước nóng hơn và mực nước biển dâng cao, tất cả đều là những mối đe dọa hàng đầu đối với ngành nuôi trồng thủy sản và đánh bắt cá của thế giới. Nghiên cứu cho thấy nghề đánh bắt tự nhiên nói chung dễ bị tổn thương hơn trước các yếu tố gây căng thẳng liên quan đến khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ tăng và quá trình axit hóa, trong khi nghề nuôi trồng thủy sản dễ bị ảnh hưởng bởi bệnh tật và tình trạng thiếu oxy hoặc nồng độ oxy thấp.

Nghiên cứu công bố bảng xếp hạng các quốc gia theo 17 yếu tố ảnh hưởng đến ngành thuỷ sản. Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Việt Nam chiếm 45% sản lượng khai thác thuỷ sản toàn cầu và 85% sản lượng nuôi trồng thuỷ sản được coi là các quốc gia có rủi ro cao nhất. Các nước đang phát triển như Bangladesh, Togo và Honduras, có nguy cơ cao nhất vì họ có khả năng thích ứng thấp nhất. Ngay cả các nước phát triển như Mỹ và Na Uy cũng không tránh khỏi các mối đe dọa môi trường được xác định trong nghiên cứu.

Danh sách mức độ tác động đến từng quốc gia một phương tiện quan trọng để phân định tác động của việc thay đổi điều kiện môi trường đối với quần thể khác nhau, vấn đề cần phải được giải quyết trên toàn cầu. Tuy nhiên, các yếu tố môi trường không phân biên giới mà di chuyển theo không khí, nước, các loài, hệ sinh thái với hệ sinh thái. Vì vậy, cần tăng cường hợp tác xuyên biên giới và các chiến lược thích ứng, tăng cường sự tham gia của các bên liên quan trong việc nghiên cứu các vấn đề mà ngành thủy sản phải đối mặt và cùng nhau thực hiện các giải pháp.