Masan đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế có thể đạt 6.500 tỷ đồng
Tập đoàn Masan (Mã chứng khoán MSN) mới công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025. Phiên họp dự kiến được tổ chức trong ngày 25/4 tại GEM Center, TP HCM.
CTCP Tập đoàn Masan (Masan, HoSE: mã chứng khoán MSN) công bố báo cáo tài chính quý I/2025 với lợi nhuận ròng đạt 394 tỷ đồng, tăng gần 279%.
Ngày 24/4, CTCP Tập đoàn Masan (Masan Group, mã: MSN) công bố báo cáo tài chính chưa kiểm toán quý I, ghi nhận doanh thu thuần 18.897 tỷ đồng - tương đương cùng kỳ năm trước, song lãi ròng tăng 279% lên 394 tỷ đồng. Masan cho biết kết quả này đến từ đà tăng trưởng lợi nhuận tại các mảng tiêu dùng – bán lẻ và đóng góp từ việc thoái vốn chiến lược khỏi HCS, dù chi phí tài chính ròng tăng nhẹ.
WinCommerce (WCM) đạt 8.785 tỷ đồng doanh thu - tăng 10,4% so với cùng kỳ, lãi ròng 58 tỷ đồng - đây là quý thứ ba liên tiếp WCM có lãi. Đồng thời, doanh nghiệp này đã quay trở lại tăng tốc mở rộng mạng lưới cửa hàng.
Riêng mô hình WinMart+ Nông thôn ghi nhận tăng trưởng cùng cửa hàng đạt 13,5% so với cùng kỳ. Doanh thu trung bình hàng ngày của mô hình cửa hàng WIN, WinMart+ Nông thôn và WinMart+ Thành thị lần lượt đạt 25,2 triệu đồng, 17,1 triệu đồng và 18,2 triệu đồng, tăng 9,1%, 16,7% và 8,2% so với cùng kỳ.
Tăng trưởng doanh thu của WCM đến từ lưu lượng khách tăng mạnh cho thấy sức hút người tiêu dùng và dư địa mở rộng mạng lưới. Doanh nghiệp của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang nhận định khu vực nông thôn – nơi chiếm hơn 60% dân số Việt Nam sẽ là thị trường tiềm năng trong tương lai. Theo đó, doanh thu trung bình hàng ngày của mô hình WinMart+ Nông thôn đạt 94% so với mô hình WinMart+ Thành thị (tăng từ mức 87% cùng kỳ năm ngoái).
Tính đến tháng 3, WCM đã mở ròng 144 cửa hàng mới, bám sát kế hoạch mở 400–700 cửa hàng trong năm. Hơn 90% số cửa hàng mới tập trung tại miền Bắc và miền Trung – khu vực WCM chiếm thị phần lớn và có lợi nhuận cao.
Masan Consumer (MCH) ghi nhận doanh thu quý I đạt 7.489 tỷ đồng, tăng 13,8% so với cùng kỳ. Kết quả đến từ tăng trưởng ở các ngành hàng như: Gia vị (tăng 15,9%), đồ uống (tăng 8,7%), cà phê (tăng 39,8%), Sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình (tăng 13%) và doanh thu quốc tế tăng 73,2% so với cùng kỳ.
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đông Nam Á tiếp tục là những thị trường đóng góp chủ lực vào doanh thu quốc tế của MCH. Hiện tại thị trường Mỹ chiếm dưới 1% doanh thu của Masan Consumer.
Hàng tồn kho tại nhà phân phối ở mức 19 ngày, tăng nhẹ so với 17 ngày cùng kỳ do áp dụng chính sách bán hàng mới cho kênh khách hàng sỉ.
Từ tháng 3, MCH thử nghiệm các điều khoản thương mại mới nhằm đẩy mạnh bán gộp và ưu đãi cho nhà bán lẻ. Nhiều chiến dịch tái ra mắt sản phẩm đang được triển khai để kích cầu, dự kiến giúp tồn kho quay về mức bình thường, đồng thời giữ tăng trưởng trong quý II.
Trong kỳ, MCH ghi nhận biên lợi nhuận gộp ở mức không đổi so với cùng thời điểm năm ngoái, đạt 46,7%, do cơ cấu danh mục chuyển dịch sang các sản phẩm mới và chi phí nguyên liệu tăng, được bù đắp một phần nhờ chiến lược giá ở một số ngành hàng phụ.
Chi phí khuyến mãi được cắt giảm để tái phân bổ nguồn lực một cách chiến lược vào các hoạt động xây dựng thương hiệu, phát triển kênh có hiệu quả đầu tư cao hơn.
Masan MEATLife (MML) có lãi ròng đạt 116 tỷ đồng trong quý I, và cũng là quý thứ ba liên tiếp có lợi nhuận dương. MML ghi nhận doanh thu 2.070 tỷ đồng trong quý I, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm trước, nhờ tăng trưởng hai chữ số ở cả mảng thịt và chăn nuôi.
Doanh thu mảng thịt tăng 22,5% so với cùng kỳ, theo Masan Group là được thúc đẩy bởi giá heo hơi tăng cao, sự mở rộng trong mạng lưới bán lẻ WinCommerce, tăng trưởng mạnh mẽ của mảng thịt chế biến và các kênh tăng trưởng mới như HORECA cho mảng thịt gà.
Mảng chăn nuôi tăng 14,9% nhờ tăng trưởng 28,1% trong chăn nuôi heo, hưởng lợi từ xu hướng giá heo hơi tăng. Trong khi đó, mảng gà tiếp tục được tái cấu trúc theo định hướng chiến lược của MML.
Mảng thịt chế biến chiếm 36,0% tổng doanh thu của MML trong kỳ, tăng 25,8% so với cùng kỳ. Các thương hiệu Ponnie và Heo Cao Bồi ghi nhận doanh thu hàng tháng đạt 240 tỷ đồng. Các sản phẩm đổi mới tiếp tục là động lực tăng trưởng then chốt khi doanh thu từ nhóm sản phẩm này tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ và đóng góp 28% doanh thu thịt chế biến, so với 7% trong quý I/2024.
MML tiếp tục mở rộng hiện diện tại chuỗi bán lẻ WCM, với doanh số trung bình mỗi ngày trên mỗi cửa hàng tăng 24,9% so với cùng kỳ. Tính đến quý I, MML dẫn đầu danh mục đạm động vật tại WCM với thị phần áp đảo 54% – gấp 5 lần vị trí thứ hai, đồng thời giữ vững vị thế dẫn đầu ở cả mảng thịt tươi và thịt chế biến.
Trong quý I, tổng giá trị heo thịt tăng 11,7% so với cùng kỳ, nhờ sản lượng heo thịt trong kênh B2C tăng và điều chỉnh giá bán để bù đắp chi phí đầu vào tăng cao. Mức tăng này còn đến từ việc gia tăng sử dụng heo thịt trong sản xuất thịt chế biến và tối ưu giá trị từ phụ phẩm thông qua các phát kiến đổi mới trong mảng thịt tươi.
Phúc Long Heritage (PLH) ghi nhận doanh thu thuần 424 tỷ đồng trong quý I, tăng 9,7% so với cùng kỳ nhờ mở rộng cửa hàng mới. Doanh thu từ mảng kinh doanh thực phẩm gồm bánh mì, bánh ngọt, kem và sữa chua tăng mạnh 52,1%. Mảng này có tiềm năng giúp gia tăng giá trị đơn hàng cho PLH. Trong quý I, mảng kinh doanh thực phẩm đóng góp 7,9% vào tổng doanh thu của PLH, tăng 200 điểm cơ bản so với cùng kỳ.
Mạng lưới cửa hàng có ghi nhận mức mở rộng trong kỳ với tổng cộng 184 cửa hàng flagship trên toàn quốc. Phúc Long hiện trong giai đoạn chuyển đổi, tập trung vào tái cấu trúc mô hình thay vì mở rộng nhanh số lượng cửa hàng
Biên EBITDA (Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao) của Phúc Long đạt 19,1% trong quý I nhờ chiến lược giá hiệu quả, ứng phó tốt với áp lực chi phí đầu vào. Lãi ròng quý I tăng gần gấp đôi, mang lại mức tăng 21 tỷ đồng.
Masan High-Tech Materials (MHT) chứng kiến doanh thu tăng 12,% so với cùng kỳ, đạt 1.393 tỷ đồng trong quý I sau khi thoái vốn HCS trong năm 2024. Theo Masan, dù chịu ảnh hưởng từ đợt bảo trì định kỳ trong quý, biên lợi nhuận của MHT cải thiện nhờ chất lượng quặng cao hơn, giá tăng và tác động tích cực từ việc thoái vốn HCS.
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung dẫn đến việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu kim loại chiến lược, đẩy giá tăng mạnh. Giá bismuth tăng gần 6 lần từ đầu năm; tungsten và đồng cũng tiếp tục tăng do thiếu hụt nguồn cung và nhu cầu công nghiệp cao. Lãnh đạo Masan Group nhận định đây là cơ hội lớn cho MHT, đồng thời khẳng định vai trò chiến lược của công ty như một nguồn cung ngoài Trung Quốc.
"Theo thông tin mới nhất về thuế đối ứng của Mỹ, các sản phẩm của MHT không bị áp thuế từ Việt Nam, giúp doanh nghiệp duy trì sự ổn định và tăng trưởng bền vững trong bối cảnh địa chính trị phức tạp và nhu cầu khoáng sản chiến lược tăng cao", phía Masan Group cho hay.
Techcombank (TCB) – công ty liên kết của Masan, đóng góp 1.177 tỷ đồng EBITDA trong quý I, giảm 4,3% so với cùng kỳ.
Năm nay, Masan dự kiến doanh thu hợp nhất đạt 80.000 - 85.500 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 7 - 14%. Trong khi lãi ròng đặt mục tiêu 4.875 - 6.500 tỷ đồng, tăng 14 - 52%. Mục tiêu này tuỳ các kịch bản thị trường và điều kiện kinh tế vĩ mô.
Lãnh đạo Masan kỳ vọng tác động trực tiếp từ thuế quan Mỹ không đáng kể lên hoạt động của công ty. Thị trường Mỹ đóng góp dưới 1% doanh thu của MCH, các sản phẩm chủ lực của MHT hiện không bị áp thuế.
Masan cho biết đang theo sát diễn biến và chủ động triển khai chiến lược giá một cách linh hoạt bám sát tình hình thực tế và cấu trúc danh mục sản phẩm phù hợp để giảm thiểu bất kỳ tác động nào đến tâm lý tiêu dùng.
Phía Masan Group đánh giá trong kịch bản thuế quan tăng cao, dù xuất khẩu và FDI có thể chịu áp lực, các biện pháp kích cầu trong nước sẽ đóng vai trò hỗ trợ. Các ngành cốt lõi như hàng tiêu dùng thiết yếu và bán lẻ thực phẩm phục vụ nhu cầu hằng ngày được kỳ vọng duy trì sức chống chịu tốt. Bên cạnh đó, tiêu dùng ngoài gia đình có thể chịu sức ép khi người tiêu dùng ưu tiên bữa ăn tại nhà và cắt giảm chi tiêu không thiết yếu.
"Trong bối cảnh này, các nhà bán lẻ có lợi nhuận, dòng tiền mạnh và tập trung vào nhu cầu thiết yếu như WCM có lợi thế nắm bắt thị phần. Việc ứng dụng công nghệ và chiến lược thương mại tập trung sẽ giúp tận dụng quy mô để gia tăng giá trị cho người tiêu dùng, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh.
Ngoài ra, giá nguyên liệu đầu vào như lúa mì, cà phê và dầu cọ đang giảm, giúp giảm áp lực chi phí và tạo dư địa để MCH tái đầu tư mở rộng thị phần", thông báo phía Masan Group cho hay.
Tập đoàn Masan (Mã chứng khoán MSN) mới công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025. Phiên họp dự kiến được tổ chức trong ngày 25/4 tại GEM Center, TP HCM.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025 tổ chức sáng ngày 24/04, ban lãnh đạo CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (HOSE: mã chứng khoán DXS) đặt mục tiêu lãi ròng 2025 gấp gần 3 lần năm trước, cùng 4 nhiệm vụ trọng tâm để đón chu kỳ tăng trưởng mới, dự quý IV sẽ niêm yết Regal Group.
Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định số 46 /QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Tổng hợp Thế giới Xanh do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.
Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank, mã chứng khoán KLB - UPCoM) vừa công bố tài liệu đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2025 diễn ra vào ngày 25/5, với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 1.379 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HoSE: mã chứng khoán VCB) mới đây đã thông báo về việc ông Trịnh Ngọc An – Thành viên Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2023 – 2028 – nộp đơn xin từ nhiệm vì lý do cá nhân.
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) vừa công bố kết luận thanh tra đối với Tổng công ty CP Bảo hiểm Hàng không (VNI), trong đó, phát hiện loạt sai phạm như: có hồ sơ hơn 600 ngày mới được thanh toán bảo hiểm, quyền lợi hơn 100 triệu đồng nhưng chỉ bồi thường 30 triệu đồng...
Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (mã chứng khoán HAH : HoSE) vừa công bố văn bản báo cáo về ngày trở thành cổ đông lớn, nhà đầu tư nắm giữ từ 5% trở lên cổ phiếu của công ty.
Lợi nhuận quý I/2025 của Công ty CP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam chủ yếu đến từ việc chuyển nhượng dự án Vinhomes Global Gate.
CTCP Chứng khoán APG (HoSE: APG) mới đây đã công bố cập nhật sửa đổi tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2025 dự kiến tổ chức vào ngày 25/4 tới đây.
Theo Reuters, Intel đang chuẩn bị thực hiện đợt cắt giảm nhân sự lớn nhất trong lịch sử, với kế hoạch sa thải hơn 21.000 nhân viên.
Chiều 23/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp bà Susanna Campbell – Chủ tịch Tập đoàn SYRE (Thụy Điển) và Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Johan Ndisi. Tại buổi tiếp, bà Campbell cho biết SYRE dự kiến đầu tư tổ hợp tái chế vải polyester trị giá khoảng 1 tỷ USD tại tỉnh Bình Định.
Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: mã chứng khoán HSG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2 niên độ tài chính (NĐTC) 2024 - 2025 (từ ngày 01/01/2025 đến ngày 31/3/2025).
Trừ đi chi phí, lãi trước thuế quý I/2025 của Gelex đạt 646 tỷ đồng, tăng 68% so với quý I/2024.
Theo công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 của PNJ, với doanh thu thuần đạt 9.635 tỷ đồng, giảm 23,5% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế giảm hơn 8% so với quý I/2024 xuống mức 678 tỷ đồng. Sau 3 tháng đầu năm, công ty đã hoàn thành 35% kế hoạch lợi nhuận đề ra.
Trong năm 2025, Công ty cổ phần Tập đoàn YeaH1 (mã: chứng khoán YEG) đề ra kế hoạch doanh thu 1.300 tỷ đồng, tăng 26,7% và lợi nhuận sau thuế 140 tỷ đồng, tăng 14,2% so với 2024. Con số lợi nhuận 140 tỷ đồng là con số cao thứ 2 trong lịch sử niêm yết của doanh nghiệp kể từ năm 2018.
Từ ngày 20/4/2025, SAGS sẽ chính thức chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ mặt đất tại Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho Hãng hàng không Vietjet Air.
Ngân hàng TMCP Tiên Phong - TPBank vừa cập nhật thông tin thay đổi về cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên của ngân hàng. Đáng chú ý, PYN Elite Fund đã không còn là cổ đông nắm giữ trên 1% vốn của TPBank.
CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HoSE: mã chứng khoán VND) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2025 lợi nhuận giảm gần 40% do doanh thu môi giới lao dốc và chi phí tự doanh tăng mạnh.
Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (mã chứng khoán VHC: HOSE) bổ sung tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Đại hội dự kiến tổ chức ngày 24/4 tại TP HCM.
Theo tài liệu họ ĐHCĐ năm 2025, Địa ốc Hoàng Quân đặt mục tiêu đạt doanh thu 1.000 tỷ đồng, đặt mục tiêu hoàn thành tối thiểu 5.000 căn nhà ở xã hội (NOXH) trong năm.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định số 62/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Phát triển Đô thị Dầu khí, có địa chỉ tại 131 Trần Hưng Đạo, phường An Phú, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?